Những kết quả nổi bật trong quan hệ hợp tác Việt Nam-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 34 - 38)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Khái quát quan hệ hợp tác Việt Nam –Lào giai đoạn 2000-

2.1.2. Những kết quả nổi bật trong quan hệ hợp tác Việt Nam-

giai đoạn 2000 – 2015

Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có, quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào trong những năm gần đây ngày càng khởi sắc, góp phần tạo nền tảng vật chất để liên kết và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Nhờ các chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý của cả hai bên nên thương mại Việt Nam – Lào tăng trưởng đều trong những năm gần đây. Tổng kim ngạch xuất, nhập

khẩu giữa hai nước từ năm 2001 đến 2005 ước đạt 687,8 triệu USD, bình quân 137,56 triệu USD/năm. Năm 2006, tổng kim ngạch hai chiều đạt 260 triệu USD năm 2011. Cùng với tăng trưởng thương mại là sự tiến bộ vượt bậc của hợp tác đầu tư. Cho đến hết 2015, Việt Nam đã có 270 dự án đầu tư trực tiếp tại Lào với số vốn gần 5,12 tỷ USD và trở thành nước thứ hai trong số các nước đầu tư vào Lào, sau Trung Quốc Các dự án đầu tư của ta vào Lào tập trung có hiệu quả trong các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao thông vận tải, trồng cây công nghiệp…11.

Không chỉ giới hạn trong hợp tác kinh tế, hợp tác trên các lĩnh vực khác cũng được quan tâm thúc đẩy. Hợp tác giáo dục, đào tạo đã và đang là lĩnh vực được hai bên ưu tiên và được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hợp tác giữa các địa phương giáp biên được chú trọng thúc đẩy, với việc hình thành các khu kinh tế và giao lưu buôn bán qua các cửa khẩu quốc tế và quốc gia. Hợp tác an ninh – quốc phòng tiếp tục duy trì tốt với mức độ tin cậy cao.

Cùng với sự hợp tác trong khuôn khổ song phương, tình đoàn kết anh em giữa Việt Nam và Lào còn được thể hiện rõ nét tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như LHQ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), hợp tác bốn nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam (CLMV), Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong thời gian tới, trước những biến động phức tạp và khó lường của tình hình thế giới và yêu cầu phát triển của mỗi nước, hai nước đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ hữu nghị truyền thống tình đoàn kết đặc

biệt và sự hợp tác toàn diện Việt – Lào lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí quyết tâm và thỏa thuận chỉ đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, hai nước phấn đấu phối hợp làm tốt những trọng tâm sau:

Một là; không ngừng củng cố, giáo dục, phát triển và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ chính trị đặc biệt hiếm có không chỉ ở lãnh đạo cấp cao mà thấm sâu xuống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Hai là; nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế song phương tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có. Phát triển hợp tác giữa các vùng, miền hai nước và hoàn thiện hơn nữa các chính sách ưu tiên, ưu đãi đã dành cho nhau. Chủ động thúc đẩy hợp tác ở cả ba cấp: Chính phủ với Chính phủ, địa phương với địa phương và doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế. Trong từng thời kỳ, xác định một số trọng tâm hợp tác kinh tế cụ thể, phù hợp với khả năng, nhu cầu của mỗi nước và mang lại lợi ích cho cả hai phía; tập trung tổ chức thực hiện triệt để, đồng thời thường xuyên theo dõi giám sát để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh.

Ba là; tiếp tục tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và cùng phối hợp nhằm chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, chia rẽ quan hệ hai nước.

Bốn là; tích cực trao đổi thông tin về tình hình quốc tế và sự phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ các tổ chức mà hai bên cùng là thành viên.

Dưới đây là những mốc quan trọng trong hợp tác giữa hai bên:

- Bản thoả thuận Chiến lược Hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học Kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2001-2010 (6/2/2001);

- Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học Kỹ thuật giữa hai Chính phủ Việt Nam-Lào giai đoạn 2001-2005 (6/2/2001);

- Hiệp định tín dụng xây dựng đường 18B (7/2001);

- Thoả thuận giữa Việt Nam và Lào về Quy chế sử dụng cảng Vũng Áng (7/2001); - Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định vận tải đường bộ ký ngày

24/02/1996 (7/2001);

- Nghị định Thư 2001 thực hiện Hiệp định đường bộ sửa đổi (7/2001); - Nghị định Thư về Hợp tác Đào tạo cán bộ giữa 2 nước (01/2002);

- Thoả thuận về cơ chế tài chính và quản lý dự án sử dụng viện trợ của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (01/2002);

- Thoả thuận Viêng Chăn (8/2002);

- Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông (ký ngày 05/4/2004 có hiệu lực từ ngày 01/7/2004);

- Hiệp định bổ sung Hiệp định tín dụng giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào (16/7/2004);

- Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào giai đoạn 2006-2010 (04/ 01/2006);

- Hiệp định Tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới giữa Việt Nam và Lào (23/4/2009);

- Thỏa thuận về Chiến lược hợp tác giữa Việt Nam và Lào tại hai tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khoảng đến năm 2020 (12/2012);

- Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào về khuyến khích và Bảo hộ đầu tư (12/2012); - Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về giải quyết vấn đề di cư tự do và kết hôn không giá thú tại khu vực biên giới hai nước Việt Nam-Lào (08/7/2013);

- Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Lào, Thỏa thuận hợp tác về lao động và phúc lợi giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam với Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào (7/2013).

- Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2014). - Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Lào (3/2015).

- Hiệp Định thương mại Biên giới Việt – Lào (6/ 2015)

Như vậy, trong vòng 15 năm từ năm 2000- 2015, cả hai Đảng, hai Nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, được đánh dấu bằng một loạt các thỏa thuận và Hiệp Định đã được ký kết giữa hai bên, là kết quả thực thi những chính sách quan hệ đối ngoại của cả hai nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)