Vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 53 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, DNNN giúp giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong

quá trình hội nhập kinh tế để phát triển bền vững. Hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO có thể làm nảy sinh các vấn đề xã hội như mất việc làm do các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh quá yếu, bị phá sản, những người không có năng lực bị đào thải, những người nông dân bị thiệt thòi do nông sản không có sức cạnh tranh. Bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng có thể gia tăng. Những vấn đề xã hội đó nếu không được giải quyết kịp thời và thỏa đáng có thể dẫn đến bất ổn xã hội. Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái cũng cần được quan tâm nhiều trong quá trình hội nhập kinh tế. Với chức năng nhiệm vụ của mình, DNNN góp phần giải quyết những bất ổn, khuyết tật phát sinh trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng bởi quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong các năm qua các DNNN ở Việt Nam không ngừng đẩy mạnh các biện pháp giúp khắc phục những khuyết tật do cạnh tranh quốc tế mang lại như thực hiện các chương trình bình ổn giá, trợ giá cho người dân, thu mua lương thực, nông sản của nhân dân…Chỉ tính riêng năm 2014, đã có 76 doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường, trong đó 68 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (37 doanh nghiệp lương thực thực phẩm,

15 doanh nghiệp mùa khai giảng, 4 doanh nghiệp sữa, 12 doanh nghiệp dược phẩm) và 8 tổ chức tín dụng thực hiện chương trình bình ổn các mặt hàng sữa, lương thực - thực phẩm, đồ dùng mùa khai trường, với tổng số vốn cam kết trên 8.300 tỉ đồng. Trong đó, 18 DN đã được giải ngân trên 763 tỷ đồng [82].

Thứ hai, DNNN góp phần nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên

trường quốc tế. Các TCT, TĐKT, DNNN do có được sự tương trợ đắc lực từ phía nhà nước, được hưởng nhiều đặc quyền hơn so với các DN đến từ các khu vực kinh tế khác. Vì vậy, họ có nhiều điều kiện để cải thiện hiệu suất hoạt động của mình, để nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Hơn nữa, với vị thế chủ đạo của mình, các DNNN cần phải phát huy vai trò tiên phong, thúc đẩy sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm của mình. Đặc biệt là tại những hàng hóa mang tính đột phá của Việt Nam như các sản phẩm về nông nghiệp, thủy sản, dệt may… Nhiều TĐKT, TCT lớn của Việt Nam được xếp hạng vào danh sách những tập đoàn uy tín trên thế giới. Ví dụ Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USD với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu. Bên cạnh Viettel là Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN cũng đang nắm vị trí kỷ lục vủa Việt Nam về mức độ đầu tư trên thế giới, tính đến hết năm 2012, PVN đã đầu tư ở trên 14 nước. Nhờ đó, trữ lượng dầu khí của PVN ở các mỏ tại nước ngoài lên tới 170 triệu tấn dầu quy đổi. Trong đó, có 7 mỏ đang tiến hành khai thác (tại Nga có 4 mỏ, Ma-lai-xi-a có 2 mỏ và Vê-nê-xu-ê-la có 1 mỏ). Cũng trong năm 2012, PVN đã khai thác được 1,11 triệu tấn dầu từ các mỏ ở nước ngoài. Lợi nhuận từ các dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN năm 2012 là 160 triệu USD. Năm 2013, PVN đặt mục tiêu doanh thu tại các dự án ở nước ngoài sẽ vượt 800 triệu USD [83].

Thứ ba, DNNN với vai trò tiên phong tiếp thu các kỹ thuật khoa học tiên tiến trên thế giới áp dụng vào sản xuất. DNNN với tính chất chủ đạo của mình, cần nhanh chóng tiếp thu các trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất của các nước tân tiến trên thế giới, để nhanh chóng áp dụng các thành tựu khoa học vào trong kĩ thuật sản xuất, quản lý của mình. Trong khoảng thời gian gần đây, các DNNN nhanh chóng cải tổ hệ thống hoạt động của mình, áp dụng các thành tựu khoa học vào trong hoạt động, đặc biệt đối với các DN bên mảng công nghệ thông tin – viễn thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều DNNN vẫn tồn tại thực trạng công nghệ sản xuất, quản lý vẫn còn khá lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, máy móc lạc hậu so với thế giới hàng chục năm. Trong lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị nêu rõ mục tiêu: “Mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, thực hiện dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [91]. Quá trình hội

nhập quốc tế trước hết là đáp ứng lợi ích phát triển của đất nước; mặt khác, thông qua đó phát huy được tinh thần bản sắc dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế, xứng đáng là một trong quốc gia tự chủ, có tiếng nói riêng, vị thế xứng đáng trên tấm bản đồ chính trị thế giới.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2 của luận văn đề cập tới các nội dung cơ bản về vai trò của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như vai trò của nó trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn có cái nhìn đúng và nhận thức đúng về doanh nghiệp nhà nước thì cần chỉ ra được vị trí và vai trò của đối tượng này trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Đã có rất nhiều các nghiên cứu mà tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu nêu lên vấn đề này. Tuy nhiên trong nghiên cứu của mình thì tác giả đặt nội dung đó trong sự liên quan đến quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử Việt Nam cho thấy rằng chỉ khi nào Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ vị trí, chức năng và vai trò của đối tượng cách mạng thì lúc đó cách mạng Việt Nam thắng lợi và ngược lại. Trong thời kì hiện đại cũng vậy, sự nhận thức đúng đắn đó của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có ý nghĩa chỉ đạo trong thực tiễn. Và chính vì lí do này, phần nghiên cứu của chương hai đi sâu phân tích nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của đảng cộng sản việt nam về vai trò của doanh nghiệp nhà nước 01 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)