Cạnh tranh về thông tin, tốc độ cập nhật thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 72 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Những yếu tố tác động đến phóng sự trong bản tin thời sự truyền

2.3.1. Cạnh tranh về thông tin, tốc độ cập nhật thông tin

Cạnh tranh thông tin và cạnh tranh về tốc độ cập nhật thơng tin đó là sự cạnh tranh với các cơ quan báo chí chính thống nhƣ: báo điện tử, các đài truyền hình, đài phát thanh... Sự cạnh tranh ở đây phụ thuộc vào tính chất thơng tin, phƣơng tiện truyền tải nhƣng cũng phụ thuộc rất lớn vào chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời phóng viên. Do đó, trƣớc những nguồn thơng tin khổng lồ mà phóng viên khơng biết lựa chọn, kiểm chứng, đối chiếu sẽ sớm thất bại trong cuộc đua này.

Có thể nói, trƣớc khi MXH xuất hiện, báo chí vẫn là nguồn cung cấp thông tin gần nhƣ là duy nhất đối với xã hội. Sự cạnh tranh về thơng tin, về uy tín địi hỏi các nhà báo, phóng viên phải rất nỗ lực kiếm tìm nguồn tin, đồng thời truyền tải thông tin đến bạn đọc một cách nhanh và chính xác nhất. Ngày nay, trong thời đại cơng nghệ số, khi thơng tin truyền đi đƣợc tính bằng giây thì càng địi hỏi các nhà báo phải nhạy bén hơn, năng động hơn. Bởi vậy, khi MXH xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, nhiều cơ quan báo chí đã chủ động tiếp cận với các dạng thức chuyển tải mới của thế giới internet nhằm giúp

“sản phẩm” của mình đến với cơng chúng nhanh hơn, “nóng” hơn và lƣợng độc giả cũng nhiều hơn.

Trên thực tế, có rất nhiều nguồn tin mà các nhà báo, phóng viên có đƣợc khơng phải từ những cuộc họp hay thơng cáo báo chí…mà chính từ các trang MXH, trang tin điện tử, diễn đàn, forum v.v... trong số đó có khá nhiều thơng tin tƣơng đối đầy đủ, ngôn ngữ bài viết khá sắc. Với xu thế thời đại hiện nay ai cũng có thể trở thành phóng viên hay nhà bình luận trên MXH. Và thuật ngữ “nhà báo công dân” ra đời chính là cách gọi tên cho những công chúng khán giả tham gia vào việc đƣa tin, truyền tin và khai thác thông tin. Tuy nhiên, theo chuyên gia Marc Lourdes: “các đài

truyền hình phải có ngun tắc cơ bản. Một là cần phải xác định, kiểm chứng nguồn thơng tin. Hai là phải tìm hiểu thơng tin bằng chính sự tìm hiểu, phỏng vấn của mình chứ khơng bao giờ được phụ thuộc hồn tồn vào 1 video hay clip trên MXH”.

Cách đây chƣa lâu, khi câu chuyện Hà Nội chặt hàng loạt cây xanh ở các tuyến phố, hay sự cố môi trƣờng do Formosa gây ra cho các tỉnh miền Trung hãy cịn trong vịng “hạn chế thơng tin” thì tại các trang MXH, nội dung này đã đƣợc khai thác trên nhiều góc độ. Nhiều video, nhiều clip, nhiều phản hồi của ngƣời dân về các vấn đề liên tục đƣợc đăng tải, cập nhật trên MXH. Rồi rất nhiều video clip về bạo lực học đƣờng, hay những vụ bạo hành trong các cơ sở nuôi dạy trẻ mầm non… mà báo chí đăng tải - để sau đó buộc các cơ quan chức năng vào cuộc - đã đƣợc lấy lại từ các trang MXH. Bởi vậy, khơng phải khơng có lý do khi nhiều ý kiến cho rằng, ngày nay báo chí chính thống khơng cịn là nguồn thơng tin duy nhất nữa, thay vào đó MXH đang trở thành nguồn thơng tin ngày càng đƣợc quan tâm, tác động không nhỏ đến đời sống xã hội và là “đối thủ” rất khó lƣờng của báo chí, truyền thơng. Sự cạnh tranh thơng tin giữa các báo, đài ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt thúc đẩy các cơ

quan báo chí phải thay đổi cách làm tin, thay đổi cách truyền phát thông tin để bằng mọi cách lôi kéo công chúng khán giả quan tâm đến kênh của mình. Phóng sự thời sự cũng là trƣờng hợp đã khai thác rất nhiều chủ đề mà nguồn tin đƣợc lấy từ MXH và kênh VTV1 cũng lợi dụng các tính năng của mạng xã hội, các ứng dụng truyền hình để tiếp cận khán giả.

Sự cạnh tranh lành mạnh về độ nhanh nhạy, chính xác của thơng tin giúp khán giả xem truyền hình đƣợc phục vụ tốt hơn, cập nhật thông tin nhiều chiều, đa dạng, phong phú về tất cả các vấn đề trong đời sống xã hội. Sự cạnh tranh này cũng chính là cơ hội thúc đẩy ngành truyền hình ở Việt Nam bƣớc sang một trang mới để vận động, chuyển mình ngày càng năng động, linh hoạt trên con đƣờng mới, “đƣờng cao tốc” chứ khơng cịn là “quốc lộ thong dong” nhƣ trƣớc đây. Nhiều trƣờng hợp, thơng tin trên truyền hình cịn nhanh hơn cả báo điện tử.

Với truyền hình tƣơng tác, khán giả đƣợc quyền quyết định xem cái gì, kênh nào, giờ nào, hoặc lƣu lại để xem tiếp vào lần sau, thậm chí có thể tƣơng tác trực tiếp. Ngƣời xem từ một ngƣời thụ động tiếp nhận thông tin trở thành ngƣời chủ động.

Sự cạnh tranh thông tin, tốc độ cập nhật thông tin là thách thức và cũng chính là yếu tố then chốt trong giai đoạn hiện nay để các kênh, đài truyền hình liên tục đổi mới, có những định hƣớng chiến lƣợc cụ thể cho cơ quan của mình. Điều này có thể chứng minh bởi thực tế, các bản tin thời sự, chƣơng trình tin tức thời sự đƣợc sản xuất liên tục hàng ngày, hàng giờ, điển hình nhƣ kênh: VTV1, VTC1, ANTV, VNEWS, HTV v.v... và phóng sự trong các bản tin thời sự cũng khơng nằm ngồi cuộc cạnh tranh này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)