Quan niệm tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trên thế giới thời cậ n-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 83 - 96)

2.1. Quan niệm về nhà nƣớc pháp quyền trên thế giới

2.1.2. Quan niệm tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trên thế giới thời cậ n-

quyền như một hình thức thể hiện trình độ phát triển của dân chủ, của quyền lực nhân dân. Nhà nước pháp quyền trở thành một hình thức lý tưởng, một mục tiêu mà các xã hội văn minh tức là xã hội công dân phải hướng tới. Vai trò của pháp luật cũng cần được chú ý tới với điều kiện cội nguồn của pháp luật đó không phải là nhà nước mà là xã hội công dân như sự thể hiện của chủ quyền nhân dân.

2.1.2. Quan niệm tiêu biểu về nhà nước pháp quyền trên thế giới thời cận - hiện đại hiện đại

Lịch sử tư tưởng về nhà nước và pháp luật cho thấy rằng, mặc dù xuất hiện khá sớm, song phải đến khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển, vấn đề nhà nước, pháp luật, quyền lực, pháp quyền mới được tập trung giải quyết về mặt lý luận một cách khoa học. Không phải ngẫu nhiên mà chính vào khoảng thời gian này, khái niệm và lý thuyết “nhà nước pháp quyền” mới ra đời và nhanh chóng trở thành một trọng điểm nghiên cứu của giới lý luận, thu hút sự quan tâm của các lực lượng chính trị.

Những nghiên cứu về nhà nước pháp quyền trong thời cận - hiện đại được triển khai đồng thời trên cả ba hướng nghiên cứu vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Trước hết, chúng tôi khảo sát quan điểm của bốn nhà tư tưởng lỗi lạc là Môngtexkiơ, Rútxô, Cantơ và Hêghen, những người đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nền tảng triết học cho lý thuyết “Nhà nước pháp quyền” phương Tây.

Môngtexkiơ, với tác phẩm Tinh thần pháp luật trứ danh, đã tập trung nghiên cứu vấn đề sự phân chia và mối quan hệ vừa kiềm chế, vừa ràng buộc lẫn nhau giữa các quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp và tương ứng với nó về mặt cấu trúc bộ máy nhà nước là Quốc hội - Chính phủ và Toà án. Theo Môngtexkiơ, “để tạo ra một nền cai trị vừa phải, người ta kết hợp các sức mạnh, điều chỉnh nó, ức chế nó và làm cho nó vận động, như là dùng một vật đối trọng cho lực này để hạn chế lực khác”[84, tr. 73]. Theo ông:

“Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên lão thì sẽ không còn gì là tự do nữa... Cũng sẽ không còn gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán đối với quyền sống và quyền tự do của công dân; ... Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết” [84, tr. 101].

Như vậy, phương án mà Môngtexkiơ đề xuất nhằm đảm bảo các quyền tự do của con người là tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập, với tinh thần cơ bản là “quyền lực hạn chế quyền lực”. Điểm đặc sắc trong tư tưởng của Môngtexkiơ ở đây là: để có một nhà nước trong sạch, hiệu quả, bảo vệ được các quyền cơ bản của con người, thì vấn đề không phải ở chỗ ai là chủ thể của quyền lực, mà là ở chỗ quyền lực ấy được tổ chức như thế nào. Trên cơ sở nhận thức được bản chất của quyền lực, Môngtexkiơ đã lợi dụng chính quyền lực để hạn chế mặt trái của nó. Đây là tư tưởng về nhà nước bị hạn chế từ bên trong.

J.J. Rútxô, với tác phẩm Bàn về Khế ước xã hội, lại tập trung bàn về cội nguồn của quyền lực nói chung và của quyền lực nhà nước nói riêng. Quan điểm có tính chất xuất phát của Rútxô là: “lực không làm nên quyền, và người ta chỉ bắt buộc phải phục tùng khi mà sức mạnh đã thành hợp pháp”[110, tr. 34]. Từ đó ông cho rằng: “không ai tự nhiên có quyền uy đối với đồng loại, thế mà lực thì không sinh ra quyền: vậy chỉ có những công ước (convention) là có thể làm cơ sở cho mọi quyền uy chính đáng giữa người với người mà thôi”[110, tr. 35]. Cuối cùng, ông rút ra kết luận quan trọng nhất:

“Thực chất của công ước xã hội là:

Mỗi người chúng ta đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận tách rời của toàn thể.

Hành vi liên kết sẽ tạo nên một cơ thể tinh thần chung, gồm bao nhiêu thành viên thì có bấy nhiêu tiếng nói trong một hội đồng; mỗi thành viên nhận được sự nhất trí của mình trong hành vi liên kết đó, họ tìm thấy cái tôi tập thể, tìm thấy cuộc sống và ý chí của mình trong tập thể! Con người công cộng được hình thành với tất cả mọi người khác. Ngày xưa con người công cộng ấy được gọi là thành bang, ngày nay chúng ta gọi nó là “nước cộng hoà” hoặc “cơ thể chính trị”. Mỗi thành viên ở thế thụ động thì gọi con người công cộng đó là “nhà nước”, ở thế chủ động thì gọi nó là “quyền lực tối cao”. Khi đối sánh với đồng loại thì con người công cộng đó được gọi là “quyền lực”. Về phần các thành viên, họ lấy một tên chung là “dân chúng”; mỗi người riêng lẻ thì gọi là “công dân” trong khi họ tham gia vào quyền lực tối cao; hoặc gọi là “thần dân” trong khi họ phục tùng quyền lực nhà nước”[110, tr. 42].

Quan niệm của Rútxô như trên đã phân tích một cách biện chứng quá trình chuyển hoá giữa các yếu tố cá thể - quyền lực - nhà nước xoay quanh hành vi liên kết được điều khiển bởi một ý chí tối cao chung được gọi là công ước (khế ước) xã hội. Như vậy, Rútxô hy vọng dùng cái gọi là “ý chí chung” để hạn chế, kiểm soát nhà nước. Nói cách khác, Rútxô đã đề xuất tư tưởng về nhà nước bị hạn chếtừ bên ngoài. Rútxô cũng như Môngtexkiơ đã tiếp nối và phát triển những mầm mống tư tưởng về hạn chế quyền lực nhà nước đã được đề xuất từ thời cổ đại. C. Mác, khi đánh giá quan niệm này của Rútxô, đã vừa đề cao nó như một bước phát triển mới của tư duy nhân loại khi suy tư về vấn đề nhà nước, lại vừa đồng thời chỉ ra tính chất ngây thơ của nó khi muốn dựa vào một ý chí chung để tổ chức xã hội trong điều kiện xã hội phân chia thành giai cấp.

Sau Môngtexkiơ và Rútxô, những tên tuổi vĩ đại khác như Cantơ, Hêghen cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lý giải vấn đề nhà nước.

I. Cantơ đã đẩy nghiên cứu về nhà nước pháp quyền tiến lên một bước dài với việc đề xuất quan niệm: “nhà nước pháp quyền (nước cộng hoà) không phải là hiện thực kinh nghiệm mà là cấu trúc (mô hình) lý luận - tư tưởng cần phải được

tuân thủ như sự đòi hỏi của lý trí và mục đích nỗ lực của con người trong tổ chức thực tế của đời sống pháp luật - nhà nước”[133, tr. 12]. Nhà nước pháp quyền từ đây không còn được hiểu đồng nhất với một mô hình nhà nước hiện thực, mà được hiểu với tính cách là một khái niệm phản ánh bản chất của một trình độ phát triển cao của nhà nước hiện thực.

G.V.Ph. Hêghen, trong nhiều tác phẩm của mình, nhất là trong tác phẩm

Triết học pháp quyền, đã có những cống hiến không nhỏ đối với lý luận về nhà nước pháp quyền, đặc biệt là về phương pháp nghiên cứu biện chứng. Sự phê phán triệt để triết học pháp quyền của Hêghen đã đóng vai trò quan trọng giúp Mác xây dựng quan điểm duy vật lịch sử về nhà nước, đảo ngược chuỗi vận động biện chứng duy tâm của Hêghen: từ ý niệm pháp quyền tha hoá thành nhà nước hiện thực và tiếp đó quy định toàn bộ các tính chất của xã hội công dân. Công lao của Hêghen ở đây là đã chứng minh (dưới hình thức duy tâm) quá trình chuyển hoá biện chứng giữa nhà nước chính trị và xã hội công dân như là những mặt đối lập xoay quanh một lực lượng có sức mạnh khách quan (quy luật - hay cái mà Hêghen gọi là ý niệm tuyệt đối).

Điểm chung giữa các nhà tư tưởng tư sản tiêu biểu nói trên khi bàn về vấn đề nhà nước nói chung, nhà nước pháp quyền nói riêng là đều gắn vấn đề nhà nước với trình độ phát triển tự do của con người, tuy rằng, quan điểm duy tâm hoặc duy vật không triệt để đã không thể đưa họ đến được những kết luận thật sự khoa học về nhà nước.

Những trình bày ở trên sẽ giúp chúng ta có thêm căn cứ đi vào nghiên cứu những quan niệm về nhà nước pháp quyền được đề xuất ở một số trung tâm lý luận lớn của Châu Âu.

* Tƣ tƣởng Nhà nƣớc pháp quyền ở Đức

Như đã nói đến ở trên, Robert Fon Mohn và Karl Teodor Valker, vào nửa đầu thế kỷ XIX, là những người đầu tiên sử dụng khái niệm “nhà nước pháp quyền” - “Rechts Staat”. Các ông đã vạch ra tiêu chuẩn của nhà nước pháp quyền, bao gồm: (1) Tính tối cao của pháp luật; (2) Sự bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp

luật. Theo các ông, mục đích của nhà nước pháp quyền là: “Làm thế nào tổ chức được đời sống chung của nhân dân sao cho mỗi một thành viên trong đó nhận thức được sự giúp đỡ và khuyến khích sự phát triển tự do tối đa và toàn diện năng lực tổng hợp của mình”[133, tr. 16].

Các luật gia người Đức như R. Iering, G. Ellinec, v.v., những đại biểu của thuyết Nhà nước tự hạn chế quyền lực, thì cho rằng: “nhà nước pháp quyền là nhà nước tự hạn chế quyền lực của mình không cần dựa vào ý chí của nhân dân”[133, tr. 32].

Khác với các nhà lý luận trên, Ph. Stal (1802-1861), một đại biểu thuộc

trường phái bảo thủ về nhà nước pháp quyền, lại khẳng định:

“Nhà nước cần phải trở thành nhà nước pháp quyền - đó là phương châm của thời đại. Nhà nước cần phải xác định chính xác phương hướng và giới hạn hoạt động của mình cũng như phạm vi tự do của công dân thông qua pháp luật như sự bảo đảm bất khả xâm phạm. Nhà nước cần phải thực hiện những tư tưởng đạo đức trong giới hạn của lĩnh vực pháp luật, trong bất cứ trường hợp nào cũng không vượt ra khỏi giới hạn đó”[133, tr. 17-18].

Đây thực chất là sự khẳng định về địa vị tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội. Thậm chí, Ph. Stal còn cho rằng, bản chất của nhà nước pháp quyền là “không phải xác định mục tiêu và nội dung của trật tự pháp luật nhà nước, mà chỉ xác định phương thức thực hiện những mục tiêu và nội dung đó”[133, tr. 17-18].

A. Blankenagel, một nhà lý luận nổi tiếng về nhà nước pháp quyền của Đức, đã tán đồng việc đặc biệt đề cao vai trò của pháp luật đối với nhà nước và trong đời sống xã hội như một dấu hiệu đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Theo ông, nhà nước pháp quyền, đó là một kiểu nhà nước có quyền lực xây dựng trên cơ sở pháp luật, bị hạn chế bởi pháp luật và được thực hiện thông qua pháp luật. Nói đến nhà nước pháp quyền là phải nói về sự tương quan giữa hình thức pháp luật và nội dung pháp luật, về tổ chức quyền lực nhà nước (thuyết phân quyền), về việc các yếu tố của nhà nước pháp quyền đều phải tuân thủ nguyên tắc tổ chức đó. Ông đề xuất bốn

nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền: thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm các quyền và tự do cơ bản; thứ hai, nguyên tắc tính chất tương đối; thứ ba, nguyên tắc về sự bình đẳng trước pháp luật; và thứ tư, nguyên tắc bảo vệ niềm tin của công dân. Một nhà nước thực sự được coi là nhà nước pháp quyền khi nó được xây dựng trên bốn tiền đề cơ bản sau: Ban hành các quy phạm đúng; Loại trừ hậu quả của những hành vi trái luật; Phòng ngừa hay trừng phạt; Hành vi và lợi ích. Ở đây, chúng ta thấy rằng, mặc dù là người nghiên cứu nhà nước pháp quyền trên cơ sở mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, song A. Blankenagel cũng đồng thời mở rộng những nghiên cứu của mình sang mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, và vì thế đã góp phần làm phong phú hơn quan niệm về nhà nước pháp quyền.

A. Albrecht, một đại biểu khác của lý luận nhà nước pháp quyền Đức tiếp tục khẳng định tiêu chuẩn tuyệt đối và tối cao của nhà nước pháp quyền là tính tối cao của pháp luật. Điều đáng lưu ý trong lý luận nhà nước pháp quyền của ông là đã tiến hành phân tích và so sánh nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội. Theo ông, nhà nước pháp quyền với tính cách là nhà nước pháp quyền tư sản xác định trách nhiệm của nhà nước xuất phát từ chỗ cho rằng, trong phạm vi của trật tự xã hội bảo đảm tự do của con người thì tự do của con người chỉ có thể dựa vào nỗ lực riêng của con người; còn nhà nước pháp quyền xã hội dựa trên cơ sở của sự định hướng tới tự do một cách phiến diện, trên cơ sở cho rằng, trong xã hội công nghiệp hạn chế khả năng phát triển tự do của cá nhân cho nên cần phải tăng cường trách nhiệm của nhà nước đối với sự phát triển của cá nhân. Có thể thấy rằng, tiêu chí so sánh nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội là vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của cá nhân trên cơ sở khả năng thực hiện quyền tự do của con người trong xã hội. Đây có thể coi là một cách lý giải khác về vấn đề vốn rất được giới nghiên cứu về nhà nước ở phương Tây quan tâm: vấn đề hạn chế quyền lực nhà nước.

Mặc dù có những khác biệt nhất định trong lý giải nhà nước pháp quyền và vai trò của nhà nước pháp quyền đối với sự phát triển của xã hội và tự do của con

người, song nói chung các nhà lý luận về nhà nước pháp quyền của Đức đều tin tưởng vào tương lai phát triển của nhà nước pháp quyền. Họ cho rằng:

“Tư tưởng nhà nước pháp quyền đáp ứng ý thức hiện sinh của con người hiện tại (ý chí vươn tới tự do) và với tính cách là một tư tưởng xuất hiện và tồn tại trong xã hội, nơi mà giá trị tinh thần, khoa học, kỹ thuật, văn nghệ được coi là giá trị chung nhất, nó đáp ứng ý chí chung tiến tới một hệ thống chính trị có khả năng tạo điều kiện cho sự phát triển văn hoá không hạn chế thông qua hợp tác xã hội”[133, tr. 66].

* Tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền ở Pháp

Trong lịch sử, mặc dù khái niệm “Nhà nước pháp quyền” - “Etat de droit” - ít được sử dụng trong các nghiên cứu về nhà nước và pháp luật ở Pháp, song những vấn đề có liên quan trực tiếp đến nhà nước pháp quyền thì lại được bàn luận khá sôi nổi. Có thể nêu ra ở đây một số quan niệm tiêu biểu.

B. Konstan (1767 - 1830), luật gia Pháp thời Phục Hưng, trong khi các nhà lý luận khác của giai cấp tư sản đang say sưa ca ngợi chủ quyền tối thượng của nhân dân như một thành quả vĩ đại mà cách mạng tư sản mang tới cho nhân loại, đã khẳng định rằng: chủ quyền của nhân dân cũng có giới hạn. Đây là một sự cảnh báo cần thiết về nguy cơ của tình trạng vô chính phủ hoặc lạm dụng pháp luật để thực hiện các lợi ích đi ngược lại lợi ích của cộng đồng. Ông viết:

Trên trái đất không có thứ quyền lực nào không bị hạn chế - cho dù đó là quyền lực của nhân dân, của những người gọi mình là đại diện của nhân dân, dù đó là quyền lực của luật biểu thị ý chí của nhà vua hay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 83 - 96)