Những thành tựu của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 57 - 60)

Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT

3.1.1. Những thành tựu của doanh nghiệp nhà nước

Các DNNN ở Việt Nam kể từ khi hình thành và phát triển cho đến nay đã đóng góp được nhiều thành tựu quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Đặc biệt là giai đoạn chuyển giao thiên niên kỷ mới cho đến nay, khi Việt Nam bước vào thời kì hội nhập, giao lưu kinh tế quốc tế, các DNNN đã thể hiện được vai trò tiên phong của mình xứng đáng là một chủ thể hàng đầu trong thành phần kinh tế nhà nước. Đảm bảo cho thành phần kinh tế nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. DNNN góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trên các mặt sau:

Một là, DNNN đã phát huy được vai trò là một công cụ kinh tế, một lực lượng quan trọng của nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mình.

Với nền kinh tế chậm phát triển, tập trung sản xuất rất thấp, hệ thống kinh doanh nhỏ, phân tán, ít vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu như nước ta, muốn thoát khỏi tình trạng trên và hội nhập vào trào lưu phát triển hiện đại cần phải lựa chọn chiến lược và những giải pháp để phát triển DNNN. Ở đây, việc lựa chọn này không phải mang tính chủ quan, mà có sự quy định của bản thân nền kinh tế và bản thân chế độ chính trị. Vì DNNN có những ưu thế tuyệt đối ở thời kì quá độ của sự phát triển, các ưu thế của DNNN thể hiện ở chỗ khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới tiên tiến, và có cơ hội hội nhập với nền kinh tế thế giới, những ưu thế này khiến cho DNNN trở thành một yếu tố quyết định cho chiến lược phát triển rút ngắn, tăng tốc. Vì vậy, DNNN là cầu

nối, định hướng cho chiến lược phát triển rút ngắn, tăng tốc. Kể từ khi đổi mới cho đến nay, DNNN luôn giữ vai trò tiên phong trong việc thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng với các thành phần kinh tế khác, DNNN đã năng động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa.

Hai là, DNNN đã phát huy tổng hợp được các hiệu quả kinh tế, chính

trị và hiệu quả xã hội, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Trong

những năm qua số lượng vốn DNNN không ngừng tăng lên từ khoảng 140.000 tỷ đồng đã tăng lên con số 700.000 tỷ đồng vào năm 2010. Tổng tài sản kinh doanh của các tập đoàn, TCT hiện nay khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng 138 lần so với năm 2006. Thực tiễn cho thấy, DNNN đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp trên 33% GDP. Năm 2013, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đối ổn định, doanh thu đạt 1.471.018 tỷ đồng, thu nộp ngân sách nhà nước đạt 218.915 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012 (trong khi năm 2011 giảm 8% và năm 2012 giảm 6%). DNNN cùng với các thành phần kinh tế khác của kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho phát triển kinh tế - xã hội như hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng thông tin liên lạc, hạ tầng giáo dục, y tế, văn hoá [85].

Nhiều DNNN không những phát huy được hiệu quả kinh tế đơn thuần, mà còn trở thành những DN có sức cạnh tranh cao trong nền kinh tế thị trường, có các chương trình chiến lược, chế độ đãi ngộ cao hơn nhiều so với các công ty tư nhân khác. Một số TĐKT lớn đã hình thành: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam… Các tập đoàn này đã đóng góp công lao không nhỏ vào các dự án chính trị - xã hội ở Việt Nam, góp phần quan trọng trong ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm anh sinh – xã hội. Trong cuộc khủng hoảng

kinh tế - tài chính thế giới năm 2008, các tập đoàn kinh tế đã đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định xã hội, ngăn ngừa sự suy giảm kinh tế, duy trì việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Ba là, DNNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu

chính trị, kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nuớc đề ra. Trong việc thúc đẩy

phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN do Đảng và nhà nước đề ra, DNNN là một bộ phận kinh tế nền tảng và là công cụ trực tiếp chi phối cho các thành phần kinh tế thực hiện chính sách theo hướng XHCN. Trong quan hệ với công tác an ninh quốc phòng, các DNNN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường quốc phòng ở các vùng chiến lược. Đó không chỉ là chức năng đơn thuần của DNNN mà đó còn là nhiệm vụ đặc biệt mà một DNNN cần thực hiện.

Bốn là, DNNN có vai trò quan trọng trong việc khắc phục những

khuyết tật do cơ chế thị trường tạo ra, đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết, cho

sự phát triển kinh tế xã hội. Đó là lĩnh vực kinh doanh lãi ít, nhiều rủi ro, thu

hồi vốn chậm, nhưng sự tồn tại phát triển của chúng quyết định đến sự phát triển chung của nền sản xuất xã hội, sản xuất đồ dùng cho người tàn tật, đưa điện lên vùng cao, ngoài hải đảo của EVN, đưa truyền hình số, tin học vào cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số…các hoạt động có tính chất then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế, những ngành độc quyền tự nhiên và những lĩnh vực có ý nghĩa lớn vì mục tiêu chính trị - xã hội. Vai trò của DNNN đã được phát huy đúng hướng, song trên thực tế, quy mô của DNNN còn nhỏ bé, hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Năm là, DNNN vẫn là một chỗ dựa quan trọng trong việc giải quyết

việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của nhân dân. Hiện nay các

DNNN vẫn là chỗ dựa quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động và trong việc nâng cao mức sống của nhân dân. Gần 30 năm qua, số

DNNN đã phát triển lên tới hơn 100 ngàn doanh nghiệp, trong đó có hơn 10 ngàn doanh nghiệp lớn và vừa. Những doanh nghiệp này không những phải gánh vác trách nhiệm cung cấp thu nhập tài chính, tích lũy vốn xây dựng, mà hằng năm còn phải bố trí việc làm cho hàng triệu người. Điều đó có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Việt Nam là một nước đông dân cư, nên sức ép việc làm rất lớn. Để giải quyết vấn đề việc làm, các doanh nghiệp thậm chí buộc

phải hy sinh hiệu suất để giảm nhẹ gánh nặng về việc làm cho nhà nước.

Sáu là, DNNN là những cơ sở quan trọng nhất trong việc thực hiện

CNH-HĐH ở Việt Nam. Trước hết, sự cất cánh kinh tế của mỗi quốc gia

không thể thiếu các ngành hạ tầng và không thể không xây dựng các công trình hạ tầng, mà việc xây dựng này thường đòi hỏi những khoản đầu tư đồ sộ, chu kỳ dài, rủi ro lớn, thu hồi vốn chậm, hiệu quả xã hội rộng lớn. Do vậy, những doanh nghiệp bình thường không đủ sức làm và cũng không muốn làm. Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, chính là nhờ nhiều DNNN gánh vác nhiệm vụ nặng nề ấy nên đã tạo dựng được cơ sở hùng hậu cho toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cho việc thực hiện hiện đại hóa công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Có được những thành tựu như trên, một phần là do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước. Trong suốt giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay, Đảng và Nhà nước, không ngừng ban hành các nghị quyết, nghị định, đề án về tái cấu trúc DNNN. Tăng cường đầu tư các nguồn lực, tạo môi trường thuận lợi cho các DN phát triển, bên cạnh đó không thể kể đến sự nỗ lực không ngừng của các DNNN trong việc chủ động tái cấu trúc, đổi mới phương thức quản lý, quản trị….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)