Tính tất yếu khách quan của nhập khẩu công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 76)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Các căn cứ để nhập khẩu công nghệ

3.1.1. Tính tất yếu khách quan của nhập khẩu công nghệ

Nhập khẩu là q trình trao đổi hàng hố giữa các nƣớc thơng qua bn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hố là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những ngƣời sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nƣớc tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nƣớc. Ngày nay, khi q trình phân cơng lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, nhập khẩu đƣợc xem nhƣ là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, khơng một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chƣa nói gì đến phát triển nếu tự cơ lập mình khơng quan hệ kinh tế với thế giới.

Nhập khẩu công nghệ cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao năng lực nội sinh về cơng nghệ của quốc gia và doanh nghiệp. Bí quyết thành cơng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của nhiều nƣớc là mở rộng thị trƣờng quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hố qua chế biến có hàm lƣợng kỹ thuật cao và nhập khẩu hàng hóa tại các nƣớc tiên tiến, đặc biệt là với hàng hóa là cơng nghệ. Sự ra đời và phát triển của nhập khẩu công nghệ gắn liền với q trình phân cơng lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng lên. Nhập khẩu cũng vì thế mà ngày càng mở rộng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ cảu khoa khọc kỹ thuật đang diễn ra hàng ngày trên thế giới, một trong những đặc điểm nổi bật là vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn, vì thế vịng đời của công nghệ, thiết bị máy

móc dùng để sản xuất ra sản phẩm cũng ngắn đi. Do vậy, xu hƣớng các nƣớc có nền kinh tế phát triển ln có nhu cầu thay thế các công nghệ cũ bằng các công nghệ mới đƣợc tạo ra dựa trên những thành tựu khoa học mới nhất. Do đó, các nƣớc này sẽ chuyển giao cơng nghệ cũ cho các nƣớc có trình độ cơng nghệ thấp hơn là các nƣớc đang phát triển và các nƣớc chậm phát triển. Việc chuyển giao cơng nghệ dù là cơng nghệ cũ thì cả bên chuyển giao và bên nhân chuyển giao đều đạt đƣợc lợi ích, bên chuyển giao nhận đƣợc khoản tiền chuyển giao cơng nghệ, bán máy móc thiết bị, cịn bên nhận chuyển giao nhận đƣợc công nghệ có trình độ cao hơn, phù hợp với trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tiếp nhận của mình, từ đó đem lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng các công nghệ nhập khẩu này

Nhập khẩu công nghệ xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã hội giữa các quốc gia. Trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay, hoạt động nhập khẩu đang ngày càng phát triển và thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế đất nƣớc. Thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hƣớng cơng nghiệp hóa đất nƣớc

- Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo phát

triển cân đối và ổn định.

- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Đối

với ngƣời tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ hội tiếp cận với hàng hóa đa dạng, hiện đại và giá thành thấp hơn so với hàng sản xuất trong nƣớc. Đối với sản xuất, nhập khẩu là nguồn đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuất, đảm bảo về cơng nghệ thiết bị cho q trình hiện đại hóa sản xuất, tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao động

- Nhập khẩu có vai trị tích cực đến thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Với

những trang thiết bị sản xuất hiện đại, những tƣ liệu sản xuất mà nhập khẩu đem lại sẽ làm tăng chất lƣợng của hàng hóa, làm cho hàng xuất

khẩu của ta tiến gần hơn với nhu cầu của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam có thể xuất ra thị trƣờng thế giới.

Tuy nhiên, nhập khẩu công nghệ không phải để phụ thuộc công nghệ ngoại nhập mà để đổi mới công nghệ, sáng tạo công nghệ và tăng cƣờng năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất nƣớc. Tại các nƣớc đang phát triển, giữa nhập công nghệ ngoại và sáng tạo cơng nghệ trong nƣớc có thể nảy sinh những mâu thuẫn nhất định: nhấn mạnh sáng tạo cơng nghệ sẽ có thể tạo ra một vùng đổi mới khép kín và bài trừ du nhập cơng nghệ từ bên ngồi vào đất nƣớc; nhập khẩu cơng nghệ có thể dẫn tới hạn chế sáng tạo công nghệ trong nƣớc. Ở Việt Nam hiện nay, nhập khẩu công nghệ đƣợc coi là giải pháp quan trọng để phát triển đất nƣớc. Cũng có những vấn đề từng đặt ra nhƣ quan hệ giữa ngoại lực và nội lực (ngoại lực là quan trọng và nội lực là quyết định), kết hợp giữa nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, coi trọng làm chủ công nghệ nhập, thúc đẩy giải mã công nghệ... Tuy nhiên, dƣờng nhƣ chúng ta vẫn chƣa định hình rõ cách thức thống nhất giữa nhập khẩu công nghệ và sáng tạo công nghệ, thống nhất giữa mục tiêu và quá trình phát triển và độc lập về chính trị. Có thể độc lập về chính trị mà vẫn phụ thuộc vào cơng nghệ bên ngoài. Tuy nhiên, khơng thể có độc lập trọn vẹn nếu chƣa thốt khỏi sự phụ thuộc công nghệ. Mục tiêu độc lập công nghệ sẽ đƣa đất nƣớc tiếp tục tiến xa hơn, tạo nên những tầng nấc phát triển mới. Hƣớng tới độc lập công nghệ cũng tạo những động lực mới với phát triển KH&CN nói chung nhờ tăng sự so sánh đối kháng, tăng gắn kết chặt chẽ giữa KH&CN với kinh tế, nhấn mạnh năng lực công nghệ quốc gia.

Ở Việt Nam hiện nay, phụ thuộc kinh tế đang trở thành vấn đề nổi cộm với các nhận định nhƣ: “Nội lực của nền kinh tế chúng ta yếu nên không đủ sức hút các yếu tố ngoại lực nhằm tăng thêm sức mạnh cho nền kinh tế; điều này thể hiện rõ trong việc nhiều cơng ty liên doanh với nƣớc ngồi bị áp lực của phía nƣớc ngồi muốn chi phối hoặc thâu tóm cơng ty trong nƣớc”; “Lệ thuộc nhập khẩu hàng hóa đầu vào, điển hình là hàng hóa, nguyên liệu từ

Trung Quốc”; “Cán cân xuất khẩu lại lệ thuộc quá nhiều vào nhà đầu tƣ nƣớc ngoài”... Bản thân phụ thuộc về cơng nghệ cũng đƣợc đề cập. Do đó, mặc dù nhập khẩu công nghệ là tất yếu và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên, để không phụ thuộc vào công nghệ nhập, mỗi quốc gia, doanh nghiệp phải có chính sách nhập khẩu cơng nghệ phù hợp.

3.1.2. Chính sách nhập khẩu cơng nghệ

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động thƣơng mại quốc tế, nhập khẩu có tác động trực tiếp tới q trình sản xuất và đời sống của một quốc gia. Đối với một nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu thƣờng nhằm hai mục đích: một là, để bổ sung các hàng hóa mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc hoặc sản xuất trong nƣớc không đáp ứng đủ nhu cầu; hai là, để thay thế những hàng hóa mà sản xuất trong nƣớc sẽ khơng có lợi bằng nhập khẩu.

Nhằm hƣớng hoạt động nhập khẩu công nghệ vào mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách cơng nghệ so với các nƣớc tiên tiến trong khu vực. Đối với nhiều nƣớc tiên tiến trong khu vực, đổi mới cơng nghệ trong những năm đầu của q trình cơng nghiệp hóa đều dựa vào nhập khẩu có chọn lọc và ứng dụng hiệu quả công nghệ nhập.

Nghiên cứu hệ thống chính sách cho thấy, chính sách nhập cơng nghệ bao gồm các yếu tố luật pháp, thủ tục, quy định về quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động nhập công nghệ và các biện pháp khuyến khích nhập cơng nghệ. Chính sách nhập cơng nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách liên quan, đặc biệt là chính sách đầu tƣ nƣớc ngồi, chính sách tài chính, chính sách thƣơng mại. Chính sách khuyến khích nhập cơng nghệ là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính sách nhập cơng nghệ nhằm mục tiêu nâng cao năng lực công nghệ quốc gia dựa vào việc nhập, làm chủ và cải tiến cơng nghệ nhập. Chính sách này đƣợc thực hiện thơng qua một số biện pháp chủ yếu nhƣ xây dựng định hƣớng ƣu tiên, hỗ trợ tài chính và ƣu đãi thuế đối với công nghệ nhập

Trong những năm qua, trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra, các doanh nghiệp trong nƣớc đã có nhiều chuyển động tích cực trong đó có đổi mới và nhập khẩu cơng nghệ hiện đại từ nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, trong công tác nhập khẩu công nghệ, cũng tồn tại nhiều vấn đề mà bản thân doanh nghiệp chƣa đủ sức giải quyết nhƣ: Các vấn đề tiếp nhận thông tin công nghệ, giá cả thị trƣờng, các nguồn cung ứng công nghệ, nhân lực tài chính của doanh nghiệp cịn yếu, trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ lao động cịn thấp.... đồng thời chính sách nhập khẩu cơng nghệ của Nhà nƣớc với ƣu đãi về thuế, về các biện pháp phi thuế cũng nhƣ các biện pháp hỗ trợ nhập khẩu cơng nghệ cịn ở mức hạn chế cụ thể:

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, với hoạt động nhập khẩu cơng nghệ thì các doanh nghiệp đều đóng vai trị là ngƣời mua thụ động, chủ yếu nhập các công nghệ đã phổ biến để sản xuất các sản phẩm đơn giản nhằm thay thế hàng nhập khẩu và định hƣớng xuất khẩu. Thời kỳ đầu, nhập công nghệ thƣờng đƣợc thực hiện qua một vài hình thức đơn giản nhƣ nhập máy móc, thiết bị, bắt chƣớc và trợ giúp kỹ thuật dựa vào các hợp đồng sản xuất gia cơng cho nƣớc ngồi. Từ năm 1980, cùng với quá trình phát triển kinh tế và tác động mạnh mẽ của quá trình tồn cầu hóa, mục tiêu và hoạt động nhập cơng nghệ đã đƣợc mở rộng cả về quy mô và mức độ. Sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng công nghệ khu vực và quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho việc mua bán cơng nghệ. Bên bán có thể lựa chọn đối tác, địa điểm hiệu quả hơn để chuyển giao công nghệ (CGCN), cịn bên mua có thể thu nhiều lợi ích hơn nhờ mua đƣợc cơng nghệ thích hợp với giá rẻ và ít bị ràng buộc vào các điều kiện đặt ra của bên bán. Vì vậy, nhu cầu nâng cao kỹ năng và các dịch vụ CGCN (đánh giá, lựa chọn, đàm phán, tƣ vấn, đào tạo kỹ thuật) ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp. Khác với thời kỳ đầu, trong thời kỳ này, hoạt động nhập công nghệ đƣợc đẩy mạnh thông qua các kênh chính thức trên cơ sở hợp đồng đƣợc xác lập theo quy định của pháp luật. CGCN đƣợc đẩy mạnh thông qua các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc

ngoài và chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu một số đối tƣợng quan trọng nhƣ sáng chế, giải pháp hữu ích… để nâng cao hiệu quả khai thác công nghệ nhập, đặc biệt trong các ngành sản xuất quy mơ lớn, địi hỏi dây chuyền cơng nghệ phức tạp. Chính sách nhập công nghệ của nhiều nƣớc đều chú trọng hỗ trợ nhập một số, tự làm một số để tạo điều kiện phát huy lợi thế tiềm năng của quốc gia. Ở nhiều nƣớc, chính phủ thƣờng áp dụng cơ chế hỗ trợ đặc biệt để khuyến khích doanh nghiệp nhập một số đối tƣợng công nghệ quan trọng (thiết kế, sáng chế, phần mềm…) nhằm phục vụ mục tiêu tự phát triển, tạo ra công nghệ trong nƣớc thuộc một số lĩnh vực đƣợc coi là thế mạnh của mình. Hệ thống chính sách nhập cơng nghệ cũng đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tự do hóa, hạn chế sự can thiệp và bảo hộ của nhà nƣớc. Nhà nƣớc xây dựng định hƣớng ƣu tiên nhập công nghệ và chú trọng kết hợp hiệu quả giữa khuyến khích nhập có chọn lọc một số công nghệ tiên tiến với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ trong nƣớc để có đủ năng lực thích nghi, làm chủ, cải tiến công nghệ nhập và tạo ra công nghệ mới trong nƣớc nhằm nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.

Với tác động của q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đổi mới cơng nghệ đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhập công nghệ đã đƣợc nhấn mạnh trong nhiều chủ trƣơng, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Lấy ứng dụng, CGCN là chính. Tạo đƣợc khả năng lựa chọn, thích nghi và làm chủ các công nghệ nhập, đi thẳng vào các công nghệ tiên tiến nhất, trƣớc hết ở những ngành, những lĩnh vực có tác động chi phối nền kinh tế quốc dân, những ngành có giá trị gia tăng cao, những ngành công nghiệp mới xây dựng, những ngành sản xuất sản phẩm chủ lực”. Văn kiện Đại hội Đảng khóa X cũng đã nêu rõ: “Đẩy mạnh có chọn lọc việc nhập cơng nghệ, mua sáng chế, kết hợp cơng nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng

cao trình độ cơng nghệ của các ngành có lợi thế cạnh tranh, có tỷ trọng lớn trong GDP, các ngành công nghiệp bổ trợ và tạo nhiều việc làm cho xã hội...”. Trƣớc đây, trong công tác nhập khẩu giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới thì hoạt động nhập khẩu đƣợc thực hiện qua các hợp đồng mua bán ngoại thƣơng (đối với các nƣớc TBCN), hoặc các nghị định thƣ về trao đổi hàng hóa (đối với các nƣớc XHCN), do vậy, việc điều chỉnh nhập khẩu công nghệ ở Việt Nam thời kỳ đó khơng có luật điều chỉnh riêng. Cho đến nay, để đẩy mạnh công tác nhập khẩu và thúc đẩy cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào hoạt đông nhập khẩu, cơ chế chính sách ở Việt Nam đã dần hoàn thiện, một số luật và chính sách quan trọng đã đƣợc ban hành nhƣ:

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6

năm 2005

- Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2005 của Thủ

tƣớng chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trƣờng công nghệ.

- Luật đầu tƣ số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định

chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ

- Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm

2006

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 48/2008/QH12 và Luật số

32/2013 ngày 16 tháng 6 năm 2013 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

- Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính

phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Luật KH&CN số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013

- Thông tƣ 20/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 về việc nhập khẩu

Trong đó Luật CGCN, Luật Đầu tƣ, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Đề án phát triển thị trƣờng công nghệ ban hành theo Quyết định 214/2005/QĐ-TTg và các giải pháp chính sách liên quan đã tạo lập cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập công nghệ vào Việt Nam. Luật Đầu tƣ và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 76)