Thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 26 - 30)

7. Nội dung luận văn

1.4. Lý luận về công tác xã hộ đối vớ ngƣời khuyết tật vận động tại Hoa

1.4.2.2. Thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng rất lớn trong tư duy xã hội học.

Dưới góc độ công tác xã hội, hệ thống được xem là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tư và liên hệ với nhau để hoạt động một cách thống nhất và đa dạng. Con người và các nhóm xã hội không tồn tại biệt lập mà phụ thuộc vào hệ thống trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống .

Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc tư lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanfy. Sau này lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson, Mancosco,...phát triển.

Tiểu hệ thống là các hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Các tiểu hệ thống gắn kết và tương tác với nhau tạo nên hệ thống lớn hơn. Có 3 loại hệ thống thỏa mãn cuộc sống của con người là:

Hệ thống chính thức: Từ các tổ chức xã hội, nghiệp đoàn xã hội mà cá nhân là thành viên trong đó; hỗ trợ các nguồn lực trực tiếp cho các cá nhân hoặc nhóm xã hội giúp họ có được các cách thức tồn tại cùng với các hệ thống xã hội khác nhau.

Hệ thống phi chính thức: Bao gồm bạn bè, gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp, tinh thần, lời khuyên bảo, thông tin, các nguồn lực và hoạt động trợ giúp cụ thể.

Hệ thống xã hội: Các hoạt động xã hội, các chương trình hoạt động tình nguyện, các phong trào xã hội; các tổ chức nhân đạo từ thiện hỗ trợ nhận con nuôi, các chương trình đào tạo nghề; các dịch vụ pháp lý; Các bệnh viện, trường học, các cơ sở việc làm, trung tâm phúc lợi...

Lý thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm và ngược lại. Trong công tác xã hội, chúng ta không thể không chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó. Việc tạo dựng và phát huy những tiềm năng và sức mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành CTXH.

Vấn đề của Người khuyết tật vận động là ở chỗ họ đã không sử dụng được hệ thống một cách hiệu quả có thể bởi 1 số lý do: Hệ thống nguồn lực đã tồn tại không đầy đủ trong họ, Người khuyết tật vận động không biết cách sử dụng nguồn lực ra sao. Trong trường hợp này, NVXH cần đóng vai trò trong việc giúp Người khuyết tật vận động tăng cường khả năng của bản thân và tự giải quyết vấn đề của mình, xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân Người khuyết tật vận động với các hệ thống nguồn lực, giúp cải thiện mối tương tác giữa cá nhân trong các hệ thống nguồn lực, giúp đỡ phát triển. Ap dụng thuyết hệ thống vào việc trợ giúp Người khuyết tật vận động trong đào tạo nghề tại trường TC KT-DL Hoa Sữa chúng ta có thể thấy, trường đã và đang làm rất tốt việc kết nối nguồn lực nhằm hỗ trợ tốt nhất đến Người khuyết tật vận động. Nguồn lực ở đây trước hết là sự huy động, sự hảo tâm và hợp tác từ các tổ chức trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tài chính và cử cán bộ đến trường để đào tạo nâng cao tay nghề cho Người khuyết tật vận động. Ngoài ra các tổ chức còn có sự ủng hộ nhất định trong việc tiếp nhận những Người khuyết tật vận động của nhà trường vào làm việc tại đơn vị của mình. Hiện nay nhà trường có sự cam kết 100% người khuyết tật của trường, sau khi tốt nghiệp được giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó, vận dụng lý thuyết hệ thống, chúng ta có thể thấy, trong quá trình học tại trường NVXH phát huy vai trò trong việc vận động, thúc đẩy các nguồn lực sẵn có của trường như là cố gắng tổ chức các buối ngoại khóa vào dịp lễ, tết và các buổi ngoại khóa nhằm cung cấp kiến thức về SKSS, tệ nạn xã hội,... cho Người khuyết tật vận động. Như vậy sẽ giúp đỡ Người khuyết tật vận động tốt hơn.

1.5. Các yếu tố ản ƣởng tới vấn đề đào tạo nghề c o ngƣời khuyết tật vận động

1.5.1. Bối cảnh Kinh tế - Xã hội và nhu cầu đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động

Theo dự báo lao động, đến năm 2020 Việt Nam đạt con số gần 63 triệu lực lượng lao động. Trong đó, Nông nghiệp chiếm 35-38%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 31%; dịch vụ chiếm 27-29%. Ước tính tại thời điểm đấy, nhân lực qua đào tạo của Việt Nam khoảng 44 triệu người, và nguồn nhân lực được đào tạo qua hệ thống dạy nghề khoảng 34,4 triệu người.

Người khuyết tật ở nước ta, theo thống kê đến năm 2014 là 7 triệu người, chiếm 7,8% dân số. Tuy nhiên theo các nghiên cứu dự báo gần đây đến năm 2020, số người khuyết tật có thể sẽ chiếm khoảng 10% dân số cả nước. Như vậy, số lượng NKT đang có xu hướng tăng lên trong tương lai. Mục tiêu của Quốc gia, tới năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại {17}. Trong đó, số lượng người khuyết tật vận động dự tính sẽ tăng cao và chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các dạng người khuyết tật.

Với tỷ lệ cao như trên trong cơ cấu dân số, NKT không thể không được tính đến như là một nguồn lực lao động quan trọng. Chúng ta đều biết phát triển nhân lực được xem như là 1 trong 3 giải pháp đột phá của chiến lược phát triển Quốc gia năm 2011-2020. Trong bối cảnh đó, có thể nói rằng dạy nghề và song song với nó là chất lượng dạy nghề có vị trí đặc biệt, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Một đối tượng cũng được đặc biệt quan tâm trong chiến lược nhằm phát triển dạy nghề là nhóm đối tượng yếu thế, trong đó có NKT. Trước bối cảnh hội nhập kinh tế của đất nước cùng các Quốc gia trong khu vực và Quốc tế, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, chế độ quan tâm đặc biệt tới nhóm những người khuyết tật, phát huy vị thế và vai trò của họ nhằm phát triển hài hòa và tạo sự bình đẳng trong xã hội.

Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy, NKT nói chung và Người khuyết tật vận động nói riêng cũng giống như những người bình thường khác trong xã hội, họ cũng có những nhu cầu cơ bản để phát triển, khẳng định bản thân. Họ mong muốn được hỗ trợ để có thể học tập, làm việc, kết hôn và được xã hội ghi nhận. Nếu nhu cầu của Người khuyết tật vận động là rất lớn và đa dạng, thì có thể coi vấn đề đào tạo nghề và tạo việc làm lại là nhu cầu cấp bách nhất đối với Người khuyết tật vận động. Việc được đào tạo nghề và tạo việc làm sẽ giúp cho Người khuyết tật vận động đến gần hơn với cộng đồng, được gặp gỡ, kết nối với cộng đồng, và hơn hết giúp họ sống độc lập, tự tin hơn trong cuộc sống.

Đứng trước thực trạng, đặc biệt là Người khuyết tật vận động đang gia tăng, nhằm ngày càng đảm bảo sự bình đẳng, công bẳng trong xã hội, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã và đang ngày càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề ĐTN cho NKT nói chung và Người khuyết tật vận động nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)