Đánh giá chung về việc sử dụng công nghệ nhập khẩu tại các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đánh giá chung về việc sử dụng công nghệ nhập khẩu tại các doanh

nghiệp hiện nay

Công nghệ là một yếu tố rất quan trọng khơng thể thiếu đƣợc đối với q trình sản xuất trong các doanh nghiệp của mỗi quốc gia. Doanh nghiệp là nơi sử dụng công nghệ để sản xuất ra hàng hoá, đồng thời cũng tại đây là nơi tạo ra công nghệ mới, công nghệ hiện đại, đến lƣợt mình cơng nghệ lại có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất. Công nghệ là một nhân tố có tính quyết định đến chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trƣờng. Hiện nay công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp ở nƣớc ta nhìn chung đang ở trình độ thấp, thậm chí ở nhiều doanh nghiệp cơng nghệ cịn lạc hậu nên chất lƣợng sản phẩm cịn kém, chi phí sản xuất lớn, giá thành cao dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngồi nƣớc cịn yếu. Muốn khắc phục đƣợc tình trạng này, vấn đề mấu chốt là phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất với cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến; các doanh nghiệp phải nhập khẩu và làm chủ đƣợc công nghệ mới, cơng nghệ cao từ các nƣớc có trình độ khoa học - kỹ thuật phát triển; vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chính sách liên quan đến nhập khẩu cơng nghệ của quốc gia.

Trong những năm qua, đặc biệt là từ những năm 90 trở lại đây trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra, các doanh nghiệp nƣớc ta đã có nhiều chuyển động tích cực trong đó có việc đổi mới và nhập khẩu cơng nghệ hiện đại từ nhiều nƣớc trên thế giới và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, nhiều ngành và lĩnh vực đã cải thiện rõ rệt về trình độ cơng nghệ nhƣ ngành bƣu chính viễn thơng, xây dựng, giao thơng và một số ngành công nghiệp nhẹ. Cụ thể, Những năm đầu của

thời kỳ đổi mới hoạt động nhập khẩu cơng nghệ, máy móc thiết bị cịn chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé, chỉ chiếm 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, cho đến những năm 1997 - 2000 với việc các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi đầu tƣ vào Việt nam thì kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị cũng tăng lên đáng kể, từ 15,3% năm 1997 đến 18% năm 2000 so với tổng kim ngạch nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu năm tƣơng ứng là 1,77 - 2.57 tỷ USD). Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi có tỷ trọng này cao hơn so với chung của cả nƣớc là 20 - 43%. Nhập khẩu máy móc, thiết bị ngày càng tăng cao theo các năm. Ví dụ: Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 của Việt Nam ƣớc đạt 57 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2006. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi nhập khẩu 21 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 27,3% so với năm 2006; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nƣớc ƣớc đạt 36 tỷ USD, chiếm 63,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc và tăng 27,2% so với năm 2006. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu, riêng nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (tỷ lệ tƣơng ứng năm 2006: 93,6%; 6,4%, cả giai đoạn 2001- 2005 là 93,2%; 6,8%). Trong năm 2007, các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn là máy móc, thiết bị, phụ tùng: 8,5 tỷ USD, tăng 28,2%; xăng dầu; 6,9 tỷ USD, tăng 15,4%; Thép thành phẩm: 3,2 tỷ USD, tăng 46,4%; linh kiện điện tử, máy tính: 2,5 tỷ USD tăng 22,1%; Nguyên phụ liệu dệt may là: 2,3 tỷ USD, tăng 17,9%; Chất dẻo nguyên liệu: 2,4 tỷ USD, tăng 28,6%; Hoá chất nguyên liệu: l,3 tỷ USD, tăng 24,8%; Vải: 3,9 tỷ USD, tăng 30,7% và sau đó là nguyên, nhiên, vật liệu quan trọng phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong nƣớc và gia công xuất khẩu nhƣ bông xơ các loại, linh kiện ô tô, linh kiện xe máy, giấy các loại và phân bón các loại...Thị trƣờng nhập khẩu năm 2007 tập trung chủ yếu vào Châu Á, trong đó kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các thị trƣờng nhập khẩu của

cả nƣớc, kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chiếm khoảng 25%, từ Trung

Quốc chiếm khoảng 20%14.

Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên thị trƣờng cả nƣớc nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng diễn ra rất sơi động và đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong công tác nhập khẩu công nghệ cũng tồn tại nhiều vấn đề mà bản thân các doanh nghiệp chƣa đủ sức để giải quyết nhƣ: Các vấn đề về tiếp cận thông tin về công nghệ, về giá cả thị trƣờng, về các nguồn cung ứng công nghệ; năng lực tài chính của doanh nghiệp cịn yếu; trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ lao động còn thấp; điều kiện cơ sở vật chất hiện có cịn lạc hậu gây khó khăn cho việc sử dụng và làm chủ công nghệ mới. Điều này dẫn đến, tình trạng về cơng nghệ nhập khẩu trong nƣớc lạc hậu, hoạt động chuyển giao công nghệ chƣa đạt đƣợc hiệu quả.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tỷ lệ tăng GDP bình quân hàng năm của ngành công nghệ khá cao (khoảng 14%). Tuy nhiên, nếu so sánh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng Việt Nam so với thế giới thì vẫn cịn quá chậm, đặc biệt về mặt công nghệ. Về vấn đề này, theo Bộ KH&CN, phần lớn các doanh nghiệp nƣớc ta (chủ yếu là các doanh nghiệp dân doanh) đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ; có 76% máy móc, dây chuyền cơng nghệ nhập thuộc thế hệ những năm 1960 -1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50% thiết bị là đồ tân trang… Nhóm ngành sử dụng cơng nghệ cao mới đạt khoảng 20%, trong khi đó ở Singapore là 73%, Malaysia là 51% và Thái Lan là 31% (tiêu chí để đạt trình độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là trên 60%). Theo thống kê của Bộ KH&CN cho thấy, từ năm 2007 đến nay, Bộ mới cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho 254 hợp đồng chuyển giao cơng nghệ, trong đó có 217 hợp đồng chuyển giao cơng nghệ thuộc các dự án FDI, chỉ có 37 hợp đồng chuyển giao

công nghệ là chuyển giao độc lập15

. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tƣ nhân nói riêng chƣa thực sự quan tâm đến hoạt

14 Theo có thể xem chi tiết: Nguồn niên giám thống kê 2007 – Tổng cục thống kê 15

Tham khảo Nguyễn Thủy, doanh nghiệp Việt Nam rất chậm đổi mới công nghệ,

động đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời không mặn mà trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với cơ quan quản lý về khoa học cơng nghệ, thậm chí đã có hiện tƣợng lợi dụng cơ chế quản lý để thực hiện việc chuyển giá thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ.

Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật đang tạo ra các sản phẩm thấp và không ổn định, làm hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (khi giá thành các sản phẩm trong nƣớc thƣờng cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20-40%). Đây là hệ quả của việc sử dụng công nghệ tụt hậu, chƣa làm chủ đƣợc công nghệ nguồn, chậm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay. Một cuộc khảo sát chuyển giao công nghệ tại 42 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cho thấy: trong 727 thiết bị và 8 dây chuyền sản xuất thì có tới 76% thiết bị đƣợc sản xuất từ những năm 50-60, 50% máy móc đã qua sử dụng. Trong số những công nghệ đƣợc nhập khẩu về Việt Nam trên, có những cơng nghệ mà thế giới đã bỏ lại đƣợc chuyển giao vào Việt Nam nhƣ: Công nghệ sản xuất các chất tẩy rửa có sử dụng hóa chất tạo bọt DBSA. Một số công nghệ đƣợc thanh lý tại chính quốc đƣợc đƣa vào Việt Nam sau khi đã đƣợc tân trang, cải tiến ít nhiều (dây chuyền sợi dệt, sản xuất thuốc lá, dây chuyền sơn mái tôn lợp….)

Để trả lời cho câu hỏi tại sao các doanh nghiệp lại sử dụng các loại công nghệ nhập khẩu nhƣ vậy thì khi nhìn vào thực tế cho thấy:

- Sử dụng cơng nghệ có trình độ tiên tiến thƣờng rất đắt, thời gian hoàn vốn lâu, nhƣ vậy, trên tổng thể kinh phí đầu tƣ của doanh nghiệp thì chi phí này sẽ bị xem xét để cắt giảm. Bên cạnh đó, lợi dụng sự kém hiểu biết của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đối tác nƣớc ngồi khơng chuyển giao tồn bộ cơng nghệ hiện đại, họ tìm kiếm mục tiêu tạo ra lợi nhuận cao và nhanh chóng. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nƣớc ỷ lại vào Nhà nƣớc, trình độ hiểu biết cơng nghệ còn hạn chế, thiếu đội ngũ các cán bộ chuyên môn, thiếu thông tin về công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ, thụ động trong việc tìm kiếm

công nghệ và đàm phán, ký hợp đồng, thiếu năng lực nghiên cứu và triển khai…

- Công nghệ đƣợc chuyển giao vào Việt Nam chƣa ở dạng tiên tiến,

hiện đại nhƣng giá cả lại rất cao. Công nghệ lạc hậu hơn chƣa tạo đƣợc động lực thúc đẩy cần thiết cho việc nâng cao năng lực công nghệ và đổi mới công nghệ của các tổ chức nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó, việc sử dụng và tiếp thu cơng nghệ một cách thụ động khiến cho các doanh nghiệp khó nâng cấp và tự đổi mới công nghệ.

- Công nghệ đƣợc chuyển giao vào Việt Nam không thể hiện tính đồng bộ mà lẻ tẻ, thiếu quy hoạch và chiến lƣợc lâu dài. Bản thân doanh nghiệp cũng không tạo ra sự gắn kết giữa phƣơng hƣớng đổi mới và chuyển giao công nghệ với chiến lƣợc phát triển kinh doanh của khối doanh nghiệp. Mặt khác, công nghệ đƣợc chuyển giao vào Việt Nam này phải có yêu cầu nhất định về cơ sở hạ tầng kỹ thuật khiến các doanh nghiệp khó khăn nhƣ thiếu thông tin, thiếu năng lực quản lý, đổi mới công nghệ. Việc tăng cƣờng năng lực công nghệ không đi kèm với đầu tƣ cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong đầu tƣ của doanh nghiệp….Việc sử dụng công nghệ nhập ở đây chƣa đồng bộ và chƣa mang lại tính hiệu quả.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi thông thƣờng

nhập khẩu cơng nghệ vào Việt Nam dƣới hình thức trọn gói. Việc chuyển giao có thể bao gồm tồn bộ từ khảo sát, thiết kế, cung cấp các thiết bị đến việc xây dựng nhà xƣởng, lắp đặt thiết bị, vận hành, chạy thử và đƣa vào sản xuất. Chủ đầu tƣ là doanh nghiệp nƣớc ngoài, đồng thời cũng là ngƣời chuyển giao và sử dụng công nghệ. Nhƣ vậy, có thể thấy, đối với các doanh nghiệp có 100% vốn nƣớc ngồi, thì chuyển giao cơng nghệ thực chất là chuyển giao từ công ty mẹ (Cơng ty nƣớc ngồi bỏ vốn) sang công ty con (công ty đại diện ở Việt Nam) nhƣng trên thực tế thì cơng ty mẹ nắm trọn quyền

kiểm sốt, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với mọi hoạt động của cơng ty con. Do đó, việc sử dụng các cơng nghệ nhập khẩu vào Việt Nam đối với cơng ty con mang ý nghĩa sử dụng là chính, việc tự nâng cao năng lực nội sinh về công nghệ của doanh nghiệp là rất hạn chế và quyền lựa chọn công nghệ để đƣa vào Việt Nam nằm trong tay các công ty mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ nhập khẩu nhằm tăng cưởng năng lực nội sinh về công nghệ của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 55)