Thành cơng của phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 83 - 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Những thành công và hạn chế của phóng sự trong bản tin thời sự

3.1.1. Thành cơng của phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình

- Nội dung phản ánh đa dạng, nhiều khía cạnh, đáp ứng đƣợc nhu cầu thơng tin của khán giả. Các phóng sự trong bản tin thời sự hiện nay phản ánh đƣợc rất đầy đủ và công khai nhiều vấn đề trong đời sống, xã hội, kinh tế, thƣơng mại, gian lận trong kinh doanh v.v... Ngồi ra, phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình cịn thành cơng trong việc đính chính thơng tin. Ví dụ, vừa qua một số MXH tung tin đồn thất thiệt về việc Ngân hàng Nhà nƣớc sắp đổi tiền, hay trƣớc đó khơng lâu cũng có trang MXH cho rằng một đập thủy điện ở Nam Trung bộ sắp vỡ khiến dân chúng địa phƣơng vô cùng hoang mang, lo lắng….Trong những trƣờng hợp này, để trấn an dƣ luận thì khơng ai khác ngồi các cơ quan báo chí phải vào cuộc để bác bỏ những tin đồn thất thiệt kia và uy tín của đài truyền hình chính thống sẽ phát huy tác dụng trong các bản tin thời sự. Lúc này, hơn ai hết công chúng khán giả sẽ chờ đợi thơng tin chính thống từ nhà đài để xóa tan những hoài nghi, thắc mắc trong đầu. “Báo chí

chắc chắn không thể chạy đua với MXH về tốc độ truyền tin, nhưng hiện nay các độc giả sau khi đọc tin trên MXH họ sẽ quay trở lại với các trang báo chính thống để kiểm chứng lại thơng tin. Chính vì vậy báo chí chính thống vẫn có một chỗ đứng, vai trị quan trọng trong mơi trường truyền thơng hiện đại” -

ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus khẳng định.

- Thu hút đƣợc sự quan tâm theo dõi của khán giả: các phóng sự về thực phẩm bẩn, về gian lận trong kinh doanh, hay những phóng sự điều tra về

hành động xả nƣớc thải của một số doanh nghiệp v.v.. là những chủ đề đƣợc đông đảo khán giả quan tâm, theo dõi và chờ đợi mỗi giờ lên sóng.

- Các phóng sự của VTV1 sau khi phát trên bản tin thời sự truyền hình thƣờng đƣợc cắt riêng để đăng tải trên kênh youtube, fanpage, hay các ứng dụng xem truyền hình. Điều này giúp khán giả dễ dàng tiếp cận, cập nhật mọi lúc, mọi nơi và chính các phóng sự sẽ tìm đến khán giả một cách chủ động.

- Thành cơng của phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình khơng thể bỏ qua đó là hiệu quả tác động xã hội sâu rộng.

- Sử dụng đồ họa giúp khán giả có thể liên tƣởng, hình dung các sự kiện, vấn đề mà phóng sự phản ánh.

Việc sử dụng hình ảnh đồ họa rất có giá trị với các phóng sự về đề tài kinh tế, tài chính.... Những con số, tốc độ tăng trƣởng sẽ trở nên dễ nhớ, dễ hiểu đối với khán giả hơn nếu đƣợc mô tả bằng biểu đồ. Bên cạnh đó, mơ tả diễn biến của các cơn bão, các thảm họa thiên nhiên mà camera không thể thực hiện đƣợc việc sử dụng hình ảnh đồ họa là hết sức cần thiết. Cịn các phóng sự đƣa tin về dịch bệnh, thiên tai và ảnh hƣởng của thời tiết, sử dụng đồ họa để định vị các khu vực đang là tiêu điểm của vấn đề sẽ giúp khán giả định hình dễ dàng vị trí của nhân vật/sự kiện xảy ra trên bản đồ. Ví dụ, phóng sự đƣa tin về dịch cúm gà, những khu vực đang có dịch, những khu vực bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh sẽ đƣợc định vị trên bản đồ. Sử dụng đồ họa giúp ngƣời dân định hình đƣợc khu vực đó thuộc tỉnh nào, huyện nào, miền nào... và cách nơi mình sinh sống bao xa, khả năng truyền nhiễm dịch ở mức độ nào để có các giải pháp phịng tránh.

Hoặc, những sự việc đã xảy ra nhƣng khơng thể ghi hình đƣợc, địi hỏi phải sử dụng đồ họa. Ví dụ, phác họa diễn biến các vụ tấn công khủng bố ở châu Âu trong các phóng sự thời gian qua, các vụ kẻ xấu tấn công ngân hàng,

nhà trẻ; các vụ ám sát kinh thiên động địa những năm gần đây... các phóng viên đã sử dụng rất nhiều hình ảnh đồ họa. Bằng cách này, công chúng có đƣợc cái nhìn đầy đủ, tồn cảnh về bối cảnh sự việc.

Khi thực hiện phóng sự về các địa bàn xa xơi, các đảo ít ngƣời biết, hệ thống giao thông, hệ thống sơng ngịi, vùng phát triển kinh tế, diễn tiến những trận đánh trong chiến tranh…các phóng viên thƣờng sử dụng đồ họa bằng bản đồ. Với kỹ thuật đồ họa, hình ảnh động, màu sắc thay đổi khiến màn hình trở nên sinh động, dễ hiểu hơn.

Cũng có trƣờng hợp, việc sử dụng chi tiết đồ họa nhằm để hình tƣợng hóa vấn đề, tăng thêm xúc cảm và khả năng tác động của thơng tin đến cơng chúng. Ví dụ, khi triển khai phóng sự về Tình trạng thu tiền ngƣời bệnh ở các phịng khám tƣ, phóng viên đã kết thúc phóng sự bằng hình ảnh đồ họa một chiếc cân với 2 bàn cân, một bên là y đức và một bên là lợi nhuận.

Ngày nay, công nghệ số phát triển kéo theo sự ra đời của các thiết bị máy móc hiện đại, các thiết bị di động thơng minh có kết nối internet là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho phóng viên khi tác nghiệp. Phóng viên có thể tác nghiệp một mình nếu điều kiện u cầu mà khơng gặp khó khăn trong q trình xử lý việc quay và ghi thu. Tính chân thực và khách quan cũng đƣợc nâng cao hơn nhờ tính năng tự động ghi thu của các thiết bị công nghệ số. Phóng sự thời sự truyền tải nội dung thông tin ở hiện tại. Ngƣời xem hiểu đƣợc ngay lập tức phóng sự đƣợc phát đi. Nội dung thơng tin của phóng sự đƣợc tiếp nhận theo trình tự logic diễn biến của sự kiện. Mỗi hình ảnh, âm thanh đều có nội dung của phóng sự thời sự nhất thiết phải cơ đọng và ngắn gọn thì mới có hiệu quả. Hiệu quả của phóng sự thời sự chính là ở chỗ các thơng tin lý thú và bổ ích hơn về sự kiện và khía cạnh chuyển tải của nó.

3.1.2. Nguyên nhân và hạn chế của phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình

Thứ nhất, Phỏng vấn trong phóng sự thời sự đôi khi còn đơn điệu,

khiên cƣỡng và chỉ mang tính chất bổ sung đủ quy trình do yếu tố thời lƣợng quy định nên đôi khi phần trả lời phỏng vấn của nhân vật bị cắt đột ngột gây cảm giác hụt hẫng cho khán giả.

Nguyên nhân là do nhiều phóng viên có thể bị nhầm lẫn việc phỏng vấn lấy thông tin và phỏng vấn để sử dụng trong phóng sự thời sự. Các sách báo chí đều hƣớng dẫn rằng phóng viên khi tác nghiệp nên sử dụng câu hỏi mở để khai thác thơng tin. Điều này hồn toàn đúng đối với trƣờng hợp khi làm phim tài liệu, khi phỏng vấn, tọa đàm tại trƣờng quay cũng vậy. Song khi thực hiện phóng sự thời sự lại khác. Những phóng viên các kênh truyền hình tin tức lớn thƣờng hỏi câu hỏi mở để khai thác thông tin làm phim hoặc ghi chép vào sổ tay. Điều gì sẽ xảy ra nếu cả phóng sự chỉ có 1’30’’ mà cần ba phỏng vấn và ít nhất một lời dẫn hiện trƣờng trong khi ngƣời trả lời phỏng vấn nói dài? Rõ ràng là cần hỏi để ngƣời trả lời đi thẳng vào vấn đề chính.Do đó, cách đặt câu hỏi phỏng vấn và cách xử lý hậu kỳ các câu trả lời của nhân vật nhiều khi cịn nhiều hạn chế bởi ngun nhân từ chính chun mơn, nghiệp vụ của những ngƣời thực hiện phóng sự.

Thứ hai, hạn chế trong việc sử dụng thông tin từ mạng xã hội dung trong

phóng sự mà thiếu kiểm chứng thơng tin dẫn đến đƣa tin không đúng sự thật. Nguyên nhân có thể do nhiều phóng viên trẻ còn non nớt về nghiệp vụ và cũng nhiều phóng viên khơng đƣợc đào tạo từ các trƣờng báo chí nhƣng do yêu thích hoặc bởi cơ duyên nào đó đã tham gia vào đội ngũ phóng viên truyền hình mà thiếu chuyên môn, nghiệp vụ báo chí dẫn đến nhiều sai sót trong q trình tiếp cận chủ đề, khai thác thông tin, hoặc không tuân thủ quy định tác nghiệp của một nhà báo chính thống đã dẫn đến nhiều vụ việc đáng

tiếc xảy ra. PGS.TS Nguyễn Thành Lợi nhận định: “Có một số nhà báo chưa

nhận thức đúng, coi những thông tin này sử dụng được và nhanh chóng tiếp cận, chính thống hóa thành bài báo của mình, dẫn đến nhiều thơng tin sai sự thật, xúc phạm danh dự thậm chí ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và cá nhân. Mạng xã hội vừa tạo cơ hội cho báo chí nhưng vừa là thách thức đối với báo chí. Khi nhà báo muốn sử dụng thơng tin trên đó phải thận trọng và kiểm chứng. Mục đích cuối cùng là phải tạo niềm tin cho công chúng”.

Thứ ba, vấn đề bản quyền vẫn còn nhiều vi phạm bởi sự chủ quan của

cấp lãnh đạo, ê - kíp sản xuất làm tin cẩu thả, chộp giật và sử dụng các linh kiện nhƣ hình ảnh, âm thanh khơng tìm hiểu kỹ nguồn. Ví dụ: vụ dùng những

cảnh quay cầu Hiền Lương từ trên cao rất đẹp của Bùi Minh Tuấn để thực hiện phóng sự về chuyện tình của ơng Nghi và bà Hoa, bị chia cách do chiến tranh năm 2015 trong chương trình chuyển động 24h.

Những lỗi vi phạm bản quyền có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại nhƣng dù có lý do hay khơng, nếu vi phạm sẽ dẫn đến những kiện cáo, tranh chấp về tác quyền gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ uy tín

của nhà đài. Và VTV1 nói chung, các đài truyền hình khác nói riêng đều phải rút kinh nghiệm để tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc.

Thứ tư, hạn chế về lỗi dùng từ xảy ra khá phổ biến trong nhiều chƣơng

trình của kênh VTV1. Ví dụ, trong một phóng sự về thời tiết, có câu “Những

thiệt hại do lũ lụt mang lại” - Trong tiếng Việt động từ “mang lại” có nghĩa

tốt đẹp, điều may mắn, lợi ích nhƣ: "Đảng mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no

cho nhân dân…". Cái xấu, cái tệ hại, cái không mong muốn phải dùng từ “gây

ra” mới đúng: "gây ra chiến tranh, gây ra sự lộn xộn, gây ra cái chết, gây ra

thiệt hại…". Hoặc câu: “Cơn mưa đi từ dưới Mũi Cà Mau đi ngược lên các tỉnh Nam bộ” khiến ngƣời nghe liên tƣởng cơn mƣa không từ trên trời rơi

xuống mà từ nơi khác chui ra...; hay phóng sự thơng tin về vụ việc tòa nhà

Quốc hội Canada bị khủng bố với hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng chú thích là thủ tướng Canada…

Việc sử dụng những từ đệm vô nghĩa mà tất cả các kênh Đài truyền hình trung ƣơng, các chƣơng trình truyền hình của các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều mắc. Những câu nói mà biên tập viên buột miệng với thái độ cáu gắt, dùng cụm từ “vơ dun” - “con số ấn tượng” khi nói số ngƣời chết trong vụ động đất ở Nepal, nguyên câu nói của BTV Phƣơng Thảo đọc lời dẫn nhƣ sau: "1 tuần sau trận động đất lịch sử, số người thiệt mạng tại Nepal

đã tăng lên hơn 6.620 người. Bản tin 17h hôm nay sẽ điểm lại những con số ấn tượng trong thảm họa kinh hoàng này”. Chỉ 2 phút sau, BTV này lại đề

cập đến cụm từ này: “Một tuần sau thảm họa người dân Nepal vẫn chưa khỏi

bàng hồng về những gì xảy ra, nhiều người cịn sợ hãi không dám trở về nhà do lo ngại những dư chấn sau động đất. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại những con số ấn tượng về sức tàn phá kinh hoàng của trận động đất lịch sử tại Nepal”.

Nếu cứ tồn tại cái sai, trong phát ngơn và chính tả trên các chƣơng trình truyền hình với nhịp độ ngày càng tăng đang gặm nhấm, xói mịn và méo mó ngơn ngữ Việt vốn phong phú và đa sắc, đủ biểu hiện mọi sắc thái tình cảm, hành động của con ngƣời liệu những thế hệ sau sẽ sử dụng tiếng Việt ra sao là câu hỏi mà rất nhiều khán giả đặt dấu hỏi. Nguyên nhân của những sai sót này là do Tiếng Việt đang bị xâm hại, một cách vơ hình mà ít ai chú ý đến. Một vấn đề nữa là dùng từ Hán Việt. Ngƣời nói khơng hiểu cặn kẽ nghĩa của từ nên sử dụng không hợp lý.

Thứ năm, phóng sự trong bản tin thời sự cịn tình trạng vi phạm đạo

đức nghề nghiệp nhƣ dàn dựng, phản ánh một chiều. Ví dụ: VTV24 bị tố dàn dựng việc chặt phá rừng ở Đắc Lắc. Nguyên nhân của hạn chế là do:

- Thiếu nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn để phát hiện đề tài sáng tạo tác phẩm báo chí mà chỉ sao chép, bịa đặt thông tin, hƣ cấu chi tiết trong tác phẩm, dẫn tới gây hậu quả xấu cho dƣ luận xã hội. Ví dụ, Phóng sự “Xuất khẩu lao động đi Đức, lương 100 triệu đồng/tháng” bị tố đưa tin sai sự thật, cắt ghép hình ảnh khơng xin phép.

- Không theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi từ hiệu quả, hậu quả của tác phẩm báo chí, lãnh đạo, phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp báo chí. Ví dụ: phóng sự đi tìm tuổi thật của

cầu thủ Cơng Phượng.

Từ những thành cơng, hạn chế, tác giả có điều kiện đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của những ngƣời thực hiện phóng sự cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)