Quá trình phát triển của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 29 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp nhà nƣớc ở

1.2.2. Quá trình phát triển của doanh nghiệp nhà nước

Có thể nói, DNNN ở Việt Nam đã có một quá trình hình thành và phát triển trên 50 năm và trải qua nhiều thời kỳ đổi mới. Trong mỗi thời kỳ, nhận thức về DNNN cũng rất khác nhau.

Sau chiến thắng Đông – Xuân năm 1953 -1954, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải ngồi vào vòng đám phán, đặt bút kí hiệp định Giơnevơ, trả lại nền hòa bình, độc lập, tự cho dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hiệp định Giơnevơ quy định: “lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở

Việt Nam” [51 tr. 56]. Lúc này hai nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Đảng và nhân dân ta là ở Miền Bắc nhanh chóng cải tạo, khôi phục hậu quả của chiến tranh để lại, nhanh chóng xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đảm bảo đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời tạo tiền đề cho Miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

Trước điều kiện lịch sử khách quan như vậy, Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng nhận định tình hình, khẩn trương vạch ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn hoàn thành 2 nhiệm vụ lịch sử đó. Trong đó, Đảng nhận định nhiệm vụ cấp bách, quan trọng đầu tiên là nhanh chóng khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại, cải tạo những hệ lụy tàn dư, lạc hậu của xã hội cũ, từng bước thiết lập quan hệ sản xuất tiên tiến của xã hội mới. Miền Bắc tuy đã được giải phóng, song có một số nội dung của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chưa hoàn thành. Vì vậy, nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được Đảng chú trọng lãnh đạo ngay khi miền Bắc có hòa bình.

Khóa họp Quốc hội lần thứ 5 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ chung của khôi phục kinh tế là dựa vào sức lực của nhân dân ta, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của các nước bạn – sức ta là chính - nhằm khôi phục sản xuất nông nghiêp, tiểu công nghiệp và công nghiệp; khôi phục thương nghiệp và bình ổn giá cả, củng cố nền tài chính quốc gia; khôi phục giao thông vận tải” [31; tr.142]. Để hoàn thành nhiệm vũ đó, Đảng và Nhà nước ta đã hoàn thành nhiều bước đi quan trọng, giải quyết những vấn đề tồn đọng lúc này.

Nhận rõ kinh tế miền Bắc cơ bản là nông nghiệp, Đảng chỉ đạo lấy khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm, cùng với đó là việc khôi phục công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải. Trong quá trình khôi phục kinh tế, Đảng hết sức coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện cho thành phần này dần dần giữ được vai trò chủ đạo

trong nền kinh tế quốc dân. Thực hiện chủ trương đó Đảng và nhà nước ta đã dành nhiều ưu tiên để xây dựng các xí nghiệp quốc doanh. “Vốn đầu tư cho công nghiệp được ưu tiên hàng đầu: nếu như năm 1955 là 1, thì năm 1965

tăng lên 52 lần” [31 tr.173]. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho các xí nghiệp

quốc doanh phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong 3 năm từ năm 1957, đến năm 1960 miền Bắc đã phấn đấu tăng từ 97 xí nghiệp quốc doanh, lên 172 xí nghiệp quốc doanh do Trung ương quản lý và trên 500 cơ sở do địa phương quản lý.

Như vậy, có thể thấy thành tựu từ kinh tế thời kì này có bước phát triển vượt bậc, không chỉ tăng trưởng về số lượng mà chất lượng cũng được cải thiện và dần hoàn thành. Có thể nói, tuy đất nước bị chia cắt nhưng miền Bắc vẫn đảm bảo là hậu phương vững chắc cho miền Nam kháng chiến, đồng thời phát triển nền kinh tế quốc doanh để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam có nêu lên phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 với mục tiêu tổng quát là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói; giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ

vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia” [20;

tr.18].

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 cũng tồn tại không ít hạn chế và bất cập. Nền kinh tế vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển và còn nhiều mặt mất cân đối; đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn; nhiều

vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết; tình trạng vi phạm kỷ cương phép nước và quan liêu, tham nhũng chưa có chiều hướng giảm, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Những hạn chế và bất cập này nếu không có biện pháp xử lý và khắc phục có hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.

Các DNNN ở Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển trên 50 năm và trải qua nhiều thời kỳ đổi mới. Ở mỗi thời kì nhận thức về DNNN dưới tác động của thực tế khách quan lại mang một màu sắc khác nhau. Điều này được thể hiện rõ qua quá trình phát triển của DNNN trong hai thời kỳ: thời kì trước đổi mới (trước Đại hội lần thứ VI) và thời kỳ từ năm 1986 đến nay.

DNNN trong giai đoạn đầu từ 1954 – 1986: Thời kì này điều kiện kinh

tế- xã hội, ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế vẫn vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, lực lượng sản xuất còn yếu kém. Các xí nghiệp quốc doanh thời kì này đóng vai trò độc tôn trong nền kinh tế:

“Kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo

trong nền kinh tế quốc dân và được nhà nước đảm bảo phát triển ưu tiên [80].

Giai đoạn này kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn, với hàng chục nghìn xí nghiệp quốc doanh. Mặc dù vậy, các xí nghiệp quốc doanh này chưa thể được gọi là doanh nghiệp, bởi xí nghiệp gần như không có quyền tự chủ, mọi cái từ đầu vào (lao động, vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liệu…), sản xuất, kinh doanh (cái gì, bao nhiêu…), đầu ra (tiêu thụ ở đâu, giá cả ra sao…), đến kết quả sản xuất, kinh doanh (lãi, lỗ,…) đều do Nhà nước quản lý. Công nghiệp quốc doanh năm 1960 chiếm 89,9% giá trị sản lượng công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh chiếm 49,5%. Nhiều nhà máy được xây dựng thời kì này như nhà máy điện Vinh, điện Lào Cai…

Sang giai đoạn những năm 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế bộc lộ nhiều yếu kém, yêu cầu đặt ra đối với Đảng và Nhà nước là phải có những chính sách thay đổi khắc phục những tồn tại của nền kinh tế lúc này. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (6-1979) khóa IV đã có nhiều quyết sách để giải quyết những khó khăn trở ngại. Về quản lý các DNNN, đã có những chủ trương quan trọng như Nghị định 25/CP và 26/CP về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ba phần để tận dụng năng lực sản xuất: hạch toán riêng từng phần, phân biệt trong tiêu thụ sản phẩm và phân phối thu nhập. Quyết định 25/CP là một quyết định có tính bước ngoặt khi cho phép DNNN được tự chủ một phần về sản xuất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm và phân phối thu nhập.

Đến năm 1986 tình hình kinh tế nước ta vẫn tồn tại nhiều yếu kém, khuyết điểm, bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tiên tiến với lực lượng sản xuất lạc hậu trì trệ làm cho quá trình tiến bước lên chủ nghĩa xã hội gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI diễn ra vào tháng 12/1986 đã đề ra nhiều biện pháp đổi mới một cách toàn diện nền kinh tế đất nước. Đại hội chỉ

rõ: “Phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh

có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nhĩa

(XHCN), lặp lại trật tự, kỉ cương trong hoạt động kinh tế” [22; tr.44].

Tiếp đó trong Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI), Đảng chủ trương đổi mới, sắp xếp khu vực kinh doanh, tạo bước phát triển đột phá, định vị đúng vai trò các thành phần kinh tế. Nhà nước chủ trương phát triển nhiều thành phần nền kinh tế, Đảng nhấn mạnh: “Mỗi nền kinh tế đều có vai trò nhất định, những ngành nghề, loại hoạt động nào mào kinh tế, hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân có thể làm tốt, có lợi cho nền kinh tế thì nên tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế phát triển”. [Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị

quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa VI, tháng 3-1989, tr13 -14]

Sau Đại hội VI, các Đại hội tiếp theo tiếp tục chủ trương nhấn mạnh, đổi mới, các DNNN, biến chúng từ những tổ chức cồng kềnh, hoạt động theo mệnh lệnh hành chính sang hoạt động theo cơ chế thị trường, góp phần to lớn lớn vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống của người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Quyết định 217-HĐBT ngày 14-11- 1987, Quyết định 50/HĐBT ngày 22-3-1988 và sau đó là Quyết định 195/HĐBT ngày 2-12-1988 bổ sung Quyết định 217-HĐBT đã ban hành và quy định quyền chủ động trong tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, trong thực tế, quyền tự chủ của doanh nghiệp quốc doanh vẫn bị hạn chế, cơ chế bao cấp, xin cho vẫn chi phối các hoạt động của doanh nghiệp quốc doanh. Đến cuối năm 1989, cả nước có khoảng trên 12.000 doanh nghiệp quốc doanh, với quy mô chủ yếu là vừa, nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu, hiệu quả hoạt động thấp.

Giai đoạn 1990 - 2000: đây là giai đoạn đẩy mạnh cải cách doanh

nghiệp quốc doanh theo hai hướng: giao khoán, bán, cho thuê, cho phá sản và cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn không hiệu quả, DNNN không cần giữ sở hữu 100% vốn và xây dựng, củng cố các DNNN làm ăn hiệu quả, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Số lượng doanh nghiệp quốc doanh đã giảm mạnh từ 12.000 đơn vị (năm 1990) xuống còn khoảng 7.000 đơn vị vào năm 1995. Trong giai đoạn này đã có 548 DNNN được cổ phần hóa. Tuy nhiên, tỷ trọng GDP của doanh nghiệp quốc doanh đã tăng từ 32,5% năm 1990 lên 42,2% GDP vào năm 1995, điều đó đã cho thấy sự lấn át của DNNN đối với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế ngày càng gia tăng.

Giai đoạn 2000 – 2010: đây là giai đoạn Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh

tiến hành cổ phần hóa gần 3.300 DNNN, gấp gần 6 lần so với giai đoạn 1990 - 2000. Do đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong GDP cũng đã giảm mạnh so với giai đoạn trước. Năm 2010, kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm tỷ trọng 33, 74% GDP so với 42,2% GDP năm 1990.

Giai đoạn 2011 đến nay: với quyết tâm đẩy mạnh tái cấu trúc nền

kinh tế với ba trụ cột là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, tái cơ cấu DNNN, Chính phủ đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai

đoạn 2011 - 2015, với ba mục tiêu: 1) Tái cơ cấu về tổ chức; 2) Tái cơ

cấu về tài chính; 3) Tái cơ cấu về quản trị. Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2011 – 2013, cả nước đã tổ chức sắp xếp được 180 doanh nghiệp. Trong đó, đã tiến hành cổ phần hóa được 99 doanh nghiệp; tiến hành sắp xếp dưới các hình thức khác được 81 doanh nghiệp [68; tr.15].

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể khẳng định rằng, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, DNNN đã đóng góp được nhiều thành tựu quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong giai đoạn trước đổi mới, khi đất nước còn đang ở trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, DNNN được nhấn mạnh ở khía cạnh kinh tế chính trị, vì mục tiêu xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sở hữu toàn dân hơn là khía cạnh kinh tế để phục vụ tăng trưởng. Trong giai đoạn hiện nay, các DNNN tuy không còn ở vị trí “độc tôn” nhưng vẫn giữ vai trò “chủ đạo”. Các DNNN vẫn nắm trong tay những lĩnh vực quan trọng của quốc gia như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng…Vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động của DNNN, cơ cấu lại tổ chức của các DNNN vẫn là một nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước cần phải thực hiện.

Chƣơng 2

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)