Xem xét cấu trúc nghĩa của từ tức là chúng ta xem xét nghĩa trên quan điểm đồng đại. Trên quan điểm này cấu trúc nghĩa đƣợc xem xét trong trạng thái tƣơng đối tĩnh. Trong tình trạng này, sự giống nhau và khác nhau của từ đa
nghĩa thể hiện ở hai nội dung cơ bản: nội dung kiểu loại nghĩa và nội dung mạng lƣới quan hệ liên kết các nghĩa.
Trong địa hạt ngữ nghĩa, đặc điểm các loại nghĩa và các mối quan hệ nghĩa phần nào liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với các quan hệ liên tƣởng. Do đặc tính liên tƣởng là phản ánh sự vật, hiện tƣợng, khái niệm thông qua mối quan hệ tƣơng đồng, tiếp cận, biểu tƣợng hoá nên các nghĩa cũng đƣợc hình thành qua các mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì thế, thuộc nội dung kiểu loại nghĩa, ta có nghĩa đen và nghĩa bóng.
Nội dung mạng lƣới quan hệ liên kết các nghĩa chính là cấu trúc nghĩa của từ đa nghĩa.
Thực tế ngôn ngữ học ngày nay càng chứng tỏ rằng nghĩa của các đơn vị từ vựng không phải là sự tổng hợp giản đơn của các nghĩa khác nhau mà là một hệ thống các yếu tố có liên quan và quy định lẫn nhau. Xin dẫn lại định nghĩa
về từ đa nghĩa của Lê Quang Thiêm: “Từ đa nghĩa là từ mà nội dung bao gồm
một số nghĩa khác nhau, các nghĩa này lập thành một hệ thống nằm trong các mối quan hệ liên kết với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt thƣờng biểu thị các đối tƣợng khác nhau nhƣng lại đƣợc đặt cơ sở trên một sự giống nhau về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối tƣợng”. [44, 305].
Nhƣ vậy, cấu trúc nghĩa chính là mạng lƣới quan hệ giữa các nghĩa trong nội dung từ đa nghĩa. Các quan hệ nghĩa trong cấu tạo nội dung đa nghĩa chỉ rõ các nghĩa và nét nghĩa trong từ đƣợc tập hợp, tổ chức từ các quan hệ, liên hệ nào. Các quan hệ, liên hệ, một mặt vừa đƣợc xác định do đặc điểm các nghĩa, mặt khác vừa phụ thuộc vào số lƣợng nghĩa và các nét nghĩa trong toàn bộ nội
dung từ. Mối quan hệ nghĩa này đƣợc tổ chức theo ba loại hình: loại kế tiếp, song song và xen kẽ kế tiếp song song.
- Mối quan hệ kế tiếp là quan hệ đặc trƣng cho từ chỉ có hai nghĩa và những từ nhiều hơn hai nghĩa mà các nghĩa liên kết nhau theo tổ chức đơn tuyến.
- Mối quan hệ song song chỉ xuất hiện ở những từ trên hai nghĩa mà các nghĩa liên kết theo tổ chức đa tuyến, còn gọi là tổ chức hình cây tẽ nhánh.
- Mối quan hệ xen kẽ kế tiếp song song xảy ra với những từ trên ba nghĩa và theo tổ chức phức hợp loại đơn tuyến với hình cây.
Rõ ràng, xác định kết cấu ngữ nghĩa của từ cần phải tách ra các nghĩa khác nhau của chúng, đồng thời phải làm sáng tỏ những mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các nghĩa đó. Chúng tôi sẽ phân tích kết cấu ngữ nghĩa của một đại diện danh từ đa nghĩa nhiều nhất trong tiếng Anh và một đại diện danh từ đa nghĩa nhiều trong tiếng Việt để minh họa.
Ví dụ 1: Chúng ta xét từ END (cuối) trong tiếng Anh.
Từ này có 7 nghĩa. Đây là một trong năm từ có nhiều nghĩa nhất mà chƣơng 2 đã có dịp nhắc tới.
1. Từ END có nghĩa cơ bản: “Phần hoặc điểm xa nhất hay cuối cùng của chiều dài của một vật”.
Các nghĩa khác của từ END đã phát triển dựa theo một thuộc tính nào đó của nghĩa cơ bản. Dòng nghĩa phái sinh chủ yêú đã phát triển dựa vào thuộc
tính vị trí của từ END.
1a. Vị trí tận cùng của một sự vật. Nghĩa này thể hiện trong nhiều trƣờng hợp: the end of a road (cuối một con đƣờng), the end of a stick (đầu cái gậy), the end of a a line (cuối dòng), the end of the street (cuối phố), the end of the
queue (cuối hàng), the end of the tunnel (đoạn cuối của đƣờng hầm), the east end of a town (khu tận cùng phía đông của thị trấn)...
1.b. Phần cuối của sự vật. Chúng ta bắt gặp trong: at the end of the day/month/year/century, ... (vào cuối ngày/ tháng/ năm/ thế kỷ...), the end of the story (kết cục của một câu chuyện).
1c. Vị trí của sau cùng của một hiện tƣợng, quá trình.
- A cigarette end (đầu lọc thuốc lá), a candle end (mẩu nến chƣa cháy hết). - Gain one’s ends (đạt đƣợc những mục tiêu của mình), to this end (vì mục đích này)...
- He is nearing his end (Ông ấy đang sắp chết), She came to an untimely end (cô ta chết trẻ)...
Ta có thể hình dung sơ đồ kết cấu nghĩa của từ END nhƣ sau:
Mẩu còn lại sau khi
vật đã đƣợc sử dụng Nghĩa cơ bản Vị trí tận cùng của sự vật Vị trí sau cùng của một quá trình Mục tiêu/ mục đích 1a 1b 1c
Từ END có khá nhiều nghĩa (theo thống kê của từ điển) nhƣng chỉ phái sinh theo một dòng duy nhất là dựa vào thuộc tính vị trí của từ này. Sự phái sinh ở đây theo hƣớng đi từ cụ thể đến trừu tƣợng, trong đó các nghĩa liên kết trong mạng lƣới liên kết nghĩa tạo thành một hệ thống.
Ví dụ 2: Chúng ta xét từ ĐẦU sau đây. Đây là từ có 9 nghĩa, nó nằm trong phạm vi danh từ đa nghĩa đã khảo sát của luận văn.
1. Từ ĐẦU có nghĩa cơ bản: “Phần trên cùng của thân thể con ngƣời hay phần trƣớc nhất của thân thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác”.
Các nghĩa khác của từ ĐẦU cũng đã phát triển dựa theo một thuộc tính nào đó của nghĩa cơ bản. Dòng nghĩa phái sinh mạnh nhất đã phát triển dựa vào
vị trí và biểu tượng của từ ĐẦU.
Dòng phái sinh thứ nhất phát triển dựa vào vị trí:
1a. Vị trí tận cùng. Nghĩa này cũng năng động, linh hoạt thể hiện trong nhiều trƣờng hợp: đầu nhà, đầu phố, đầu sông, đầu ngõ, đầu đƣờng...Ở nghĩa này ĐẦU có thêm sắc thái “đằng, phía”.
1b. Vị trí trên hết hoặc trƣớc hết. Nghĩa này thƣờng kèm theo sắc thái vị trí danh dự, vị trí điều khiển, lãnh đạo (đầu đàn, dẫn đầu, đứng đầu, đầu tàu). Ngoài ra còn có các kết hợp khác nhƣ: đầu đạn, đầu bàn, đầu gối, đầu mấu...
2. Dòng nghĩa thứ hai phát triển dựa vào thuộc tính về chức năng điều khiển của bộ óc. Do đó đã tạo ra nghĩa thứ hai là “trí tuệ, ý chí”, thể hiện trong các kết hợp: đầu não, đƣơng đầu, to đầu, cứng đầu...
3. Nghĩa phái sinh thứ ba, độc lập với hai dòng nghĩa trên, là nghĩa “chỉ đơn vị”: đầu trâu, đầu lợn, đầu mẫu, cá kể đầu rau kể mớ...
Ta có sơ đồ của từ ĐẦU nhƣ sau:
Các nghĩa phái sinh có thể quan hệ trực tiếp với nghĩa cơ bản (1.a, 2, 3), có thể quan hệ gián tiếp với nghĩa cơ bản thông qua một nghĩa khác (1.b thông qua 1.a). Tất cả các nghĩa trên liên hệ với nhau làm thành một hệ thống.