Đáng ác ung về thực trạng đào tạo nghề tạ trƣờng TC KT-DL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 57 - 62)

7. Nội dung luận văn

2.5. Đáng ác ung về thực trạng đào tạo nghề tạ trƣờng TC KT-DL

về tài chính để đứng vững và cung cấp cho xã hội nguồn sản phẩm đặc biệt là nguồn lực con người. Nhà trường luôn cam kết 100% học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm với mức lương khởi điểm từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ tùy từng ngành nghề.

Đặc biệt trong những năm gần đây, Hoa sữa tích cực đẩy mạnh kinh doanh để tự lực hơn về kinh tế, giảm phụ thuộc vào các nguồn tài trợ trong và ngoài nước.

2.5. Đán g á c ung về thực trạng đào tạo nghề tạ trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa Sữa

2.5.1. Nhận định chung về kết quả công tác đào tạo nghề

Trường nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Quận Ủy, UBND Quận Hoàng Mai, đặc biệt Trường luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội, Sở ngoại vụ, Sở Kế hoach đầu tư thường xuyên chỉ đạo kịp thời trong các hoạt động của nhà trường.

Trường đã có bề dày kinh nghiệm về đào tạo nghề hơn 20 năm qua vì vậy đã được chọn là 1 trong 13 trung tâm thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề của Việt Nam, thường xuyên được tổ chức thẩm định nghề cho các tổ chức, cá nhân làm việc trong khối Khách sạn – Nhà hàng. Trường là cơ sở đi đầu trong sự nghiệp xã hội hóa, năng động luôn tiên phong và nghĩ ra nhiều hình thức nhằm đào tạo nghề và GTVL cho học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn và người khuyết tật. Trường hướng tới đạt tiêu chuẩn vtos, hiện tại đạt chuẩn Việt Nam, và đang hướng đến đạt chuẩn ASEAN. Trường cũng luôn đi

thực hiện nghiêm túc và đi đầu trong đào tạo miễn phí cho những thanh niên học nghề tại trường thuộc diện chuẩn hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-Ttg ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Trường cũng chuẩn bị tâm thế khi đất nước hội nhập ASEAN thì học sinh của trường cũng sẽ đạt chuẩn ASEAN.

Trường luôn nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. Doanh nghiệp luôn ủng hộ trong việc kết hợp đào tạo học sinh trong giai đoạn đào tạo xen kẽ và tiếp nhận học sinh thực tập tốt nghiệp.

Trường xây dựng được đội ngũ giáo viên cơ bản dạy chuẩn về chuyên môn, yêu nghề, có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp, sẵn sang cống hiến trong sự nghiệp giáo dục và dạy nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù nhà trường mới chỉ có 3 người qua đào tạo công tác xã hội. Nhưng với sứ mệnh và mục tiêu của mình, 74 giáo viên, cán bộ cơ hữu trong trường được xem như là 74 nhà Công tác xã hội, luôn hết mình vì học trò thân yêu.

Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, đặc biệt là đối với những thầy cô tham gia giảng dạy, và quản lý trực tiếp tại Trung tâm may- thêu là đội ngũ những người có nhiệt huyết và cầu thị trong công việc nên luôn có những đổi mới, sáng tạo và quyết tâm trong thực hiện các công việc. Tạo động lực cạnh tranh trong công tác đào tạo với các trường Trung cấp cùng ngành nghề đào tạo.

Học sinh của Trường phần đa xuất phát từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đến từ những vùng sâu vùng xa trong cả nước, đặc biệt là đối tượng người khuyết tật vận động. Các em ý thức rất rõ hoàn cảnh bản thân, và luôn vươn lên nỗ lực cố gắng trong học tập và cuộc sống.

Hơn 20 năm gắn bó với cái tên Hoa Sữa, và 19 năm thành lập trung tâm may-thêu cho người khuyết tật. Hoa Sữa đã trở thành địa chỉ quen thuộc, mái

những người khuyết tật vận động, mặc dù các em không chỉ khuyết tật, mà phần lớn có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Hơn 7000 thanh niên thiệt thòi, có hoàn cảnh khó khăn được học nghề tại Hoa Sữa. Trong đó có tới 350 em là người khuyết tật vận động nhẹ.

Biểu 2.4: Tỷ lệ người khuyết tật vận động của Hoa Sữa được đào tạo nghề miễn phí 19 năm qua

0 50 100 150 200 250 300 350 400 Đào tạo miễn phí 100% Miễn phí 75% Miễn phí 50% 57,1% 35,7% 7,1%

Trong năm học 2014-2015, Hoa Sữa đã đạt được một số kết quả trong đào tạo nghề đối với nhóm đối tượng người khuyết tật vận động là: đảm bảo tuyển sinh đạt 100% chỉ tiêu và đúng đối tượng; đạt 100% tỷ lệ học sinh khuyết tật vận động theo học trọn khóa; tỷ lệ học sinh khuyết tật vận động tốt nghiệp đạt yêu cầu là 100%, trong đó 60% đạt khá, giỏi; 100% các em ra trường đều có việc làm, ổn định cuộc sống và được coi trọng trong xã hội. Điều đấy cho thấy những nỗ lực vô cùng to lớn của cả thầy và trò trường Hoa Sữa.

2.5.2. Thách thức mới đối với công tác đào tạo nghề:

Vấn đề tuyển sinh đúng đối tượng và đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh là vấn đề khó khăn trong giai đoạn hiện nay, vấn đề này không chỉ xảy ra với cá nhân nhà trường mà còn với rất nhiều các trường khác. Bởi do nhận thức của học sinh về vấn đề học nghề còn thấp, các em vẫn thích học cao đẳng, đại học hơn. Trong khi đó, các Trường nghề đang ngày một nhiều hơn. Còn đối với người khuyết tật, gia đình và bản thân họ luôn mang những mặc cảm và với tâm lý khuyết tật thì không làm được gì, tốt nhất nên để họ ở nhà. Nên việc tuyển sinh với nhóm đối tượng này càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Học sịnh của Trường đến từ nhiều địa phương khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, Trình độ văn hóa của các em cũng không đồng đều. Đặc biệt với đối tượng yếu thế và người khuyết tật vận động, các em là những người khá nhạy cảm và thường xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhiều em đến từ những địa phương có phong tục tập quán, tín ngưỡng khác biệt. Điều này gây bất lợi trong quá trình quản lý. Đồng thời, nhà trường cũng phải dành nhiều thời gian và công sức để giúp học sinh ổn định sinh hoạt và học tập tại trường.

Các chương trình học dành cho các em đang trong quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện theo thông tư số 22. Do vậy, cũng gây ít nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Còn với nhóm học sinh là người khuyết tật vận động, chương trình học của các em tuy không có nhiều sự thay đổi, tuy nhiên nhà trường vẫn luôn phải không ngừng tìm kiếm những giải pháp nhằm giúp các em tiếp thu được lượng kiến thức tốt nhất và cập nhật những xu hướng giúp các em hoàn thiện hơn kỹ năng nghề.

Về mặt nhân sự: Trường phải tự đào tạo giáo viên dạy thực hành và gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng giáo viên lý thuyết vì địa điểm của Trường xa trung tâm, chế độ đãi ngộ còn nhiều hạn chế.

Cơ sở vật chất chưa đồng bộ: Do trường phải tự tổ chức kinh phí đào tạo nên nguồn kinh phí cho bảo dưỡng, bảo trì cơ sở vật chất còn hạn hẹp, một số trang thiết bị xuống cấp chưa kịp thời thay thế, và còn ít máy móc phục vụ việc học cho các em. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Hệ thống nhà hàng, khác sạn mini để phục vụ cho việc thực hành nâng cao tay nghề của học sinh phải thuê mặt bằng giá rất cao, thời gian không dài, đây là một thử thách lớn về cân đối tài chính của nhà trường.

Đối tượng học sinh yếu thế, đặc biệt là những học sinh nghèo có tâm lý muốn được đi làm sớm, điều đó gây ảnh hưởng tới chương trình và chất lượng đào tạo.

Nhà trường cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc xử lý mối quan hệ giữa nhu cầu nhân đạo, từ thiện với các hoạt động nhằm mở rộng kinh doanh, nâng cao kinh phí để hoạt động.

CHƢƠNG III: HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRƢỜNG

TC KT-DL HOA SỮA

Hoạt động đào tạo nghề cho nhóm những người khuyết tật, trong đó bao gồm cả người khuyết tật vận động là công việc đã được tiến hành mạnh mẽ và thu được những kết quả nhất định trong thời gian gần đây tại nhiều cơ sở đào tạo. Để quan tâm tới chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động, Trường TC Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa đã chủ trương đưa CTXH vào hoạt động này, kết hợp việc đào tạo nghề với tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho các học sinh. Đây là một công việc mới mẻ và mở ra nhiều triển vọng thành công cho công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)