Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 96 - 121)

7. Nội dung luận văn

3.3. Hoạt động trợ giúp CTXH, tạo việc làm, giới thiệu việc làm cho

3.3.5.3. xuất giải pháp

Thứ nhất: Nhà trường cần mở rộng quy mô, ngành nghề, hình thức đào tạo đối với Người khuyết tật vận động trong thời gian tới, nâng cao vai trò của công tác xã hội trong các hoạt động của nhà trường:

Đối với một số đơn vị hiện đang tham gia đào tạo với nhà trường ngành đào tạo truyền thống và ngành đào tạo chất lượng cao, các đơn vị này cần phối hợp tích cực hơn nữa với trường đào tạo với hình thức : tăng cường cho học sinh thực tập xen kẽ, tham quan, kiến tập, thực tập và tiếp tục cử cán bộ của họ về trường giảng dạy một số buối chuyên sâu. Các phương thức đào tạo theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu của người học cần được nhân rộng trong năm 2016-2017 và những năm về sau thông qua mở các loại hình đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tê về đào tạo nghề, hợp tác đào tạo theo địa chỉ, thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ - kết hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nghề, thêm một số nghề như làm

Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về ngành May-thêu dành cho NKT, Người khuyết tật vận động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: qua các bài báo giới thiệu về trường, Các phóng sự quay về trường, trang web của trường, Hợp tác với đài truyền hình nhằm giới thiệu các tiết học thực hành các nghề trên truyền hình , phối hợp với các báo để giới thiệu, quảng cáo cho chương trình đào tạo cũng như kế hoạch tuyển sinh của Nhà trường.

Tăng cường đào tạo liên kết với doanh nghiệp, như với BigC Hà Nội, Metro Việt Nam,...; Tăng cường đào tạo theo yêu cầu để quảng bá thương hiệu của trường; Tích cực cử giáo viên, học sinh tham gia các kỳ thi GV giỏi, các cuộc thi tay nghề,...;

Tăng cường tuyển sinh để đạt chỉ tiêu: Thông qua việc đưa thông báo tuyển sinh của nhà trường tới các đối tác tuyển sinh trên cả nước và các khu vực trọng điểm như Hà Nội, Lào Cai,Hòa Bình,Quảng Nam, Nghệ An,...; Tuyển sinh liên tục, quanh năm,...; Kết hợp với các đối tác tuyển sinh tại các địa phương để tuyển sinh: Sở LĐTBXH, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Trung tâm bảo trợ xã hội,...các cơ quan này sẽ phối hợp với nhà trường trong việc tuyển sinh; Thông qua Hội cựu học sinh của Trường để đưa thông tin tuyển sinh của Trường đến với học sinh tại địa phương. Với phương trâm mỗi học sinh sẽ giới thiệu 1 học sinh mới.

Vai trò của NVXH cần được khẳng định hơn thông qua các hoạt động của nhà Trường. Từ khâu tuyển sinh Người khuyết tật vận động, ngoài các hoạt động kiểm tra khả năng linh hoạt của tay, chân,... còn phải quan tâm tới vấn đề tìm hiểu thân nhân của Người khuyết tật vận động nhằm thực hiện tốt công tác tham vấn về sau, và giúp đỡ học sinh đó trong quá trình học tập tại trường được tốt hơn. Ngoài ra, các hoạt động của CTXH cần được xen kẽ trong cả quá trình

sự quan tâm, cũng như được đáp ứng đầy đủ những thiếu hụt trong đời sống của Người khuyết tật vận động. Tất cả những hoạt động đó của CTXH nhằm hướng tới mục tiêu đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động được hiệu quả hơn và giúp họ tự tin, vươn lên trong cuộc sống.

Thứ hai: Đổi mới công tác quản lý đối với nhóm học sinh khuyết tật vận động của nhà trường.

Nhà trường cần kiện toàn tổ chức các phòng ban, tổ bộ môn, tổ chức đoàn thể,...theo phương thức tinh giản, hiệu quả phân cấp trách nhiệm cho từng bộ phận. Tiếp tục thực hiện đổi mới về công tác quản lý đối với Trung tâm May-Thêu:

Đổi mới phương thức quản lý học sinh: Nhà trường quản lý học sinh khuyết tật vận động bằng phần mềm quản lý học sinh để đảm bảo tính chính xác, xuyên suốt trong việc cập nhật, lưu giữ thông tin của học sinh đang theo học tại trường cũng như đã ra trường. Qua đó cũng tiện cho quá trình theo dõi quá trình học tập và những thay đổi của học sinh, đối với đối tượng Người khuyết tật vận động các em không chỉ bị khiếm khuyết trên cơ thể, mà còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cần được quan tâm, sát sao hơn.

Đổi mới về quản lý cơ sở vật chất: Chuẩn hóa các phòng học lý thuyết và thực hành cho học sinh lớp may-thêu, cần tăng thêm phòng thực hành chất lượng cao để giáo viên ứng dụng tốt các phương pháp giảng dạy tích cực. Do cơ sở vật chất đã cũ kỹ nên cần cải tạo , nâng cấp khu nội trú dành cho người khuyết tật vận động , nhằm giúp các em được tạo điều kiện một cách tốt nhất.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy tại trung tâm May- thêu và hiệu quả đào tạo.

tập cho học sinh thông qua đưa học sinh đi thực tập xen kẽ, thực tập tốt nghiệp, đào tạo theo yêu cầu cua doanh nghiệp,...

Triển khai kiểm định chất lượng đào tạo của nhà trường nhằm đảm bảo các em sau khi ra trường đáp ứng đủ nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhà trường cũng cần theo dõi học sinh sau khi tốt nghiệp. Định kỳ tổ chức hội thảo giữa Nhà trường với Doanh nghiệp để trao đổi trưc tiếp những ưu điểm và hạn chế của Người khuyết tật vận động của Trường, nhằm điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

Tiếp tục hoàn thiện, kiện toàn và củng cố đội ngũ cán bộ, giáo viên Trung tâm May – Thêu. Không ngừng cải tiến chương trình ĐTN cho Người khuyết tật vận động, nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là việc thực hành của Người khuyết tật vận động phải đa dạng các kỹ thuật và bám sát với kiến thức, kỹ năng khi Người khuyết tật vận động ra đi làm. Mở thêm những ngành nghề mới cho Người khuyết tật vận động có liên quan đến lĩnh vực Du lịch, Khách sạn – Nhà hàng như: Làm hoa vải, làm hoa đất, dệt thổ cẩm, làm nón lá, hàng lưu niệm… cho Người khuyết tật vận động có nhiều sự lựa chọn hơn.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng về CTXH cho đội ngũ giáo viên trong trung tâm bằng việc tham gia các lớp tập huấn về CTXH. Bên cạnh việc tuyển dụng cán bộ, giáo viên , nhà trường có kế hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên trẻ từ những học sinh giỏi có nguyện vọng ở lại trường, tạo điều kiện cho giáo viên được đi bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, được cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về tâm sinh lý người khuyết tật vận động và những thông tin về người khuyết tật vận động. Để trong quá trình giảng dạy, các thầy cô tiếp cận được với học sinh ở mức độ gần nhất.

công tác quản lý. Chính vì vậy, nhà trường nên thành lập tổ hoặc nhóm tham vấn, nhằm hỗ trợ hoc sinh của trường nói chung và nhóm học sinh là người khuyết tật vận động nói riêng khi gặp khó khăn; có những hỗ trợ về mặt y tế kịp thời; và NVXH có vai trò trong việc xây dựng các nhóm đồng đẳng, nhằm giúp Người khuyết tật vận động tự hỗ trợ lẫn nhau, tổ chức các hình thức sinh hoạt nhóm nhằm giúp Người khuyết tật vận động trao đổi kinh nghiệm, vượt qua cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Nền Văn hóa Việt Nam thấm đẫm tinh thần nhân văn bởi vì từ xa xưa ông bà ta luôn coi trọng con người và đặt con người ở vị trí trung tâm. Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, Trường Trung Cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa đã xây dựng thành công mô hình Doanh nghiệp xã hội, với những cố gắng đem tri thức và tâm huyết đóng góp cho công cuộc giảm nghèo của quốc gia, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn thông qua hoạt động đào tạo nghề, đặc biệt nhà trường đã dành nhiều sự ưu ái với đối tượng Người khuyết tật vận động, bước đầu đưa phương pháp và kỹ năng CTXH vào hoạt động đào tạo nghề.

Vượt qua những mặc cảm của bản thân, cùng sự chỉ dạy tận tình và tâm huyết của những thầy cô Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, lớp lớp những thế hệ học trò là người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động của trường nói riêng cũng đã được học nghề, có cơ hội làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời với việc vận dụng tri thức công tác xã hội vào đào tạo nghề trường cũng đã có những thành công nhất định trong việc giúp các em hòa nhập cộng đồng, tìm lại niềm tin vào cuộc sống. Cá nhân tác giả luận văn nhận thức được những việc làm đầy ý nghĩa và mang tính nhân văn của nhà trường nên đã mượn câu chuyện của Hoa Sữa làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

Đề tài luận văn đã cố gắng xác định được nội dung cụ thể cho Hoạt động trợ giúp trong đào tạo nghề cho Người khuyết tật vận động gồm các nội dung: hoạt động hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo; hoạt động hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt; hoạt động chăm sóc y tế; hoạt động vui chơi, giải trí. Qua đó thấy

nghiệm, kiến thức của NVXH, kinh phí cho các hoạt động trợ giúp và hơn hết là sự tận tâm của mỗi thầy cô giáo.

Đề tài đã trình bày thực trạng và đánh giá thực trạng đào tạo nghề tại trường Hoa Sữa. Thực tế cho thấy trường đã thực hiện công tác đào tạo nghề rất hiệu quả. Học sinh sau khi ra trường đều được các nhà tuyển dụng đánh giá cao cả về kỹ năng nghề nghiệp lẫn tư cách, lối sống và đều được nhận vào làm việc với mức lương khởi điểm từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ. Hiện nay, Hoa Sữa đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong lĩnh vực May- Thêu. Cụ thể là tìm kiếm việc làm cho Người khuyết tật vận động. Tuy nhiên các Doanh nghiệp không lựa chọn Hoa Sữa chỉ đơn thuần bởi chữ tâm, bởi từ thiện mà còn vì tay nghề của học sinh tại đây được đào tạo khá tốt và bài bản, ý thức trách nhiệm trong lao động và sinh hoạt là rất tốt. Tuy nhiên, việc duy trì được hoạt động của nhà trường không phải là dễ khi mà số lượng học sinh được miễn giảm học phí hàng năm tương đối lớn, và kinh phí để trả lương cho công nhân viên của Nhà trường cũng là bài toán khó và không phải lúc nào cũng suôn sẻ.

Xin được trích lời của nhà giáo Phạm Thị Vy- cựu Hiệu trưởng Nhà trường thay cho lời kết: “ Trường Hoa Sữa là một tổ chức giúp cho những thanh

niên nghèo, NKT Việt Nam với hàng trăm học sinh là NKT tính đến nay có nghề, có việc làm có thể tự lập, vươn lên và bình đẳng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chặng đường phía trước của Hoa Sữa còn rất nhiều khó khăn vì vậy rất mong các bạn trong nước cũng như Quốc tế chung tay cùng với Hoa Sữa.”

Bài học về công tác dạy nghề cho người khuyết tật vận đong, đặc biệt là những ý tưởng mới mẻ, đưa công tác xã hội vào hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật vận động là rất đáng được trân trọng, học tập và nhân rộng ra ở những địa phương khác.

KHUYẾN NGHỊ

Khuyến nghị 2: Đối với Cục bảo trợ- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Có thể nói rằng Hoa Sữa đã làm tốt vai trò của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo Quốc Gia, giúp đỡ những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước, những đối tượng yếu thế và điển hình là người khuyết tật vận động. Trên thực tế, mô hình của trường đã được nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đến học hỏi và nhân rộng mô hình. Tuy nhiên,để mô hình được biết đến nhiều hơn nữa và đạt nhiều thành tựu hơn nữa chúng ta cũng rất cần sự vào cuộc của Cục bảo trợ thông qua việc tổng kết, đánh giá, tuyên dương nhằm nhân rộng mô hình Hoa Sữa và những trường như Hoa Sữa, tạo động lực cho không chỉ Hoa Sữa mà còn đối với các trường đang tham gia ĐTN cho những đối tượng thuộc diện ưu tiên của nhà nước.

Bộ cần thực hiện hiệu quả, và quan tâm hơn tới đối tượng người khuyết tật, chú trọng tới đào tạo nghề và giải quyết việc làm thông qua các chương trình, chiến lược, kế hoạch hàng năm dành riêng cho từng dạng khuyết tật. Thông qua các phương pháp công tác xã hội, Phân loại khuyết tật, giúp nắm bắt được những đặc điểm, những mặt mạnh và hạn chế của từng dạng khuyết tật và từ đó có những chương trình riêng phù hợp và tạo cơ hội học nghề phù hợp, đảm bảo giao đúng người đúng việc. Đối với người khuyết tật vận động do đặc điểm sinh lý khác biệt, họ có những khiếm khuyết ở các cơ quan vận động, nhưng nhiều người trong số họ vẫn có trí tuệ bình thường nên họ vẫn có thể làm một số việc cần sự tư duy, hoặc không cần tới sự linh hoạt nhiều của các cơ quan vận động.

thức của cộng đồng và các doanh nghiệp, trao cho người khuyết tật vận động cơ hội được thể hiện và chứng tỏ năng lực, đảm bảo cho họ quyền lợi được học tập, làm việc và thụ hưởng các dịch vụ xã hội như những người bình thường.

Khuyến nghị 3: Đối với hội người khuyết tật

Hội người khuyết tật cần hỗ trợ, tăng cường hợp tác nhiều hơn trong việc giới thiệu, kết nối giữa người khuyết tật, người khuyết tật vận động với những mô hình như Hoa Sữa, giúp những người khuyết tật vận động có thể tìm kiếm cơ hội học nghề. Hội người khuyết tật, có thể hỗ trợ người khuyết tật vận động giải quyết các vấn đề việc làm thông qua việc giúp nhà trường tìm kiếm các cơ hội việc làm mới cho học sinh, tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ về vật chất nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo,...

Khuyến nghị 4: Đối với Hoa Sữa

Nhằm thực hiện mục tiêu tổng quan của nhà trường: “ Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch. Tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam”. Nhà trường cần đảm bảo thực hiện đổi mới công tác quản lý nhà trường, đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp và quản lý của Ban giám hiệu cho các phòng ban, tổ bộ môn, trong đó dành quan tâm đặc biệt tới Trung tâm May-Thêu nhằm phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, nâng cao ý thức cho từng bộ phận, tránh sự chồng chéo công việc.

Nhà trường phải tăng cường hơn công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng đào tạo nhằm đánh giá quá trình học tập, giảng dạy đang diễn ra như thế nào, nhằm đảm bảo đang diễn ra theo đúng tiến trình và có hiệu quả.

Kiện toàn và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ làm CTXH nhằm thúc đẩy hoạt động đào tạo nghề cho học sinh của trường nói chung và người khuyết tật vận động đang theo học tại trường nói riêng được hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, tăng cường số phòng học, nâng cấp khu nội trú dành cho người khuyết tật, tăng số phòng. Trường cần tăng cường đào tạo theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần xây dựng và đưa ra những bài giảng phù hợp, cách thức giảng dạy phù hợp với học sinh là người khuyết tật, khuyết tật vận động.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật, phien họp thứ 61 của Đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 96 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)