Quan điểm của Đảng và nhà nước về ĐTN cho NKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 30 - 32)

7. Nội dung luận văn

1.5.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về ĐTN cho NKT

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới nhóm những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là NKT. Vì vậy, ngày 18/04 hàng năm đã được chọn là ngày NKT Việt Nam, cùng với ngày quốc tế NKT là 03/12. Trong bối cảnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được nhà nước ta ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NKT trên mọi mặt của đời sống. Giai đoạn 2011-2015 được đánh giá là giai đoạn tập trung thể chế hóa về luật pháp và chính sách đối với NKT. Sau khi Luật Người khuyết tật được ban hành, đến nay, hệ thống Luật pháp và chính sách về người khuyết tật có thể được xem như là đã tương đối đầy đủ, thống nhất và toàn diện, với 01 Luật chuyên ngành (Luật Người khuyết tật), nhiều Luật có nội dung lồng ghép, 05 Nghị định, 16 Thông tư, 10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.{18}

Ngày 30/03/2007, công ước Quốc tế về quyền của NKT cũng đã được phê chuẩn. Ngày 22/10/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành một trong những nước thành viên cam kết bảo đảm quyền cho NKT khi tham gia ký vào công ước nói trên. Việc tham gia ký kết Công ước Quốc tế, đã làm thay đổi không chỉ về lượng mà còn về chất trong nhận thức và hành vi của nhiều tổ chức và cá nhân về NKT. Chính phủ Việt Nam đã thông qua và thực thi có hiệu quả nhiều luật và chính sách, trong đó có các quyền lợi dành cho NKT, đặc biệt là Quyền lợi được học nghề và có việc làm ổn định. Về phương diện này, chúng ta có thể kể tới một số văn bản chủ yếu sau:

Đầu tiên phải kể tới Luật NKT, Luật Người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010; Chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Việc thông qua luật là một bước tiến lớn so với Pháp Lệnh người tàn tật, đặc biệt là việc thừa nhận quyền của người khuyết tật. Luật gồm 10 chương, 53 điều quy định quyền và nghĩa vụ của NKT; trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với NKT. Điểm mới của luật là đã tăng cường bổ sung vai trò của các hoạt động CTXH đối với công tác Xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT trong nhiều khía cạnh. Luật cũng nhấn mạnh tới việc dạy nghề và vấn đề việc làm cho NKT. Luật cũng quy đinh khá chi tiết về vấn đề này tại điều 32 và 33.

Luật dạy nghề năm 2006 tại điều 7 cũng có những quy định về việc hỗ trợ học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt. Trong đó có đề cập tới người khuyết tật.

Trong chiến lược phát triển dạy nghề năm 2011-2020, được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt số 630/QĐ-Ttg ngày 29/05/2012, nhiều chính sách, và biện pháp thực thi một cách hiệu quả việc hỗ trợ dạy nghề cho NKT đã được khẳng định rõ. Một số giải pháp nhằm thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ về dạy nghề, tạo động lực phát triển dạy nghề cho NKt cũng đã được nêu cụ thể.

Ngày 06/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết Định thành lập Ủy ban Quốc Gia về NKT Việt Nam, QĐ số: 1717/QĐ-Ttg. Việc thành lập Ủy ban đã tạo điều kiện và mở ra cơ hội để NKT phát huy được quyền của mình. Phát biểu tại buổi Lễ ra mắt Ủy ban Quốc Gia về NKT Việt Nam chiều ngyà 18/01/2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu rõ:” Việt Nam đã có nhiều chính sách, hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật, đặc biệt là những nạn nhân chiến tranh. Việc tạo điều kiện cho người khuyết tật là trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội”.

Có thể nói rằng, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng tới công tác đào tạo nghề cho NKT. Bên cạnh việc thúc đấy NKT tham gia học nghề, nhà nước còn mạnh dạn đổi mới những chính sách, ưu đãi ...đối với các cơ sở ĐTN cho những đối tượng yếu thế trong đó có NKT. Tuy nhiên, trên thực tế công tác đào tạo nghề cho NKT vẫn còn một số điểm chưa toàn diện, hợp lý. Nhà nước chỉ rót vốn, đầu tư CSVC, học phí, học bổng...cho khu vực các trường công. Vì vậy, đây là một vấn đề còn hết sức khó khăn với những mô hình tư thục như Hoa Sữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)