Vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc đối với sự phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 48 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc đối với sự phát triển kinh

Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các DNNN, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước như đất đai, hầm mỏ, rừng biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác.

Kinh tế nhà nước rộng và mạnh hơn bộ phận DNNN. Phân biệt được hai phạm trù này và nhận thức đầy đủ hơn vai trò kinh tế nhà nước là bước phát triển về nhận thức thực tiễn nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới.

triển hiện nay và trong những năm tới của lực lượng sản xuất ở nước ta, kinh tế nhà nước chỉ có thể tập trung phát triển trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại, dịch vụ then chốt, một số doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ có quan hệ đặc biệt đến quốc phòng an ninh ... về quy mô nói chung thuộc loại vừa và lớn, công nghệ hiện đại, kinh doanh có hiệu quả cao.

Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) thì kinh tế nhà nước được xác định đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Theo quan điểm của tác giả, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cần được hiểu và thực hiện trên những phương diện cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vai trò chủ đạo không phải biểu hiện ở số lượng cơ sở kinh tế

của Nhà nước nhiều hay ít và cũng không phải ở tỷ trọng giá trị sản lượng do kinh tế nhà nước tạo ra chiếm bao nhiêu trong GDP. Mà vai trò chủ đạo trước hết phải được thể hiện ở trình độ công nghệ, trình độ quản lý, năng suất hiệu quả kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh cao.

Thứ hai, kinh tế nhà nước phải đóng vai trò hàng đầu trong việc khắc

phục, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường.

Thứ ba, kinh tế nhà nước độc quyền những lĩnh vực có quan hệ trực

tiếp đến an ninh quốc gia và hoạt động bên cạnh các thành phần kinh tế khác trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân như ngân hàng, vận tải đường không ... Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, phạm vi độc quyền của kinh tế nhà nước càng rộng bao nhiêu thì tác động tích cực của cạnh tranh càng bị thu hẹp bấy nhiêu, nghĩa là một trong những động lực mạnh nhất của kinh tế thị trường bị triệt tiêu. Bên cạnh đó, cần xác định rõ vai trò kinh tế của Nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với kinh tế nhà nước độc quyền được biểu hiện cụ thể ở DNNN nhất định, để không chuyển độc quyền của kinh tế nhà nước thành độc quyền của DNNN. Vì trong

cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước độc quyền là để có điều kiện định hướng sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu nhất định và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội. Do vậy, nếu một DNNN nào đó được độc quyền thì hoạt động của nó phải hướng tới với tính chất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước vì mục tiêu kinh tế - xã hội, vì quốc kế dân sinh, chứ không phải vì bản thân doanh nghiệp. Trong trường hợp hoạt động của doanh nghiệp không đạt được yêu cầu nói trên thì không nên trao cho doanh nghiệp đặc lợi độc quyền. Nói cách khác, DNNN độc quyền nhưng không làm triệt tiêu “luật chơi” của kinh tế thị trường và không vì lợi ích cục bộ của DNNN, mà hướng tới vì lợi ích kinh tế - xã hội thì hoạt động của doanh nghiệp mới đúng nghĩa là thực hiện vai trò chủ đạo theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, kinh tế nhà nước định hướng, hướng dẫn hoạt động của các

thành phần kinh tế khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu định sẵn của Nhà nước thông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời: Một là, quy hoạch chiến lược phát triển ngành, vùng, sản phẩm của bản thân kinh tế nhà nước cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở đó, các thành phần kinh tế khác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình; Cung cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và những dịch vụ công cộng với chất lượng cao, giá cả rẻ cho các thành phần kinh tế khác ở những lĩnh vực mà nhà nước muốn khuyến khích họ đầu tư.

Thứ năm, kinh tế nhà nước hỗ trợ, kích thích các thành phần kinh tế

khác phát triển. Có thể hiểu sự hỗ trợ, kích thích của kinh tế nhà nước đối với các thành phần kinh tế bao gồm: a) Ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế, tiền thuê đất cho hoạt động của các thành phần kinh tế; b) Tìm kiếm và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra cho các thành phần kinh tế; c) Trợ giá hàng xuất khẩu cho các thành phần kinh tế khác khi cần thiết; d) Hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ

và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh; e) Duy trì kích thích cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Tóm lại, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua bao gồm cả ở hệ thống cơ chế, chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính - tiền tệ, đất đai ... và cả ở hoạt động của các DNNN để giải phóng mọi năng lực của nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

DNNN đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch, hầu hết các doanh nghiệp lớn là DNNN trong các ngành xây dựng (giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng) cơ khí, chế tạo, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, phát dầu điện, dầu khí, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô… sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản xuất khẩu chiếm thị trường áp đảo trong huy động vốn và cho vay. Nếu nhìn hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và những đóng góp của DNNN hiện nay thì rõ ràng DNNN đang có vai trò hết sức quan trọng trọng trong nền kinh tế nước ta. Thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau:

Một là, DNNN đang nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nắm giữ toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có tính huyết mạch, hầu hết các doanh nghiệp lớn là DNNN trong các ngành xây dựng (giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng) cơ khí, chế tạo, luyện kim, xi măng, điện tử, hoá chất, phát dầu điện, dầu khí, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, đường biển, đường không, ô tô… sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng, chế biến nông, thuỷ hải sản xuất khẩu chiếm thị trường áp đảo trong huy động vốn và cho vay.

Hai là, các DNNN đã góp phần quan trọng vào việc điều tiết cung cầu, ổn định giá cả, chống lạm phát, ổn định tỷ giá, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường.

Ba là, DNNN chiếm 1 phần rất quan trọng trong XNK, trong đó DNNN giữ tỷ trọng tuyệt đối trong hoạt động XNK.

Bốn là, DNNN đóng góp nguồn thu tập trung lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước.

Năm là, trong khi nhà nước không dư vốn, ngân sách cấp vốn lưu động cho kinh doanh của DNNN theo quy định thì nhiều doanh nghiệp đã tiết kiệm, hình thành vốn tự bổ sung, năng động tìm nguồn vốn bên ngoài, bao gồm vốn vay của các tổ chức tín dụng và vay cùng nhân viên doanh nghiệp.

Sáu là, trong lúc các thành phần kinh tế chưa vươn lên được thì DNNN là đối tác chính trong liên doanh liên kết với bên nước ngoài, chiếm 98% dự án liên doanh với nước ngoài, đồng thời DNNN cũng thực hiện được các hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thu hút các doanh nghiệp có vốn trong nước và nước ngoài đầu tư.

Bảy là, DNNN đã tạo ra điều kiện vật chất kỹ thuật, là một trong những nhân tố có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chuyển từ thiếu sang đáp ứng được nhu cầu cơ bản nông sản, thực phẩm chất lượng ngày càng cao của nhân dân và có phần xuất khẩu chủ yếu thông qua xây dựng các đường giao thông huyết mạch, cung cấp giống cây con, chuyển giao kỹ thuật và bước đầu phát triển công nghiệp chế biến,…

Như vậy, có thể thấy DNNN có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế. Những năm gần đây, hoạt động của DNNN đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo...

DNNN là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. DNNN phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Có thể nói vai trò của DNNN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)