5. Bố cục của luận văn
3.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh
3.3.4. Gia tăng hợp tác văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo
Trước yêu cầu phát triển của hai nước trong giai đoạn mới, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Lào là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của hợp tác giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2011 - 2020. Chính phủ hai nước đã thống nhất giao Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục và Thể thao Lào xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt - Lào trong lĩnh vực giáo dục phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020” với nội dung căn bản là: Nâng cao chất lượng đầu vào tuyển sinh theo các chương trình hợp tác; bồi dưỡng trình độ tiếng Việt, trình độ văn hóa cơ bản cho lưu học sinh Lào để đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu khoa học; sắp xếp ngành nghề đào tạo lưu học sinh xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch cán bộ của Lào; phối hợp giúp đỡ lưu học sinh Lào vượt qua khó khăn trong học tập và sinh hoạt; tăng cường cơ sở vật chất của các trường có lưu học sinh Lào để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
Việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao được xem như là yếu tố then chốt để nhằm mục đích xây dựng địa phương giàu mạnh. Vì vậy, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào cần nhận thức rõ vai trò của đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trước yêu cầu toàn cầu hóa.
Hơn thế nữa tiếp tục phát huy tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị giữa các trường Đại học, cao đẳng giữa hai bên với nhau. Hai bên cần hết sức tạo điểu
kiện giúp đỡ để con em Sơn La với các tỉnh Bắc Lào được đào tạo, tiếp cận kiến thức. Cần tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học, đại học cho đến thạc sĩ.
Nhiệm vụ hết sức quan trọng, thiết thực nhất hiện nay là việc đào tạo cán bộ tại chỗ cho địa phương Sơn La và Bắc Lào. Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong những năm qua đã làm rất tốt công tác trao đổi du học sinh của hai nước đến học tập tại Sơn La và các tỉnh Bắc lào. Thực tế cho thấy, những cán bộ kĩ thuật người địa phương hiểu rất rõ phương thức làm kinh tế của người dân địa phương của mình, từ đó các hướng đi mới cho hoạch định kinh tế xã hội mới đạt được hiệu quả cao nhất.
Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, viện trợ không hoàn lại và tăng cường trao đổi đoàn đi học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Để thực hiện được cần có sự phối hợp giữa lãnh đạo hai bên Sơn La và các tỉnh Bắc Lào nhân dân hai phía, hiểu và ý thức tầm quan trọng của đào tạo.