Những hạn chế của doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 60 - 62)

Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT

3.1.2. Những hạn chế của doanh nghiệp nhà nước

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển cho đến nay, các DNNN ở Việt Nam đã đóng góp được những thành tựu nhất định vào quá trình phát

triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước. Mặc dù đang ở trong thời kì quá độ lên CNXH, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên định quan điểm kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó DNNN giữ vai trò tiên phong của nền kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, thành phần kinh tế nhà nước nói chung, DNNN nói riêng trong thời gian qua vẫn chưa thật sự đạt được như kỳ vọng, còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa thật sự xứng đáng với vai trò chủ đạo, tiên phong của mình thể hiện qua một số điểm cơ bản sau đây: Một là, tình trạng thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả ở các TCT, TĐKT, DNNN vẫn hạn chế và trên đà đi xuống. Hai là, về vấn đề nợ xấu của các DNNN. Vấn đề nợ xấu trong các DNNN đã tồn tại từ rất lâu, gây ảnh hưởng đến ngân sách của nhà nước. Mấy năm gần đây tuy số lượng DNNN làm ăn thua lỗ giảm, nhưng mức thua lỗ đã trở lên nghiêm trọng, nhất là đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước như trường hợp của Vinashin, Vinalines. Theo số liệu của Bộ Tài chính, chỉ riêng 127 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, năm 2012, khoản nợ phải trả lên tới khoảng 1,35 triệu tỉ đồng. Khoản nợ này bằng 78,9% doanh thu cả năm 2012 của các tập đoàn, tổng công ty này. So với năm 2011, nợ phải trả của các đơn vị này tăng 6%. Theo một số tính toán, nợ xấu tại khu vực DNNN rất lớn, chiếm khoảng 70% nợ xấu của toàn hệ thống, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm tỷ lệ nợ xấu khá lớn [85]. Ba là, nguy cơ thất thoát vốn nhà nước khá lớn. Ngoài một số TCT và TĐKT, đã thông báo tình trạng khẩn cấp như Vinashin, EVN.… nhiều DNNN, TĐKT khác đang lâm vào thế mất vốn do đầu tư quá lớn ra ngoài ngành kinh tế chủ đạo. Tính chung đến cuối năm 2010, các tập đoàn và TCT nhà nước đã đầu tư 21.814 tỷ đồng (chiếm 34% tổng vốn sở hữu) vào chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, ngân hàng, bất động sản [85]. Khi vào các lĩnh vực này gặp khó khăn, giá trị tài sản mất giá thì các doanh nghiệp đều mất các khoản vốn chủ sở hữu lớn. Đó là chưa kể đến các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản mà chưa làm thủ tục phá sản. Nguồn

gốc sâu xa của có thể lý giải bằng nhiều lý do khác nhau, nhưng cơ bản nhất vẫn là tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả của các DN hiện nay.

Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém này một phần là do sự quản lý, giám sát yếu kém của Nhà nước đối với các DNNN. Các DNNN Việt Nam được ví như những đứa con cưng được chiều chuộng hư hỏng. Điều này do thực tế hiện nay chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa quan hệ của chủ sở hữu (Nhà nước) với doanh nghiệp. Hơn nữa, sự quản lý của nhà nước còn mang tính hành chính mệnh lệnh dựa trên ý chí chủ quan, chưa thực sự tuân thủ theo các quy luật của thị trường. Điều đó khiến cho các DNNN khó phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất – kinh doanh, quyền tự chủ về tài chính, nhân sự, tự chủ về đầu tư nên không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến những khuyết điểm mang tính chủ quan của doanh nghiệp, thói ỷ lại vào ngân sách nhà nước, không mạnh dạn tìm tòi, chủ động đổi mới phương thúc hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)