Tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nƣớc trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 36 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nƣớc trong nền kinh tế

Sự tồn tại của DNNN trong nền kinh tế đã trở thành hiện thực khách quan ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới với các thể chế chính trị khác nhau. Ở mỗi nước, vai trò và vị trí của DNNN có những mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược của Nhà nước trong những giai đoạn nhất định.

Thực tiễn cho thấy, đã tồn tại các quan niệm trái ngược nhau về vai trò của DNNN ở nhiều quốc gia. Một là nhóm quan điểm quá đề cao DNNN, xem nó như là một lực lượng chủ lực, quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó dẫn tới việc quốc hữu hoá, thành lập nhiều DNNN vào những năm 1950 - 1960. Hai là nhóm quan điểm xem nhẹ vai trò DNNN, đề cao vai trò của kinh tế tư nhân dẫn tới đẩy nhanh quá trình tư nhân hoá DNNN từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay. Thực tế đã chứng minh cả hai quan niệm này đều không hoàn toàn đúng. Việc nhấn mạnh quá mức vai trò của DNNN dẫn đến hình thành nền kinh tế chỉ huy, gây cản trở, làm hạn chế khả năng sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân, kết quả là làm cho nền kinh tế bị lâm vào cảnh trì trệ, đình đốn như mô hình của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Ngược lại, nếu tư nhân hoá tràn lan tới mức Nhà nước chỉ có thể điều tiết nền kinh tế bằng các chính sách, bằng pháp luật, sẽ hạn chế khả năng điều tiết của Nhà nước, tăng tính tự phát của thị trường, gây hậu quả xấu về kinh tế và xã hội.

Hiện nay, có thể nói không một quốc gia nào loại bỏ hoàn toàn DNNN trong nền kinh tế. Tính cần thiết phải duy trì sự tồn tại của DNNN trong nền kinh tế thị trường nằm ở chỗ DNNN tạo cho Chính phủ một sức mạnh để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội to lớn trong những giai đoạn đặc biệt như giai

đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khủng hoảng kinh tế, hoặc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ được tiêu dùng mang tính chất xã hội như đường giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, kiểm soát việc sử dụng những tài nguyên quý hiếm của quốc gia và những ngành liên quan đến an ninh quốc phòng.

Ở nước ta, sự ra đời và tồn tại của DNNN cũng trải qua nhiều giai đoạn gắn bó với nhiệm vụ chính trị và mô hình kinh tế được áp dụng. Trước Đại hội VI, chúng ta thực hiện mô hình kinh tế cũ. Tương ứng với thời kỳ này, DNNN được gắn với vai trò thống trị trong tất cả các lĩnh vực bằng tỷ trọng áp đảo. Đồng thời việc quản lý các DNNN lại thiên về mệnh lệnh hành chính, vừa quan liêu, lại đi sâu vào can thiệp trực tiếp vào công việc sản xuất của các đơn vị kinh tế. Điều này dẫn tới những sai lầm của mô hình kinh tế cũ, là cơ cấu nền kinh tế bất hợp lý, làm mất đi tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp.

Xuất phát từ tầm quan trọng của DNNN đối với nền kinh tế đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước hoàn thiện quan điểm lý luận vể loại hình doanh nghiệp này, từ đó đưa ra những nhận định ngày càng đầy đủ, khoa học hơn trong việc chỉ đạo hướng phát triển của chúng. Quá trình nhận thức của Đảng về DNNN được thể hiện rõ trong Văn kiện qua các kỳ Đại hội, tính từ Đại hội VI năm 1986. Tính đến Đại hội VI, Đại hội VII, chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới và vai trò của DNNN được xác định: DNNN giữ vai trò chủ đạo bằng năng suất, chất lượng, uy tín kinh doanh, DNNN phải giữ vị trí then chốt của nền kinh tế. Có thể thấy, nội dung “vai trò chủ đạo” của DNNN vẫn còn khá chung chung, chưa được thể hiện rõ ràng.

Tại Đại hội VIII (năm 1996), Đảng ta lần đầu tiên đưa ra phạm trù kinh tế nhà nước thay vì cách gọi kinh tế quốc doanh trước đó, với nội hàm rộng hơn, bao quát được toàn bộ các hoạt động quản lý tài nguyên của đất nước; những cơ sở hạ tầng được tạo ra; các loại quỹ của quốc gia; các DNNN bao

gồm cả doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh... Nhờ đó đã giải quyết được vấn đề nhận thức thực tiễn cũng như lý luận về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Các DNNN hoạt động có hiệu quả cao sẽ góp phần tăng cường tiềm lực và sức mạnh của kinh tế nhà nước trong sứ mệnh chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nên, việc tăng hay giảm cả về quy mô, số lượng, chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN chỉ phản ánh một bộ phận của kinh tế nhà nước nói chung, chứ không thể coi đó là toàn bộ kinh tế nhà nước với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Như vậy, chỉ đến Đại hội VIII nội dung “vai trò chủ đạo của DNNN mới được khẳng định rõ ràng, phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Văn kiện Đại hội VIII (1996) nêu cụ thể: “tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế Nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới. Giờ đây vai trò chủ đạo được thực hiện đầy đủ bởi Kinh tế nhà nước mà DNNN là một bộ phận hợp thành, đóng vai trò nòng cốt. Kinh tế nhà nước, ngoài các DNNN còn có các bộ phận khác như: phần ngân sách nhà nước để lập ra các DNNN mới hoặc liên kết mua cổ phần của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phần ngân sách nhà nước dùng để bổ sung cho vốn tín dụng cho vay, dùng để trợ giá, trợ lãi suất...” [21. tr.26]. Như vậy, vai trò chủ đạo, định hướng, hướng dẫn chi phối các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thuộc về kinh tế nhà nước với tất cả các bộ phận cấu thành nó. Trong đó, DNNN là lực lượng nòng cốt bởi quy mô, sức mạnh và khả năng tác động của nó so với các bộ phận khác trong kinh tế nhà nước. Cụ thể, vai trò chủ đạo của DNNN được thể hiện ở ưu thế của nó so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. DNNN có

nhiều khả năng để tập trung nguồn vốn, tổ chức sản xuất hiện đại, chuyển giao công nghệ, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Từ đó có thể thực hiện chiến lược phát triển tăng tốc, rút ngắn khoảng cách giữa các nước chậm phát triển với các nước phát triển. DNNN có thể trở thành những công cụ trực tiếp để tham gia khắc phục những hạn chế của kinh tế thị trường khi nó đủ khả năng cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công cộng có ý nghĩa đặc biệt đối với sinh hoạt chung của xã hội mà tư nhân và các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không có khả năng đầu tư. Phát triển DNNN để xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững lâu dài nền kinh tế.

Văn kiện Đại hội IX (2001) tiếp tục nêu rõ: “Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. DNNN giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật” [22; tr.43]. Văn kiện Đại hội X (2006) một lần nữa khẳng định: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển” [23. tr.27].

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn đổi mới, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã có những khái quát mới về lý luận: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối” [19, tr.73)]. Đây là lần đầu tiên trong Văn kiện, Đảng ta nêu luận điểm đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Đây là một bước phát triển mới trong nhận thức lý luận của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa chế độ sở hữu, hình thức sở

hữu và loại hình kinh doanh. Mỗi chế độ sở hữu trong thực tiễn có thể có nhiều hình thức sở hữu mà ở đó sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và biểu hiện ra là các loại hình kinh doanh có hiệu quả cao góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển đa dạng của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng đa dạng, trình độ xã hội càng phát triển, quan hệ sản xuất càng mở rộng thì tính đa dạng trong quan hệ sở hữu cũng ngày càng tăng lên. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh” [19, tr.53)] còn số lượng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và theo đó là bao nhiêu loại hình doanh nghiệp là do nhu cầu khách quan của sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất quyết định. Đây là một bước tiến nhằm tạo một không gian mở cho quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất hoạt động, tránh giáo điều chủ quan. Trong Văn kiện Đại hội XI, Đảng tiếp tục khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển”. Đảng cũng chỉ rõ: “Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất” [19; tr.74-75]. Luận điểm

nêu trên của Đảng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn kinh tế khách quan. Bài học từ các nền kinh tế lớn vừa qua cũng cho thấy, vai trò của nhà nước không chỉ thể hiện ở sự điều hành vĩ mô nền kinh tế, mà còn ở thực lực của kinh tế

nhà nước. Một nhận định quan trọng nữa của Đảng là: “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa” [19; tr 73-74].

Như vậy, sự chuyển biến nhận thức từ giai đoạn phân chia các thành phần kinh tế thành hai loại là kinh tế xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa (trước đổi mới), đến thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần (trong đổi mới), và thừa nhận tất cả các thành phần kinh tế đều là những bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài, phải trải qua nhiều thập kỷ. Sau 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong quá trình nhận thức bằng việc khẳng định vai trò của các thành phần kinh tế qua sự đóng góp đối với sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc dân.

Hiện nay, thành phần kinh tế nhà nước ở nước ta được cấu trúc từ hai bộ phận: hệ thống doanh nghiệp và bộ phận phi doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống DNNN được xác định là “lực lượng nòng cốt”. Việc xác định vai trò chủ đạo của KTNN thông qua vai trò của DNNN, dựa trên các nội dung cơ bản: nắm vững những ngành và lĩnh vực then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác cùng phát

triển; đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật; là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế; tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần khác cùng phát triển.

Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp đổi mới và phát triển DNNN nhằm phát huy vai trò của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bởi vậy, dù số lượng các DNNN giảm, nhưng quy mô của mỗi doanh nghiệp lại tăng lên. Đến cuối năm 2008, số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ chỉ còn 14,3% so với đầu những năm 1990, nhưng mức trang bị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn tăng từ 39,91 tỷ đồng (năm 2000) lên 257,75 tỷ đồng (năm 2008) [25; tr.128, 129]. Các DNNN chiếm gần 50% tổng giá trị tài sản và đầu tư tài chính của các loại hình doanh nghiệp; 80% số dư vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước; 70% vốn cho vay nước ngoài và 11,5% lực lượng lao động xã hội [25, tr.128, 129]. Năm 2008, các DNNN (chủ yếu là các tập đoàn kinh tế (TĐKT) và tổng công ty nhà nước (TCTNN)) đóng góp trên 35% GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu; đóng góp khoảng 50% ngân sách, góp phần tăng đầu tư và giải quyết các vấn đề xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu trong các năm 2008-2009 đã gây ra những biến động lớn trong nền kinh tế nước ta. Các DNNN là lực lượng quan trọng được Nhà nước sử dụng để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, ngăn chặn suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội... Điều đó đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế cao của nền kinh tế nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, sự phát triển của KTNN, DNNN chưa tương xứng với đầu tư và ưu đãi của Nhà nước. Việc quản lý các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, đặc biệt là đất đai và hoạt động của các DNNN còn nhiều hạn chế. Năng suất,

chất lượng và hiệu quả của các DNNN còn thấp. Nhiều DNNN không đảm bảo được an toàn về tài chính, tỷ lệ nợ trên vốn quá cao, một số công ty có số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)