Tình trạng vật lý của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 25 - 26)

1.2 Tình trạng vật lý của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia:

1.2.2 Tình trạng vật lý của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II

Quốc gia II

Tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II quản lý có thời gian từ nửa sau thế kỷ XIX (1862) đến nay. Phần lớn tài liệu là giấy công nghiệp nên tình trạng tài liệu bị axít là không tránh khỏi. Kết quả khảo sát cho thấy đa số tài liệu có độ PH từ 4,0 - 4,5, chỉ có khoảng 1/3 số tài liệu được khảo sát có độ PH từ 5,0 - 5,7 [51, 1+3]

Do đặc điểm khí hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi bảo quản tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tương đối khô nên nấm mốc ít phát triển, vì vậy số lượng tài liệu bị nhiễm

nấm mốc ở đây không nhiều. Nhưng kho bảo quản tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II là kho áp dụng chế độ thông gió tự nhiên, nên việc khống chế nhiệt độ còn nhiều hạn chế. Tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II quanh năm bảo quản trong môi trường nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối ưu cho tài liêu, do vậy tài liệu bị giòn và ôxy hóa ở mức độ cao. Cụ thể là phông Thống đốc Nam Kỳ có 2600 mét tài liệu, trong đó 1/3 số tài liệu của phông đã bị mục nát, giòn rách 50, 16. Phông Bộ Thương mại và tiếp tế có 210 mét tài liệu, trong đó 30% tài liệu của phông đã bị rách 50, 95. Một số phông tài liệu tiếng Pháp toàn bộ tài liệu đã bị giòn, ố vàng, lão hóa ở mức nghiêm trọng như phông Đặc nhượng công sản, phông conseil Prive

50, 24-25 phông Tòa Khâm sứ Trung Kỳ, phông Trung nguyên trung phần 50, 30-35, hoặc Sưu tập Nghị định…50, 29

Riêng các phông tài liệu thời kỳ Mỹ-Ngụy đến nay tình trạng vật lý còn tương đối tốt. Tuy vậy nhiều tài liệu cũng đã bị rách và đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đưa vào kế hoạch tu bổ phục chế trong "Đề án nâng chống nguy cơ huỷ hoại, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả một số khối phông và tài liệu hiện bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia" giai đoạn 1999-2003.

Như vậy có thể khẳng định rằng "căn bệnh" điển hình của tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II là tài liệu bị a xít ở các mức độ khác nhau mà các biểu hiện như tài liệu bị vàng, giòn là hậu quả của a xít gây ra cho tài liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo quản tài liệu giấy tại các trung tâm lưu trữ quốc gia (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)