Kết quả phân tích định tính cho thấy danh từ đa nghĩa có nhiều nghĩa thƣờng có hƣớng dẫn xuất lớn. Trong tiếng Anh, danh từ đa nghĩa thuộc nhóm danh từ trừu tƣợng có số lƣợng khá cao (76%). Nếu chỉ xét trong phạm vi loại danh từ đa nghĩa có từ 5 nghĩa trở lên (rất đa nghĩa) thì chủ yếu chúng là danh từ trừu tƣợng (82%). Đặc biệt, những danh từ loại này có những tƣơng ứng
trong tiếng Việt không phải là đa nghĩa hoặc đa nghĩa với số lƣợng nghĩa không nhiều. Điều này chứng tỏ con ngƣời ở hai dân tộc Anh, Việt có cách nhận thức về thế giới khách quan khác nhau. Ngƣời Anh nói riêng, ngƣời phƣơng Tây nói chung coi trọng chính xác, chuẩn mực cho nên tƣ duy ngôn ngữ của họ thiên về lối tƣ duy “phạm trù”, khả năng phân tích tốt. Đó là kiểu tƣ duy của logic, khoa học. Còn văn hoá Việt Nam là văn hoá nông nghiệp, con ngƣời Việt Nam luôn trọng tình ngƣời, ƣa lối sống ổn định do đó có năng lực tƣ duy tổng hợp tốt nhƣng lại kém về óc phân tích. Ngƣời Việt thƣờng tƣ duy bằng cái cụ thể, từ cái cụ thể, hành động trực quan. Một số ví dụ sau có thể minh họa cho điều đó.
Ví dụ 1: Cặp từ answer (4 nghĩa)- sự trả lời (1 nghĩa).
Sự khác nhau dễ thấy đó là số lƣợng nghĩa của cặp từ này. Trong khi danh từ answer trong tiếng Anh có đến 4 nghĩa thì tƣơng ứng của nó trong tiếng Việt chỉ có 1 nghĩa. Đó là kết quả của việc danh hoá động từ trong tiếng Việt.
Trong thực tế, cặp danh từ Anh-Việt này có cùng một nghĩa gốc: “điều đƣợc nói, viết hoặc làm để đáp lại hoặc phản ứng”. Vì từ tiếng Việt là đơn nghĩa nên không có phái sinh.
Trong khi đó, từ answer trong tiếng Anh sự mở rộng nghĩa hơn, từ nghĩa
cơ bản nó đƣợc khái quát hoá thành huớng giải quyết, lời giải đáp, đáp số... Ta
bắt gặp trong:
- This could be the answer to all our problems.
(Cái này có thể là lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta) - There is no easy answer to the problem of pollution. ( Không có hƣớng giải quyết dễ dàng cho sự ô nhiễm)
- I think the answer to No.5 is fourteen. (Tôi nghĩ đáp án cho bài 5 là 14)
- The answer to 2 + 3 is 5
(Đáp số cho 2 + 3 là 5)
Ví dụ 2: Cặp danh từ fault - lỗi.
Từ fault trong tiếng Anh có 5 nghĩa, từ tƣơng ứng với nó trong tiếng Việt
lỗi có 3 nghĩa.
Hai từ này có một hình thức phái sinh nghĩa chung, tức là đều khái quát hoá từ nghĩa cơ bản, từ một chỗ sai khái quát lên với phạm vi rộng hơn để nói đến điều sai sót, không nên trong hành độnh cƣ xử.
Hình thức phái sinh thứ hai chỉ có trong từ fault của tiếng Anh. Đó là từ
nghĩa cơ bản, từ một điểm sai sót cụ thể nói đến hậu quả của một quá trình vận
động. Trong trƣờng hợp này fault= crack (phay, sự đứt đoạn của của các lớp
đã nối tiếp nhau do sự vận động của vỏ trái đất gây ra).
Ví dụ 3: Cặp từ case (6 nghĩa)- trường hợp (2 nghĩa).
Chúng ta dễ dàng nhận thấy từ case của tiếng Anh có số lƣợng nghĩa
nhiều gấp 3 lần từ trường hợp của tiếng Việt.
Hai từ này có chung nghĩa cơ bản: “ việc xảy ra hoặc giả định xảy ra, nói về mặt cụ thể mỗi lần một khác”.
Sự giống nhau về nghĩa của hai từ này phải kể đến hƣớng dẫn xuất đầu tiên của chúng, theo hƣớng từ cụ thể đến tổng quát, sự xảy ra của một việc riêng cụ thể đến tình trạng chung và hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt liên quan đến một ngƣời hoặc vật. Ta gặp trong: a case of blackmail (trƣờng hợp tống tiền), in case (trong trƣờng hợp), in your case (trong trƣờng hợp của anh)...
Sự khác nhau về tuyến dẫn xuất nghĩa biểu hiện ở tính đa dạng ở hƣớng
dẫn xuất của case trong tiếng Anh mà trong tiếng Việt không có. Từ nghĩa cơ
bản từ này còn hàm ý tới tình trạng làm ăn hiện tại, tình trạng đau ốm của ai, vấn đề đang đƣợc điều tra cũng nhƣ vấn đề đƣa ra để quyết định ở toà án. Ta gặp những nét nghĩa đó trong:
Is it the case that the company’sales have dropped ?
(Có đúng là hàng bán ra của công ty đã giảm sút không ?). If that is the case, you will have to work much harder.
(Nếu đúng là nhƣ thế thì anh sẽ phải làm việc vất vả nhiều hơn).
Hay trong: a case of the typhoid (một ca thƣơng hàn), a murder case (một vụ giết ngƣời)...
Hơn nữa, trong ngôn ngữ, từ case còn chỉ sự thay đổi hình thái của danh từ hoặc đại từ... nhất là trong ngôn ngữ biến cách. Chẳng hạn: possessive case (sở hữu cách), the nominative case (danh cách)...
Nhƣ vậy, hƣớng dẫn xuất của danh từ case trong tiếng Anh phong phú
hơn hƣớng dẫn xuất của danh từ trường hợp trong tiếng Việt. Điều đó nói lên
chức năng hoạt động của danh từ case trong tiếng Anh linh hoạt, có phạm vi
rộng hơn so với danh từ trường hợp trong tiếng Việt.
Ví dụ 4: Cặp từ element (7 nghĩa) - yếu tố (2 nghĩa)
Từ element có nhiều nghĩa hơn hẳn so với từ tƣơng ứng của nó trong tiếng Việt. Hai từ này đƣợc con ngƣời ở hai dân tộc nhìn nhận tƣơng đối giống nhau. Cả hai cùng có nghĩa cơ bản là “bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tƣợng”. Tuy nhiên hƣớng dẫn xuất nghĩa lại khác nhau.
Từ yếu tố còn đƣợc dùng nhƣ nhân tố (cái cần thiết gây ra, tạo ra cái gì). Và nhƣ vậy, theo lý thuyết về định nghĩa từ đa nghĩa mà luận văn lấy làm cơ sở
Nội dung nghĩa của element trong tiếng Anh lại khác. Từ này có hƣớng phái sinh đa nghĩa đa dạng, phức tạp. Bên cạnh việc biểu thị một khái niệm thuộc về bản chất, khái niệm thông thƣờng, từ này còn vƣơn tới những khái niệm khái quát trừu tƣợng chính xác cao, khái niệm khoa học.
Từ nghĩa cơ bản nghĩa phái sinh đầu tiên là một lƣợng nhỏ vật gì; cho thấy nhƣ là dấu hiệu của vật:
- There is an element of truth in his story (Có yếu tố chân thực trong câu chuyện của anh ta).
- There is always an element of danger in mountain climbing. (Trong leo núi luôn có yếu tố nguy hiểm).
Và từ nghĩa phái sinh này, ngƣời Anh liên tƣởng tới các lực lƣợng thiên nhiên, thời tiết (đặc biệt là thời tiết xấu): the fury of the elements (cơn cuồng nộ của thiên nhiên).
Hơn nữa, từ element còn diễn đạt những tri thức khoa học tự nhiên nhƣ
trong các ví dụ dƣới đây:
- The four elements: bốn nguyên tố (đất, nƣớc, không khí, lửa), - Water is composed the elements of hydrogen and oxygen (Nƣớc bao gồm các nguyên tố hyđrô và ôxy)
- The elements of the intergral (yếu tố của tích phân) - The elements of mathematics (nguyên lý của toán học)
Nhƣ vậy, chúng ta có thể hình dung hƣớng dẫn xuất phái sinh nghĩa của từ
element theo sơ đồ sau: Nghĩa gốc Lƣợng nhỏ, dấu hiệu Hiện tƣợng Khái niệm khoa học
3.3. Nhận xét chung về tuyến dẫn xuất trong hai ngôn ngữ
Nói đến hƣớng dẫn xuất phái sinh nghĩa của từ đa nghĩa tức là nói đến quá trình vận động phát triển ngữ nghĩa của nó. Đây là một quá trình vô cùng trừu tƣợng. Vốn bản thân ngữ nghĩa đã trừu tƣợng, ở bình diện vận động và phát triển lại càng trừu tƣợng hơn. Quá trình phát triển nghĩa trong từ đa nghĩa chính là quá trình con ngƣời nhận thức hiện thực khách quan một cách chủ động (chủ yếu) hoặc không chủ động (ít hơn) để tạo ra cho từ những mối liên hệ và quan hệ với hiện thực khách quan và những đơn vị ngôn ngữ lân cận khác. Nói nhƣ vậy, một mặt, phản ánh rằng, đa nghĩa là một quá trình chủ động của con ngƣời, tức là có nguyên do, phi võ đoán; một mặt, nói lên sự nhận thức thuộc tính mới thuộc về sự vật, tức là nghĩa – đơn vị nghĩa mới – có đƣợc là hoàn toàn không độc lập với nhận thức của con ngƣời. Nghĩa mới kia, trƣớc lúc đƣợc nhận thức, cũng có thuộc tính chung nhƣ là nghĩa độc lập với nhận thức của con ngƣời. Song, khi nó đƣợc quy vào trong một từ cụ thể nào đó thì lại phụ thuộc chặt chẽ vào khả năng nhận thức của con ngƣời. Lúc đó con ngƣời nhận ra, tạo ra; trƣớc đó con ngƣời chƣa nhận ra, tạo ra đƣợc.
Quy luật nhận thức là quy luật chung của loài ngƣời. Quy luật nhận thức diễn ra theo hƣớng từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tƣợng, từ đã biết đến chƣa biết. Quy luật này chỉ ra quá trình nhận thức bắt đầu từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng lại quay trở về thực tiễn để kiểm chứng kết quả của tƣ duy trừu tƣợng. Xu hƣớng phát triển nghĩa của danh từ đa nghĩa biểu hiện một quá trình nhận thức của con ngƣời với thế giới khách quan, vì thế cũng nằm trong quy luật chung này. Xét trong sự phát triển đa nghĩa, thì hình ảnh trực quan sinh động chính là nghĩa cơ bản, nghĩa gốc của từ. Và từ những thuộc tính, tính chất riêng rẽ của nghĩa cơ bản, đƣợc khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, tạo ra các nghĩa phái sinh. Nhƣ vậy, những nghĩa
phái sinh thƣờng mang tính trừu tƣợng. Và sau cùng, những nghĩa phái sinh này sẽ đƣợc sử dụng trong đời sống. Nhƣ vậy, phát triển nghĩa thuộc về hai quá trình cơ bản: mở rộng nghĩa và chuyên hoá nghĩa.
Mở rộng nghĩa là một quá trình phát triển đi từ nghĩa cụ thể tới nghĩa trừu tƣợng. Đây là con đƣờng chủ yếu của sự phát triển nghĩa. Nó là một quá trình làm tăng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ. Nhu cầu nhận thức của tƣ duy, nhu cầu xác lập quan hệ giữa các đối tƣợng nhận thức của con ngƣời và nhu cầu biểu hiện bằng ngôn ngữ, giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn thúc đẩy con ngƣời không thể bằng lòng với cái vốn có, cái đã có, mà cần vƣơn tới những biến đổi, sáng tạo.
Đối với trƣờng hợp chuyên hoá nghĩa, đó là quá trình làm cho nghĩa của từ từ phạm vi sử dụng này sang phạm vi sử dụng khác chuyển hoá với tƣ cách nhìn từ góc độ khác nhau. Tuy nhiên quá trình chuyên hoá này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong quá trình phát triển nghĩa của từ đƣợc định nghĩa trong từ điển thƣờng.
Hơn nữa, trong phát triển đa nghĩa, hai quá trình mở rộng và chuyên hoá này có sự chi phối của tâm lý, tập quán, văn hoá xã hội và cả sự phát triển của nội bộ ngôn ngữ. Điều đó phần nào thể hiện trong các ví dụ trên.