Một số nhận xét về việc đưa CTXH vào hoạt động ĐTN cho Ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 79 - 83)

7. Nội dung luận văn

3.2. Các hoạt động trợ giúp nhằm đào tạo nghề co Ngƣời khuyết tật vận

3.2.3.2 Một số nhận xét về việc đưa CTXH vào hoạt động ĐTN cho Ngườ

tới người khuyết tật, luật việc làm,…tham vấn cho các em về quyền và lợi ích hợp pháp của mình để sau này trong quá trình làm việc các em tránh khỏi những va vấp là rất quan trọng. Ngoài ra, nhà trường cũng đã giới thiệu cho các em một số địa chỉ tin cậy về mặt pháp lý và cách thức để sau này các em tiệp cận một cách dễ dàng hơn với các văn phòng, cơ quan tư pháp. Đây là những điểm mới gần đây trong công tác tham vấn về công tác xã hội cho học viên.

3.2.3.2 Một số nhận xét về việc đưa CTXH vào hoạt động ĐTN cho Người khuyết tật vận động tật vận động

việc làm cho những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người khuyết tật vận động. Tuy nhiên, nếu như Hoa Sữa vận dụng có hiệu quả hơn nữa phương pháp và kỹ năng CTXH vào thực tế nhà trường, thì hoạt động đào tạo nghề sẽ mang lại những kêt quả tich cực hơn.

Người khuyết tật vận động là một trong những nhóm yếu thê, bản thân họ có những khiếm khuyết trên thân thể, trên các cơ quan vận động, họ gặp phải những trở ngại trong đi lại, cử động nên họ không thể lao động, làm việc như những người bình thường khác. Do vậy, Người khuyết tật vận động rất cần được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ công tác xã hội.

Dịch vụ CTXH ở đây được hiểu đơn giản là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu của con người, từ những điều cơ bản nhất nhằm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống của con người.

Người khuyết tật vận động cũng như những người bình thường. Có nhu cầu từ cơ bản nhất như ăn, uông, nghỉ ngơi,...cho đến những nhu cầu cao hơn về việc được thể hiện bản thân, thụ hưởng. Chính vì vậy, họ không chỉ mong muốn được học nghề, được tạo cơ hội việc làm. Mà hơn hết, họ mong muồn có được môi trường sống lành mạnh, sự sẻ chia, đồng cảm từ những người đồng đẳng với mình. Và bên cạnh đó, họ mong muốn được học cách giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng, được bình đẳng như những người lành lặn trong cuộc sống.

Đối tượng Người khuyết tật vận động đang theo học ở Hoa Sữa cũng không nằm ngoài những nhu cầu đó. Chính vì vậy, rất cần sự giúp đỡ của đội ngũ NVXH , giúp Người khuyết tật vận động được tiếp cận gần hơn tới các nguồn lực, như sự huy động nguồn lực khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho Người khuyết tật vận động đang theo học tại trường, tạo điều kiện sức khỏe tốt nhất cho Người khuyết tật vận động có thể yên tâm học hành. Ngoài ra NVXH cũng tham vấn tâm lý cho

Bên cạnh việc đào tạo nghề, thông qua các hoạt động CTXH, nhà trường cũng đã đào tạo thêm cho Người khuyết tật vận động các kỹ năng sống, sự tự tin, nghị lực để bước vào đời, hòa nhập cùng cộng đồng. Người khuyết tật vận động cũng biết cách vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống, biết cách xây dựng các mối quan hệ tốt trong quá trình lao động nghề nghiệp, trong sinh hoạt, giải trí. Đây là điều mà nếu không có sự trợ giúp về CTXH, Người khuyết tật vận động sẽ khó có thể đạt được.

Có thể nói rằng CTXH có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi tích cực dối với đời sống Người khuyết tật vận động, thúc đẩy đời sống XH phát triển. Chính vì vậy, CTXH có ý nghĩa rất lớn trong đời sống Người khuyết tật vận động nếu như nó được thực hiện một cách nghiêm túc và đáp ứng được nhu cầu của Người khuyết tật vận động, góp phần nâng cao hiệu quả ĐTN cho Người khuyết tật vận động.

Trong cuộc phỏng vấn sâu em Lê Văn T, khi được hỏi trong suốt quá trình học nghề tại Hoa Sữa ngoài được đào tạo nghề, em còn học hỏi thêm được những kỹ năng gì. Em cho biết: “ Trong suốt quá trình theo học tại Hoa Sữa, ngoài học nghề, chúng em còn được trao dồi kỹ năng sống. Em thấy mình tự tin hơn, bản thân em cũng học hỏi được những đức tính cần thiết cho công việc sau này như tính kỷ luật, tính kiên nhẫn. Em biết cách làm thế nào để dung hòa mối quan hệ với những người xung quanh mình, cũng như với ông chủ của mình khi ra trường và đi làm, cảm thấy được sự sẻ chia, đồng cảm từ chính các thầy cô. Nhờ vậy, em thấy mình thêm yêu và gắn bó với nghề mà mình đang theo đuổi”.

3.2.4. Hoạt động biện hộ

Theo quy định tại điều 4, của luật người khuyết tật, số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010 đã quy định rất rõ về quyền của người khuyết tật.

được Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng. Ngoài ra người khuyết tật còn có quyền được học văn hóa, học nghề, có việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

Với mục tiêu tham gia đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua hoạt động ĐTN và GTVL cho các đối tượng thanh niên có hoàn cảnh khó khăn nói chung và Người khuyết tật vận động nhẹ nói riêng. Những nhân viên xã hội không chuyên của Hoa Sữa đã trở thành cầu nối, đóng vai trò là người biện hộ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người khuyết tật vận động.

Người khuyết tật vận động, ngoài những khiếm khuyết trên cơ quan vận động. Họ cũng như những người bình thường khác trong xã hội, cũng có những mong muốn riêng. Ho mong muốn xã hội có cái nhìn thay đổi về họ, công nhận họ là một thành viên trong đó. Để làm được điều đó, trao cho họ cơ hội được học nghề, được tạo việc làm chính là con đường ngắn nhất để giúp họ hòa nhập cộng đồng, đến gần hơn với cộng đồng.

Học sinh khuyết tật vận động đang theo học tại Hoa Sữa không chỉ được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, được chăm sóc sức khỏe,... mà hơn hết các em được bảo vệ quyền lợi chính đáng, được tham gia học nghề phù hợp với điều kiện sức khỏe của các em. Có rất nhiều ngành nghề mà người khuyết tật vận động có thể theo học. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế của nhà trường, cũng như việc tìm đầu ra cho các sản phẩm để từ đó tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật vận động sau khi ra trường. Với sứ mệnh cao cả của mình là đào tạo nguồn

giảm nghèo của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các đối tượng yếu thế trong đó có người khuyết tật vận động. Vì vậy, nhà trường mới chỉ tập trung vào 2 ngành nghề là may-thêu cho đối tượng người khuyết tật vận động. Những người thầy, những nhà công tác xã hội không chuyên của Hoa Sữa vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)