Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tái cấu trúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 66 - 71)

Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT

3.2. Đẩy mạnh tái cấu trúc nhằm phát huy hiệu quả doanh nghiệp

3.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tái cấu trúc

nghiệp nhà nước.

Trải qua quá trình phát triển của mình, DNNN bên cạnh những thành tựu đã đạt được, là vô vàn những hạn chế cần phải khắc phục. Với vai trò là Đảng lãnh đạo, cầm quyền, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã kịp thời nhận thức đươc những hạn chế còn tồn tại, đồng thời nhanh chóng tìm ra các biện pháp khắc phục.

Ngay từ Đại hội VI, quan điểm đổi mới, tái cấu trúc các DNNN đã được nhắc đến và liên tục được bổ sung quán triệt trong các kì Đại hội tiếp theo. Nội dung đổi mới, tái cấu trúc DNNN được xem là vấn đề trọng tâm, cốt lõi mang tính chiến lược trong đổi mới kinh tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Hội nghị TW 6 (khóa VI) đã có bước phát triển đột phá, định hướng đúng vai trò của các thành phần kinh tế. Trong nền kinh tế quốc dân do Nhà nước hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết với kinh tế quốc doanh nắm những vị trí then chốt, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật; cần xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối xử không đúng với các hình thức độc quyền kìm hãm xu thế ấy. Kinh tế quốc doanh cần có lực lượng đủ sức chi phối thị trường, song không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành nghề; những ngành nghề, loại hoạt động nào mà kinh tế hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân có thể làm tốt, có lợi mà nền kinh tế thì tạo nên điều kiện cho các loại hình kinh tế ấy phát triển [22; tr.47].

Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: Tiếp tục đẩy mạnh quá trình cấu trúc, đổi mới các doanh nghiệp hiện có. “DNNN… phải không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng,… làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế” [23. tr.19].

Hội nghị lần thứ 3 BCH khóa IX đã ra nghị quyết “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN”, coi đó là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài với nhiều khó, khăn phức tạp mới mẻ”. Nghị quyết chủ trương phải kiên quyết điều chỉnh để DNNN có cơ cấu hợp lý, chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo chế độ công ty, đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN những doanh nghiệp mà số vốn nhà nước chiếm dưới 100%. Đối với một số ngành, lĩnh vực sản phẩm, quan trọng không biến nhà nước thành độc quyền

doanh nghiệp, phân biệt rõ chức năng của cơ quan quản lý nhà nước với chức năng điều hành sản xuất của doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011 đã nhấn mạnh cải cách thể chế là một trong ba đột phá chiến lược. Tuy nhiên, về cải cách thể chế liên quan tới các tập đoàn và DNNN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11 chưa cụ thể hóa, mà duy trì các định hướng khái quát: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối. Phân định rõ quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế

quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp” [20; tr.11].

Từ giữa năm 2011, mối quan tâm tới tái cơ cấu tập đoàn và DNNN tăng dần. Ngày 10/10/2011, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông báo chủ trương tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế, trong đó có nội dung “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế” [87]. Mặc dù vậy, các văn kiện của Đảng ban hành trong các năm 2011-2012 chưa cụ thể hóa nội dung chi tiết của chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế. Đến cuối năm 2012, định hướng của Đảng về tái cấu trúc các tập đoàn và DNNN mới được thể hiện rõ hơn trong Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN”. Kết luận này đưa ra 08 định hướng về tái cấu trúc các tập đoàn và DNNN, trong đó có thể nhấn mạnh 06 định hướng rõ ràng dưới đây: (i) Thoái vốn: “sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước”, (ii) Quản trị tiên tiến: “áp dụng chế độ quản trị tiên

tiến phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch trên cơ sở mở rộng diện niêm yết trên thị trường chứng khoán”; (iii) Minh bạch chức năng điều tiết chính sách: “chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp phải được đổi mới và thay thế bằng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, được hạch toán theo cơ chế thị trường”; (iv) Kết thúc thí điểm tập đoàn: “kết thúc việc thực hiện chủ trương thí điểm tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xét chuyển một số tập đoàn KTNN thành tổng công ty. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn phải được cơ cấu lại; được kiểm toán hàng năm; tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm tra của đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là trong việc phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; (v) Tăng trách nhiệm của các hội đồng quản trị: “nêu cao vai trò và trách nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và ban thường vụ đảng ủy”. (vi) Thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước: “nghiên cứu hình thành tổ chức thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN. Trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu DNNN cấp trên của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên mà không trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.

Về phía Nhà nước, sau 2 năm thực hiện Kết luận của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 3 Khóa XI, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tự xây dựng các đề án tái cơ cấu thành phần để trình phê duyệt. Cho đến cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 03 đề án tái cấu trúc thành phần và Đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế [6]. Trong số các Đề án này, liên quan đến tái cơ cấu tập đoàn và DNNN, ngày 17/7/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn, tổng

công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cơ cấu lại DNNN hợp lý hơn, tập trung vào ngành then chốt, nâng cao năng lực cạnh tranh, cung ứng các dịch vụ công ích thiết yếu. Các đề án này là văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, song về pháp lý chưa phải là văn bản quy phạm có giá trị pháp lý ràng buộc cao như các đạo luật, nghị quyết của Quốc hội hay các nghị định.

Như vậy, thông qua các các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và các nghị định, chỉ đạo của Chính phủ về cải cách và tái cơ cấu DNNN. Chúng ta có thể khái quát những quan điểm chính xuyên suốt quá trình cải cách, đổi mới DNNN từ trước đến nay và những nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là các TCT, TĐKT phải quán triệt các quan điểm chính sau:

Thứ nhất, chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông

qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó công cụ quang trọng là DNNN có xu hướng lâu dài là Nhà nước giảm điều hành quá trình kinh tế cụ thể, tập trung thực hiện chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm dịch vụ công)

Thứ hai, tái cơ cấu không phải là hạn chế, làm giảm vai trò mà phải làm

cho DNNN mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của nền kinh tế nhà nước, góp phần để kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; quá trình tái cơ cấu phải quán triệt thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng.

Tóm lại, trong giai đoạn từ năm 2001 – 2015, Đảng và Nhà nước ta đã

liên tục ban hành nhiều chỉ thị và nghị quyết quan trọng về tái cơ cấu DNNN. Những quan điểm của Đảng nêu trên đã đề cập được những vấn đề căn bản, cốt lõi về thực trạng tồn tại của DNNN ở Việt Nam hiện nay, bước đầu đã được xây dựng được những định hướng cơ bản về quá trình tái cấu trúc DNNN. Tuy nhiên, do sự tồn tại của các yếu tố khách quan, những tồn tại về mặt thể chế, điều kiện kinh tế xã hội chưa cho phép, nên một số giải pháp, định hướng đó tạm thời chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Vì vậy,

trong thời gian tới Đảng và Nhà nước cần có nhiều bước tiến quan trọng hơn, tiếp tục nghiên cứu các phương hướng, đề án để bổ sung, điều chỉnh các chính sách về tái cơ cấu DNNN nhà nước theo hướng hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)