1. Nghĩa của từ là một vấn đề khá quan trọng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới quan tâm. Trên thế giới, nghĩa của từ đƣợc nhìn nhận theo các quan điểm khác nhau. Một số ngƣời cho rằng nghĩa của từ là sự vật hay biểu tƣợng do từ biểu thị. Số khác đồng nhất nghĩa của từ với khái niệm logic hay biểu tƣợng tâm lí. Cũng có ngƣời quy nó về mối quan hệ giữa từ và đối tƣợng; giữa từ và khái niệm, biểu tƣợng. Tiếp thu những quan điểm đó các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đƣa ra những quan điểm của mình về nghĩa của từ. Nhìn chung, nghĩa của từ đƣợc hiểu là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, đƣợc hình thành do sự kết hợp của nhiều nhân tố trong ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ.
2. Trong ngôn ngữ, một từ có thể có một nghĩa hoặc có thể có nhiều nghĩa, song nghĩa của từ đa nghĩa phức tạp hơn rất nhiều. Từ đa nghĩa là kết quả của sự phát triển lịch sử ngữ nghĩa trong quá trình và tồn tại và sử dụng. Vì thế nó là sản phẩm của sự phát triển ngôn ngữ văn hoá, sự đa dạng của tƣ duy cộng đồng ngôn ngữ đó. Sự phát triển nghĩa của từ đa nghĩa luôn luôn có chi phối bởi sự phát triển của nhận thức con ngƣời, sự phát triển của hiện thực khách quan, sự phát triển của nội tại ngôn ngữ.
3. Về mặt số lƣợng, từ đa nghĩa trong những ngôn ngữ khác nhau là khác nhau. Kết quả khảo sát 5433 danh từ đa nghĩa tiếng Anh và con số xấp xỉ danh từ trong tiếng Việt, chúng tôi thu đƣợc ở tiếng Anh là 1324 danh từ đa nghĩa, tiếng Việt là 713. Trong đó, danh từ đa nghĩa tiếng Anh có số nghĩa nhiều nhất là 7 nghĩa (6, 38%), danh từ đa nghĩa tiếng Việt có nhiều nghĩa nhất là 10 nghĩa (0,14%). Sự phân bố đa nghĩa trong danh từ đa nghĩa Anh, Việt là không đồng đều. Cả hai đều phân bố đa nghĩa rải rác trong giới hạn nghĩa của mình. Nhìn chung, danh từ đa nghĩa có số nghĩa càng cao thì số lƣợng của loại đó càng ít.
4. Xét trên phƣơng diện cấu tạo từ, sự phân bố đa nghĩa của danh từ đa nghĩa Anh - Việt trái ngƣợc nhau. Trong tiếng Anh, số lƣợng lớn danh từ đa
nghĩa đƣợc phân bố ở từ đơn, thì tiếng Việt nghiêng về số lƣợng từ ghép. Trong tiếng Anh tuyệt đại đa số danh từ đa nghĩa đƣợc phân bố ở từ đơn (91%). Số lƣợng này đựơc phân bố rải rác không đều ở nhóm danh từ đa nghĩa có từ 2 đến 7 nghĩa. Trong đó, nhiều nhất là số lƣợng danh từ đa nghĩa có 2 nghĩa; ít nhất là danh từ đa nghĩa có 7 nghĩa. Trong 115 danh từ đa nghĩa là từ ghép chỉ phân bố ở danh từ đa nghĩa có 2 và 3 nghĩa. Các danh từ có từ 3 nghĩa trở lên không có mặt từ ghép.
Trong tiếng Việt danh từ đa nghĩa phân bố ở từ ghép ( 50,77%) nhiều hơn từ đơn (49,23), song sự chênh nhau không quá cao nhƣ trong tiếng Anh. Trong 362 từ ghép lại chỉ đƣợc phân bố cho các danh từ đa nghĩa có 2 đến 6 nghĩa, từ 7 nghĩa trở lên không có mặt từ ghép.
5. Trên bình diện nội dung ngữ nghĩa, tức là cấu trúc nghĩa và tuyến dẫn xuất phái sinh nghĩa, nhìn chung danh từ đa nghĩa ở hai ngôn ngữ Anh, Việt không có sự đồng nhất. Nhìn chung, danh từ đa nghĩa tiếng Anh có hƣớng dẫn xuất đa dạng phong phú hơn hƣớng dẫn xuất của danh từ đa nghĩa tiếng Việt. Đặc biệt, ở loại danh từ trừu tƣợng, danh từ đa nghĩa tiếng Anh thƣờng đa nghĩa với số lƣợng nghĩa cao hơn danh từ tiếng Việt cùng loại và tất nhiên hƣớng dẫn xuất phái sinh nghĩa ở những trƣờng hợp này cũng đa dạng hơn nhiều so với hƣớng dẫn xuất phái sinh nghĩa của danh từ đa nghĩa tiếng Việt.
6. Nghiên cứu đa nghĩa liên quan đến văn hoá. Nghĩa của từ đa nghĩa liên quan trực tiếp đến cách nghĩ, cách nói, cách cảm,... của cả một dân tộc. Qua đối chiếu nghĩa của từ đa nghĩa Anh - Việt cho ta thấy những sự khác biệt rõ rệt. Bởi lẽ, ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp. Nƣớc Anh là một nƣớc công nghiệp phát triển đi theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Ngƣời Anh nói riêng và ngƣời phƣơng Tây nói chung coi trọng tính chính xác và chuẩn mực, luôn có cái nhìn rất thực tiễn. Họ thiên về lối sống độc lập, thích có thay đổi và thử thách trong cuộc sống, không dễ chấp nhận cuộc sống ổn định. Một điểm nổi bật trong văn hoá Anh là coi trọng tính chính xác, chẳng hạn nhƣ việc đến chỗ
hẹn đúng giờ, đi làm đúng giờ..., nếu muộn sẽ bị coi là thất lễ. Họ là những ngƣời có óc phân tích tốt, vì thế tƣ duy ngôn ngữ thiên về lối tƣ duy “phạm trù”. Đó là kiểu tƣ duy của logic, khoa học. Còn văn hoá Việt Nam là văn hoá nông nghiệp, con ngƣời Việt Nam giàu tình cảm, trọng tình ngƣời, ƣa lối sống ổn định và có năng lực tƣ duy tổng hợp tốt nhƣng lại kém về óc phân tích. Ngƣời Việt thƣờng tƣ duy bằng cái cụ thể, từ cái cụ thể.
7. Với những cố gắng nỗ lực của mình trong luận văn này, chúng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào việc học tập tiếng Anh của ngƣời Việt, vào việc dạy tiếng Anh nhƣ một ngoại ngữ ở Việt Nam và có thể tạo ra tiền đề cho việc nghiên cứu của những ai quan tâm vấn đề tiếp. Những sai sót, khiếm khuyết trong luận văn là khó tránh khỏi. Chúng tôi mong nhận đƣợc những góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và của mọi ngƣời quan tâm.
8. Do có những nét dị biệt về ngữ nghĩa của từ đa nghĩa (trên cứ liệu danh từ) của hai ngôn ngữ Anh - Việt cũng nhƣ đặc trƣng văn hoá dân tộc liên quan đến cách biểu đạt, hƣớng phái sinh nghĩa nên khi chuyển dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ cần chú ý đúng mức đến những đặc điểm này. Chuyển dịch nội dung ngữ nghĩa của từ đa nghĩa là một điểm khó, là một thử thách đối với việc làm từ điển đối dịch song ngữ cũng nhƣ đối với các chuyên gia biên dịch, phiên dịch. Vì vậy họ cần hết sức để tránh sai sót dễ gặp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO