Khái niệm phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 28 - 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.1. Một số khái niệm

1.1.3. Khái niệm phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình

Đầu những năm 1990, nhờ những dự án đào tạo hỗ trợ của các nƣớc: Pháp, Thụy Điển, Australia... mà các chƣơng trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam dần đƣợc thay đổi theo hƣớng tinh gọn, dễ hiểu. Các phóng sự trong bản tin thời sự khơng cịn dài lê thê với nội dung nhạt nhẽo mà thay vào đó là những phóng sự phản ánh những vấn đề “nóng” trong cuộc sống.

Hiện nay, trong lĩnh vực báo chí truyền hình cũng đang tồn tại sự thiếu thống nhất cách gọi tên các dạng phóng sự. Ví dụ: những phóng sự phát trong các bản tin thời sự hàng ngày của Đài Truyền hình Việt Nam đang đƣợc gọi theo nhiều cách khác nhau nhƣ: Phóng sự tin, Tin phóng sự, Phóng sự thời sự, Phóng sự ngắn…

Trong cuốn “Phóng sự - tính chun nghiệp và đạo đức”, của M.I.Sostak có viết: “Tin phóng sự đã cho thấy mình là một người tiên phong

đắc lực của xu thế thời đại” [42, tr.15].

Trong cuốn “Phóng sự phát thanh và truyền hình” của tác giả Pierre Ganz với sự cộng tác của Jean - Piere Champiat, do Lý Quang dịch, Vũ Đức Khuynh hiệu đính, năm 1995, khi đề cập đến phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình thì “trong phóng sự thời sự, thơng tin, sự kiện phải được phát đi

càng nhanh càng tốt. Việc thu thập, xử lý thông tin diễn ra gần như đồng thời. Phóng viên buộc phải lựa chọn các điểm quan trọng của chủ đề sau khi đã xác định các góc độ xử lý. Cơng việc quan trọng nhất của phóng viên là làm việc tại nơi xảy ra sự kiện”

Trong hội thảo “Đào tạo truyền hình”, tổ chức tháng 11, năm 2005, tại Học viện Báo chí và Trun truyền, ơng Sebastian Fellmeth chun gia, phóng viên truyền hình Đức nói về “Phóng sự tin” nhƣ sau: “Phóng sự tin

thường có thời lượng từ 1 phút 30 đến 2 phút 30, phóng viên phải có mặt tại nơi xảy ra sự kiện, thu thập thơng tin, phỏng vấn, có thái độ rõ ràng trong q trình trình bày sự kiện. Trong phóng sự có trích phỏng vấn, sử dụng âm thanh nguyên bản của người phát biểu, tham gia, chứng kiến sự kiện và các âm thanh ở hiện trường”.

Cũng trong cuốn “Phóng sự tính chun nghiệp và đạo đức” của M.I.Sostak, NXB Thông Tấn, Hà Nội, năm 2003, trang 47 có viết: “Các tin thời

sự cứng chính là hình thức giới thiệu một tác phẩm phóng sự như một sự định hình đơn giản, một sự phản ánh tài liệu và hiện thực, như “một thông tin thuần tuý” khách quan cao độ. Mặc dù vậy, đó là hình thức văn học hoàn chỉnh với đầy đủ các tiêu chí cần thiết của thể loại: khả năng tác động đặc biệt, phong cách và tiết tấu đặc biệt, bố cục đặc biệt”; hay: “Người ta chờ đợi ở các tác giả

phóng sự tin tức trong thời gian ngắn nhất về các vụ việc, hành vi, các phát biểu mới nhất” [42, tr.47]

Nhƣ vậy, vấn đề còn lại ở đây là cách gọi tên dạng phóng sự này. Chúng ta có thể gọi “phóng sự tin” hay “Tin phóng sự” hoặc “Phóng sự thời sự” hay “Phóng sự ngắn” đều đƣợc. Tuy nhiên, trong hoạt động sáng tạo truyền hình trên thế giới khơng có khái niệm “Phóng sự ngắn” bởi theo tiếng Anh, phóng sự là Report, tin tức là News, Interviews là phỏng vấn, Comment là bình luận, Documentary là phim tài liệu... và khơng hề có thể loại nào gọi là “Short report”.

Do đó, nếu gọi phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình là phóng sự ngắn thì sẽ khiến ngƣời ta liên tƣởng đến phóng sự dài. Tên gọi Phóng sự ngắn thƣờng đƣợc sử dụng tại các kỳ liên hoan truyền hình tồn quốc, đƣợc hiểu ngầm là những cuộc thi dành cho những ngƣời làm thời sự thi với nhau. Khi đó, tiêu chí của các phóng sự ngắn dự thi là dƣới 5 phút, nhƣng hầu hết các phóng sự sử dụng trong các chƣơng trình thời sự chỉ cho phép dƣới 3 phút. Việc dùng tiêu chí thời lƣợng nhằm phân biệt các thành phần và đối tƣợng tham gia dự thi nhƣ: phóng sự của những ngƣời làm thời sự, phóng sự chuyên đề hay phim tài liệu (theo lời nhà báo Nguyễn Thanh Lâm, nguyên Phó trƣởng Ban thời sự - Đài Truyền hình Việt Nam).

Đã có rất nhiều tài liệu, bài viết nghiên cứu các dạng phóng sự trong bản tin thời sự của Đài THVN và các đài địa phƣơng, tuy nhiên, tác giả thấy cách gọi của tác giả Thái Kim Chung - Ban Thời sự Đài Truyền hình Việt Nam đăng trên tạp chí truyền hình số tháng 6/2005 trong bài viết: “Nhận diện

phóng sự trong chương trình thời sự truyền hình” đã đề xuất dạng phóng sự

này là “phóng sự thời sự” có lẽ hợp lý hơn bởi vừa ngắn gọn, dễ hiểu mà thể hiện rõ ràng đặc điểm, vị trí của phóng sự này. Do đó, tác giả luận văn cảm thấy đây là tên gọi phù hợp nhất đối với phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình.

Để bạn đọc dễ hình dung và khơng bị nhầm lẫn giữa phóng sự thời sự và tin thời sự, tác giả xin phép nêu ra một số đặc điểm nhận dạng để phân biệt hai thể loại này:

Theo “Giáo trình báo chí truyền hình” của PGS.TS Dƣơng Xn Sơn thì phóng sự truyền hình và tin truyền hình là những thể loại đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong các chƣơng trình thời sự truyền hình. Xen kẽ giữa các chƣơng trình thời sự của các đài truyền hình là những phóng sự về những sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ, thậm chí hàng phút ở trong nƣớc và trên thế giới.

- Về thời lượng: phóng sự thời sự đôi khi không dài hơn tin thời sự,

thậm chí nhiều tin thời sự có thời lƣợng dài hơn cả phóng sự thời sự. Do vậy, muốn phân biệt đƣợc tin thời sự hay phóng sự thời sự cần phải dựa trên tiêu chí khác đó là nội dung và vấn đề mà phóng sự thời sự hay tin thời sự đề cập.

- Về nội dung (vấn đề): tin thời sự phản ánh các sự kiện, hiện tƣợng,

vấn đề trong xã hội có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định một cách ngắn gọn nhất ở một thời điểm nhất định. Cịn phóng sự thời sự phản ánh sự kiện trong q trình diễn biến của nó, cốt lõi của phóng sự thời sự là làm rõ những vấn đề chính đã đƣợc chọn lọc từ các vấn đề mà tin thời sự đƣa trƣớc đó. Khơng phải sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội nào cũng trở thành phóng sự thời sự mà chỉ có những vấn đề địi hỏi phải lý giải thì phóng sự mới xuất hiện để phản ánh.

- Về quan điểm: Tin thời sự sử dụng giọng văn trần thuật giản dị và

khách quan. Phóng sự thời sự sử dụng văn trần thuật nhƣng đƣợc phép thể hiện cái tôi nhân chứng của tác giả với ngôn ngữ đa dạng, phong phú, bút pháp sinh động.

Tóm lại, tin thời sự chỉ đƣa các sự kiện, sự việc đã, đang hoặc sẽ xảy ra và ít bình luận. Ngƣợc lại, phóng sự trong bản tin thời sự thƣờng có yếu tố bình luận cùng cái tơi thẩm định, đánh giá, nhận xét về sự kiện, sự việc và có sử dụng các nghiệp vụ làm báo nhƣ: phỏng vấn, tọa đàm, ghi chép... Ý tƣởng

nội dung phóng sự là cơ sở đầu tiên, là sự bắt đầu của q trình sáng tạo, giúp phóng viên lập kế hoạch kịch bản, lựa chọn hình thức thể hiện, khai thác và tổ chức chặt chẽ tƣ liệu hình ảnh thời sự, xây dựng kế hoạch ƣớc định song song với dự kiến viết lời cho phóng sự. Kế hoạch kịch bản thực hiện nhiều chức năng, nó đáp ứng cả yêu cầu sáng tạo, cả yêu cầu kỹ thuật của sản xuất truyền hình. Bởi vì, ngồi ý nghĩa cơ bản là dẫn dắt nhóm làm phim nhanh chóng hiểu đƣợc nội dung, hình thức thể hiện phóng sự, kịch bản cịn thực hiện một loạt những nhiệm vụ bổ trợ, sản xuất sáng tạo khác nhƣ: dự tính sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật, định mức thời gian cho từng đoạn phim...

Nằm trong bản tin thời sự, phóng sự cũng phản ánh dựa theo mục đích, tiêu chí của các loại phóng sự truyền hình nhƣ: phóng sự vấn đề, phóng sự sự kiện, phóng sự điều tra, phóng sự chân dung. Cách thức thực hiện đối với mỗi loại phóng sự vì thế cũng có những khác nhau tùy thuộc mỗi vấn đề mà phóng sự đề cập. Phóng sự trong bản tin thời sự đƣợc hồn thiện từ phóng sự truyền hình nên những đặc trƣng, đặc điểm, chức năng vai trò, kết cấu, cách thức thể hiện đều mang đặc điểm của phóng sự truyền hình.

Từ việc phân tích các nguồn tài liệu với các ý kiến, quan điểm khác nhau về phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình, có thể tóm tắt khái niệm về phóng sự trong bản tin thời sự nhƣ sau: “Phóng sự trong bản tin thời sự

truyền hình là một dạng của phóng sự truyền hình, thơng tin, phản ánh, phân tích, lý giải một vấn đề nào đó có tính thời sự mà xã hội đang quan tâm. Mỗi phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình có thời lượng khơng q năm phút, trong đó sử dụng những đặc trưng về thời lượng, hình ảnh, lời bình, âm thanh, phỏng vấn... tạo nên thế mạnh của phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình (Trang 28 - 32)