Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với doanh nghiệp

Trong hệ thống nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bƣớc phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trƣởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nhƣ: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Các doanh nghiệp đƣợc kỳ vọng góp sức vào sự phát triển chung của các ngành công nghiệp hỗ trợ hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc các dự án lớn của Nhà nƣớc. Tuy nhiên hiện nay, đa số doanh nghiệp chƣa tham gia hoặc tham gia chƣa nhiều vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong doanh nghiệp của Việt Nam còn thấp. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 - 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 - 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.

Vậy, làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tiếp nhận đƣợc các công nghệ mới, thì ở đề tài này, tôi phân tích một số vai trò của chuyển giao công nghệ nói chung và vai trò đối với sự phát triển của các doanh nghiệp

Chuyển giao công nghệ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi nƣớc nói riêng (bao gồm cả các doanh nghiệp trong nƣớc). Chuyển giao công nghệ có lợi ích cho cả bên giao và bên nhận.

Đối với bên tiếp nhận: Họ có đƣợc công nghệ có trình độ cao hơn, do công nghệ họ tiếp nhận đều là công nghệ của nƣớc ngoài có trình độ cao hơn công nghệ trong nƣớc đặc biệt là ở nƣớc ta việc chuyển giao công nghệ từ nƣớc

ngoài có thể nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Trong khi công nghệ trong nƣớc lại cũ kỹ, lạc hậu. Bên cạnh đó, thông qua chuyển giao công nghệ, bên tiếp nhận có thể tiết kiệm đƣợc nguồn lực. Thay vì đầu tƣ nguồn lực cho nghiên cứu triển khai công nghệ nội sinh, họ có thể đi mua công nghệ nƣớc ngoài, còn nguồn lực đó họ có thể đầu tƣ để phát triển công nghệ đƣợc mua về hoặc đầu tƣ cho lĩnh vực khác.

Đối với bên chuyển giao: Họ thu lợi nhuận từ hoạt động chuyển giao công nghệ, kéo dài vòng đời công nghệ đƣợc chuyển giao để tạo điều kiện thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài

Công nghệ tạo ra năng suất lao động cao hơn cùng sự phong phú về chủng loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng, nó là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp, nền kinh tế có vai trò to lớn đối với vấn đề môi trƣờng trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và quá trình chế tác, sử dụng. Với xu thế hội nhập, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, với cùng trình độ phân công lao động, chuyên môn hóa ở tầm chuyên sâu đến từng chi tiết sản phẩm thì hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thúc đẩy thƣơng mại quốc tế phát triển, cho phép khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Mặt khác nó làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới theo hƣớng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp.

Mặc dù chuyển giao công nghệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tuy nhiên, vấn đề chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều trở ngại bởi các doanh nghiệp vẫn chƣa có thói quen cũng nhƣ chƣa đánh giá đầy đủ vai trò của đầu tƣ phát triển công nghệ trong chiến lƣợc phát triển bền vững, lâu dài. Thực tế hiện nay chi phí đầu tƣ của doanh nghiệp cho phát triển công nghệ rất thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp mức đầu tƣ bằng không. Bên cạnh đó, do kỹ năng còn yếu và thiếu nên nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi những thất bại trong thƣơng trƣờng chuyển giao công nghệ.

Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đƣợc thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Kết quả của việc mua bán này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực công nghệ của hai bên, đặc biệt là bên nhận chuyển giao công nghệ. Nếu doanh nghiệp không đủ kiến thức để thẩm định thiết bị công nghệ khi đƣợc chuyển giao, dễ dẫn đến trƣờng hợp máy móc nhận về gặp trục trặc, hƣ hỏng hoặc không sử dụng đƣợc, phải vứt bỏ. Hợp đồng sơ hở cũng là lỗi mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi soạn thảo và đàm phán. Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nhƣng lại không có điều khoản quy định rõ ràng về đào tạo và trợ giúp kỹ thuật nên gặp khó khăn lớn khi công nghệ gặp trục trặc kỹ thuật. Những cái thiếu khác nhƣ sự hỗ trợ từ phía đối tác, sự chủ động trong thị trƣờng, nguồn nhân lực có tay nghề và đƣợc đào tạo, kỹ năng quản lý... cũng trở thành những yếu tố làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ dễ phát sinh rủi ro do công nghệ có nhiều đối tƣợng, hạng mục mua bán nên doanh nghiệp khó cùng một lúc nhận biết đƣợc tất cả các quyền của bên mua dƣới các góc độ kỹ thuật, thƣơng mại, pháp lý. Vì vậy khi thực hiện, những vấn đề về quyền, nghĩa vụ mới phát sinh dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện. Do đó trƣớc khi tiến hành chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình và lƣu ý các vấn đề nhƣ phân tích lợi nhuận mang lại khi chuyển giao công nghệ, cân nhắc xem nhập công nghệ trọn gói hay từng phần là hiệu quả nhất. Đồng thời doanh nghiệp phải có kiến thức, kinh nghiệm, nắm vững luật pháp chuyển giao công nghệ, đặc biệt cần nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức dịch vụ tƣ vấn trong giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, để đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ, cần có tổ chức chuyên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cung và cầu công nghệ cả trong và ngoài nƣớc. Song song đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất ứng dụng các sản phẩm công nghệ cao, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)