Quy trình tuyển sn đầu vào của học sinh thuộc n óm đố tƣợng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 62)

7. Nội dung luận văn

3.1. Quy trình tuyển sn đầu vào của học sinh thuộc n óm đố tƣợng là

Ngƣời khuyết tật vận động tạ trƣờng TC KT – DL Hoa Sữa

Yêu cầu chung đối với các đối tượng tuyển sinh của trường Hoa Sữa là: Những học sinh từ 16 tuổi trở lên (riêng May – Thêu từ 14 tuổi), không bị Viêm gan B và ký sinh trùng đường ruột. Công tác tuyển sinh của trường TC KT – DL Hoa Sữa chủ yếu thông qua 3 kênh bao gồm:

- Những học sinh tự do có nhu cầu, biết về trường TC KT – DL Hoa Sữa qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân, qua các phương tiện thông tin đại chúng tự tìm đến với trường.

- Nguồn từ các đối tác của trường:

+ Đối tác lâu năm bao gồm: các trung tâm BTXH, Làng trẻ, Đoàn thanh niên các Tỉnh, Thành phố,…

+ Đối tác đào tạo: Các tổ chức trong và ngoài nước gửi nhờ đào tạo (Nhà hàng, Khách sạn, NGO).

sinh của trường đến với học sinh tại các địa phương, mục tiêu của Trường: mỗi học sinh đã học ở Trường giới thiệu được ít nhất một học sinh mới đến trường.

- Đi tuyển sinh trực tiếp tại các địa phương, tìm kiếm đối tượng trong những chuyến đi công tác thực tế của cán bộ trường. Sau quá trình cán bộ cơ sở xuống thâm nhập tại địa bàn các Tỉnh thành, phối hợp với các cơ quan, tổ chức để tìm kiếm học sinh thì hồ sơ của học sinh được chuyển tới trường Hoa Sữa.

Ngoài ra, những hồ sơ của các học sinh có nguyện vọng theo học tại trường Hoa Sữa cũng được tập hợp để tuyển sinh. Hồ sơ được chuyển tới phòng đào tạo và xét tuyển theo những tiêu chí của Nhà trường.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình tuyển sinh chung củ trƣờng TC KT – DL Hoa Sữa đối vớ đố tƣợng Ngƣời khuyết tật vận động

LẬP KẾ HOẠCH TUYỂN SINH Họp phụ huynh học sinh Học sinh học nội quy và lao động Danh sách chính thức Tổ chức kiểm tra và phỏng vấn Xử lý kết quả kiểm tra và phỏng vấn Chuẩn bị phòng, giám thị, giáo viên

chấm bài Lập danh sách học

sinh kiểm tra Chuẩn bị đề kiểm tra

trình độ đầu vào Nhận và lọc hồ sơ

Thông báo Khám sức khỏe

TIẾP NHẬN HỌC SINH Đợt 2 Đợt 1 Loại Hướng nghiệp

Do người khuyết tật là đối tượng đặc thù nên trên cơ sở quy trình tuyển sinh chung của trường TC KT – DL Hoa Sữa, vẫn có một số điểm khác biệt: Học sinh từ khắp mọi miền của tổ quốc với nhiều dân tộc khác nhau. Trong độ tuổi từ 14 – 25, có giấy chứng nhận khuyết tật thuộc ít nhất một trong các dạng sau: KTVĐ, KTTT, Khiếm thính,... có đủ điều kiện sức khỏe để học tập.

Đối với học sinh là người khuyết tật vận động, sau khi nhà trường nhận được hồ sơ xin vào học sẽ tổ chức kiểm tra trình độ văn hóa, sức khỏe (kiểm tra sức khỏe tổng thể và sự linh hoạt của tay, chân) do phần đa các em khuyết tật vận động thể nhẹ, bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Nhưng vì nhà trường cố gắng hết sức tạo điều kiện cho các em có thể theo học nghề nên chỉ có học sinh nào tay quá yếu và không đủ sức khỏe theo học mới bị từ chối. Còn nhiều học sinh không biết chữ nhà trường vẫn linh động cho theo học bình thường. Việc kiểm tra trình độ văn hóa (toán, văn) chỉ là hình thức.

Ngay từ trong khâu tuyển sinh, nhà trường đã chú ý tìm hiểu thân nhân của người khuyết tật vận động, để thực hiện tốt công tác tham vấn công tác xã hội. Công tác kiểm tra và thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng được tuyển chọn là nhằm hướng tới mục tiêu trợ giúp công tác xã hội.

Trường hợp em S là một ví dụ điển hình, bị khuyết tật hai chân và mắt cận nặng có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, có chị gái đã lập gia đình ở môt miền quê nghèo. Sen được trung tâm bảo trợ người khuyết tật Hội An nuôi dưỡng trong 11 năm. Trong lần về tuyển sinh của nhà trường, em đã được trung tâm cho đi học tại Hoa Sữa. Trong quá trình tiếp nhận em vào học tại trường, cũng như các bạn khác, nhà trường cũng đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình em và từ đó có những giúp đỡ, tham vấn tâm lý khi cần thiết nhằm giúp đỡ trong quá trình học tập về sau.

Vì các em là người khuyết tật vận động, thường có tâm lý nhạy cảm, dễ xúc động hay nhớ nhà, có nhiều mặc cảm khi nói tới hoàn cảnh của mình do vậy nhà trường đã chú ý nhiều tới các hoạt động CTXH trong công tác tuyển sinh, luôn đòi hỏi kỹ năng Công tác xã hội trong lắng nghe, quan sát,...

3.2. Các hoạt động trợ giúp nhằm đào tạo nghề cho Ngƣời khuyết tật vận động tạ Trƣờng TC KT-DL Hoa Sữa

3.2.1. Các hoạt động trợ giúp

3.2.1.1. Hoạt động hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo

Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn kiên định với những mục tiêu, dự định và ý tưởng nhân văn, nhân đạo như thuở ban đầu mới thành lập trường. Trường đã hỗ trợ cho rất nhiều những con em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật vận động được học nghề và tìm kiếm cho họ việc làm phù hợp. Các đối tượng được nhà trường ưu tiên áp dụng đối với hệ sơ cấp và ngành Quản trị nhà hàng (Hệ Trung cấp). Trong đó:

Bảng 3.1.Các đối tượng ưu tiên của Hoa Sữa

Đƣợc áp dụng từ ngày 19/05/2016

(kèm theo quyết định số 20/QĐ-THS ngày 19/5/2016)

ĐỐI TƢỢNG GIẤY TỜ CHỨNG THỰC

CÁC ĐỐI TƢỢNG ƢU TIÊN 100%

Con gia đình nghèo có sổ: Theo QĐ 09/2011 – TTg và chỉ thị 1752/TTg Quy định chuẩn nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn từ 2011 - 2015, hoặc theo QĐ 59/2015/QĐ - TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp

Sổ hộ nghèo công chứng và kiểm tra sổ gốc

dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 Con gia đình nghèo theo QĐ 09/2011-TTg và Chỉ thị 1752/TTg Quy định chuẩn nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn từ 2011 – 2015, hoặc theo QĐ 59/2015/QĐ - TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Đã

có quyết địn n ƣng c ƣ có sổ hộ nghèo

Bản sao công chứng quyết định hộ nghèo và kiểm tra bản gốc khi đã vào học tại trường

Con gia đình cận nghèo theo QĐ 09/2011-TTg và Chỉ thị 1752/TTg Quy chuẩn nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn từ 2011-2015, hoặc theo QĐ 59/2015/QĐ - TTg về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020

Giấy xác nhận của Cấp Quận, Huyện về hộ cận nghèo (nhà trường xét các đối tượng khi vào học)

Con gia đình nghèo trong vùng 60 huyện nghèo của cả nước theo QĐ30a/2008-TTg

có xác nhận của địa phương nằm trong vùng 60 huyện nghèo của cả nước.

Mồ côi cha mẹ không nơi nương tựa Xác nhận nghèo ở địa phương,xác nhận không nơi nương tựa

Tổ chức xã hội chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước: (Có thỏa thuận hợp tác với Hoa Sữa)

Có công văn của tổ chức xã hội xác nhận và gửi về trường

vùng xa biên giới hải đảo khai sinh Con liệt sỹ, Con nạn nhân chất độc

da cam theo nghị định 49/NĐ – TTg Chính phủ

Đã được nhà nước hỗ trợ chi phí học và ưu đãi giáo dục

Con gia đình có bố mẹ bị khuyết tật nhưng khó khăn về kinh tế

Có giấy xác nhận nghèo của địa phương (cấp xã, Phường và Huyện, Quận)

Con gia đình có bố mẹ ly dị nhưng không nơi nương tựa hoặc ở với ông bà…nhưng khó khăn

Có giấy xác nhận của địa phương (cấp xã, Phường và Huyện, Quận)

Học sinh khiếm thính và khuyết tật vận động nhẹ, Khuyết tật nghe nói, khuyết tât trí tuệ, khuyết tật tự kỷ thể nhẹ (Học may và Thêu)

Giấy chứng nhận khuyết tật, giấy khám sức khỏe chứng nhận khuyết tật (cấp quận, huyện)

CÁC ĐỐI TƢỢNG ƢU TIÊN 75%

Học sinh dân tộc ít người Có xác nhận của địa phương ( cấp xã, Phường và Huyện, Quận )

Mồ côi một bề, gia đình cận nghèo Xác nhận ở địa phương hoặc giấy chứng từ

CÁC ĐỐI TƢỢNG ƢU TIÊN 50 %

Theo nghị định 49/NĐ – TTg Chính phủ đối với con thương binh: 1/4; 2/4;3/4;4/4 và bệnh binh 1/3;2/3;3/3

Được nhà nước hỗ trợ chi phí học và ưu đãi giáo dục.

Con gia đình cận nghèo theo QĐ 09/2011-TTg và Chỉ thị 1752/TTg Quy định chuẩn nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn từ 2011 – 2015.

Xác nhận của cấp Xã – Phường về hộ cận nghèo

Người bị ngược đãi, bạo hành… giám hiệu nhà trường sẽ có quyết định điều chỉnh lên các mức cao hơn cho người học.

ĐỐI TƢỢNG HỌC THEO NHU CẦU

Đào tạo các lớp theo nhu cầu người học Đào tạo theo địa chỉ của các doanh nghiệp Liên kết đào tạo theo chương trình

dự án của quốc gia về lao động nông thôn

Theo dự án 1956 của chính phủ

Đào tạo nâng cao tay nghề hoặc chuẩn hóa kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn của tổng cục du lịch Việt Nam

(Nguồn: Phòng Công tác học sinh cung cấp)

Học sinh là Người khuyết tật vận động khi tham gia học nghề tại Hoa Sữa được hưởng chế độ miễn phí 100% theo quy định mới của trường tính từ 19/05/2016 . Chi phí cho 1 học sinh khuyết tật vận động khi theo học tại Hoa Sữa ước tính là 104USD/tháng. Trong đó, tiền học phí của các em chưa bao gồm tiền nguyên liệu học là 310.000đ/tháng, ngoài ra trong quá trình thực tập tại trường các em được hưởng học bổng theo quy định chung của nhà trường 300.000đ đến 500.000đ/tháng. Điều đó cho thấy, với số lượng lớn học sinh được miễn giảm hàng tháng, đối với một DNXH ( Doanh nghiệp xã hội) như Hoa Sữa để duy trì điều đó không phải là dễ dàng.

Ngoài việc người khuyết tật vận động khi theo học tại trường được miễn giảm học phí và chi phí ăn ở, các em còn được nhận trợ cấp xã hội của Nhà nước theo quy định của Pháp luật hàng tháng. Cũng như nhiều đối tượng yếu

động tại trường Hoa Sữa cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ nhà nước trên nhiều phương diện như: y tế, giao thông, giáo dục,...

Phải ghi nhận những đóng góp to lớn của nhà trường trong việc hỗ trợ NKT nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng hòa nhập cộng đồng thông qua học nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm.

3.2.1.2. Hoạt động hỗ trợ chi phí ăn ở, sinh hoạt

Một số các hoạt động hỗ trợ cho học sinh khuyết tật vận động khi hoc tại Trường Hoa Sữa là: các em không chỉ được miễn giảm kinh phí đào tạo, ăn ở, và tài liệu học tập cần thiết, mà còn được nhà trường tạo điều kiện ở trong khu nội trú.

Cảm động trước tấm lòng của đội ngũ giáo viên và tin tưởng vào cách thức phát triển của sự nghiệp đào tạo và dạy nghề của nhà trường. Năm 2000, Quỹ phát triển văn hóa xã hội Tây Ban Nha và Đại Sứ Quán Tây Ban Nha tại Việt Nam đã quyết định hỗ trợ kinh phí để xây dựng khu nhà nội trú với quy mô 160 chỗ ở cho học sinh trên mảnh đất có diện tích trên 2000m2 do Thành phố Hà Nội cấptrên Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai từ thủa ban đầu

Ở khu nội trú trường sẽ thuận lợi cho người khuyết tật, đặc biệt là những người khuyết tật vận động, gặp khó khăn với các cơ quan vận động trong việc học tập, đi lại, thực hành, giao lưu kết bạn, chăm sóc sức khỏe, tìm kiếm tài liệu học tập tại thư viện,… Người khuyết tật vận động được ưu tiên xếp chỗ, và được ở khu dành riêng được xây dựng các lối hành lang đi riêng, công trình vệ sinh chung, hệ thống ổ điện vòi nước, cách bố trí giường,…phù hợp với đặc điểm để cuộc sống của người khuyết tật vận động diễn ra tiện lợi, thoải mái nhất. Được trang bị đầy đủ các phương tiện, vật dụng sinh hoạt cần thiết hàng ngày như: Giường, chiếu, chăn gối, màn, tủ đựng quần áo cá nhân. Ngoài ra, những vật dụng

phòng. Được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa,văn nghệ, TDTT,…tổ chức tại trường.

Với việc hỗ trợ 2 bữa ăn chính (trưa, chiều) nhà trường quản lý học sinh ăn bằng việc phát phiếu ăn cho từng người trước các bữa ăn chứ không hỗ trợ bằng tiền mặt. Để đảm bảo học sinh khuyết tật vận động sử dụng sự trợ giúp đúng mục đích và đảm bảo sức khỏe cho họ. Các bạn khuyết tật khiếm thính thường đi lấy cơm, thức ăn hộ các bạn bị khuyết tật vận động. Trong số 45 NKT đang học tại hai lớp May – Thêu, trường tìm một người khuyết tật có tiếng nói làm chỉ huy mọi hoạt động sinh hoạt chung lớp, đặc biệt hỗ trợ Người khuyết tật vận động khi cần đi lại. Thông qua người chỉ huy này trường phổ biến các nội dung, quy chế, hoạt động phong trào cho các thành viên trong lớp có thể nắm bắt đầy đủ, kịp thời. Ngoài 2 bữa ăn chính trị giá 15.000đ/bữa (Ở đây có sự hỗ trợ rất lớn của trường Hoa Sữa về công cụ, dụng cụ, con người để giá thành bữa ăn cho học sinh không bị tăng lên theo giá cả hàng hóa biến động ngoài thị trường mà vẫn phải đảm bảo được sức khỏe của học sinh, chất dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Một tháng tiền ăn đối với một học sinh là 900.000đ, tiền ở nội trú là 250.000đ. Các em là học sinh khuyết tật vận động được miễn giảm hoàn toàn.

Nước uống được đun sôi và qua hệ thống lọc được đặt dưới chân cầu thang để học sinh tự lấy. Nước tắm được đun bằng bình nóng lạnh đặt dưới chân cầu thang để giúp các học sinh thuận lợi hơn trong sinh hoạt và đảm bảo sức khỏe cho các em. Với những hoạt động tổ chức bên ngoài trường, Người khuyết tật vận động sẽ được xe ôtô của nhà trường đưa đón đúng giờ, an toàn.

Với chính sách như trên, Hoa Sữa đã góp phần ổn định đời sống cho NKT nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng, tạo thuận lợi nhất có thể để các em có điều kiện học tập tốt nhất. Ở Hoa Sữa, các em nhận được rất nhiều

sự quan tâm từ phía GĐ, nhà trường, thầy cô và bạn bè. Một ngôi nhà của những người yếu thế luôn ngập tràn niềm vui, sự quan tâm và ấm áp tình người.

3.2.1.3. Hoạt động chăm sóc ý tế

Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa có 01 trung tâm y tế được trang bị đầy đủ thuốc men, trang thiết bị y tế nhằm phục vụ các em học sinh khi cần thiết và được đặt ngay tại Trung tâm may-thêu để tạo điều kiện khám chữa bệnh, ưu tiên đặc biệt đối với đối tượng người khuyết tật, có 02 cán bộ túc trực 24/24h.

Các hoạt động chăm sóc y tế cho người khuyết tật vận động bao gồm: cấp phát thuốc và khám chữa bệnh định kỳ miễn phí, tìm kiếm các dự án, đưa nguồn lực vào trợ giúp khám chữa bệnh miễn phí cho học sinh ( Ví dụ: Khám răng miễn phí…) , cung cấp sách và các bài tập hướng dẫn phục hồi chức năng cho học sinh khuyết tật vận động, các em được nhà trường chăm sóc sức khỏe cẩn thận và đóng bảo hiểm y tế đều đặn hằng năm.

Vì trường là cơ sở dạy nghề,và kinh phí hoạt động của nhà trường còn hạn hẹp vì vậy trường mới chỉ dừng lại ở thăm khám và phát thuốc miễn phí khi học sinh đau ốm thông thường. Nên việc phục hồi chức năng cũng là khía cạnh nhà trường khá quan tâm, tuy nhiên do sự hạn chế về mặt kinh tế nên vấn đề đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật vận động qua các hoạt động trợ giúp của CTXH (nghiên cứu trường hợp tại trường trung cấp kinh tế du lịch hoa sữa) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)