Tăng cƣờng giao lƣu nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 76 - 88)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh

3.3.5. Tăng cƣờng giao lƣu nhân dân

Với đặc thù là tỉnh biên giới, địa hình đồi núi phức tạp, giáp danh với Lào với chiều dài 250km, Sơn La là một địa bàn trọng yếu về an ninh quốc phòng và chính trị ngoại giao giữa hai nước. Hiểu rõ được tầm quan trọng của mình với nhiệm vụ chung mà Trung ương giao phó, Sơn La luôn hợp tác, tuyên truyền sâu rộng các chính sách, chủ trương của nhà nước với các tỉnh Bắc Lào. Hơn nữa, để hiểu rõ hơn và phát triển được mối quan hệ giữa hai phía, tỉnh Sơn La cần tăng cường giao lưu nhân dân với các tỉnh Bắc Lào để hiểu rõ hơn nữa đời sống, tâm tư nguyện vọng, có tiếng nói chung, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị vốn có giữa hai địa phương cũng như hai nước. Sơn La và các tỉnh Bắc Lào cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động giao lưu văn hóa các dân tộc, các triển lãm về lịch sử địa phương và truyền thống hữu nghị

giữa hai nước. Hơn thế nữa, việc hợp tác giao lưu về văn hóa, lịch sử tạo điều kiện cho du lịch địa phương kết hợp với văn hóa vùng miền ngày càng phát triển.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong suốt nhiều năm qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào ngày càng tốt đẹp, đã trở thành mối quan hệ truyền thống giữa hai bên. Mối quan hệ hợp tác được triển khai trên toàn bộ các lĩnh vực, ngoài các thành công đã gặt hái được thì vẫn còn tồn tại những vướng mắc, gây cản trở cho mối quan hệ giữa hai bên cần phải được giải quyết từ hai phía. Để tháo gỡ những vướng mắc, cần có sự chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương và sự phối hợp giải quyết từ hai phía. Những giải pháp cho từng lĩnh vực được đưa ra nhằm tháo gỡ những khó khăn thực tế mà hai bên đang gặp phải. Tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã rất nỗ lực trong việc giải quyết những khó khăn nội tại của mình để củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên. Nhân tố con người được hai bên đánh giá cao nên rất được chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành mà hai bên đang hợp tác từ kinh tế- chính trị, khoa học kỹ thuật cho tới giáo dục, văn hóa. Trong thời gian tới cả Sơn La và các tỉnh Bắc Lào cần cố gắng nâng tầm hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện để hợp tác giữa hai bên phát triển ngày càng sâu rộng.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, hội nhập quốc tế và khu vực đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các nước đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; cũng như giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Lịch sử đã chứng minh rằng chỉ có hợp tác mới mang lại nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho cả hai nước Việt Nam và Lào. Ngày nay, hơn hết cả hai bên đều hiểu rõ tầm quan trọng của hội nhập và hợp tác, đều trở thành thành viên tích cực của khối ASEAN và các diễn đàn khác trong khu vực cũng như quốc tế. Việc xây dựng mối quan hệ hợp tác đang được đặt ra, nhất là trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đang thực hiện hội nhập quốc tế về kinh tế - văn hoá. Vị trí vai trò của quan hệ ngoại giao đã được Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 4 năm 2001) khẳng định: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp. Do đó không thể không xây dựng, mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước. Trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào nói chung, quan hệ giữa các tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã được Trung ương hai bên chỉ đạo về việc tập trung hợp tác toàn diện, góp phần ngày càng quan trọng trong việc thay đổi về mặt kinh tế, xã hội, giáo dục, chính trị xã hội của mỗi bên.

Quá trình hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào có bước chuyển biến lớn trong giai đoạn từ 2000- 2015. Nếu như trước thời kỳ đổi mới, về quy mô và mức độ quan hệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào còn hạn hẹp, chủ yếu tập trong vào quan hệ giữa Sơn La và hai tỉnh là Luông Pha Băng và Hủa Phăn thì nay được mở rộng hợp tác toàn diện với tất cả các tỉnh phía Bắc là U Đôm Xay, Xây Nha Bu Ly, Xiêng Khoảng, Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, Luông Nậm Thà trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị - đối ngoại, giáo dục đào tạo, y tế và

an ninh quốc phòng. Nhìn lại chặng đường từ năm 2000- 2015 đã qua, quan hệ giữa Sơn La và Bắc Lào đã đạt được những thành tựu hợp tác nhất định trong một số lĩnh vực, có kể đến về thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Hợp tác của tỉnh Sơn La đối với các tỉnh Bắc Lào không chỉ có các Công ty, doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh do tỉnh Sơn La quản lý mà còn có các Công ty, doanh nghiệp liên doanh, tư nhân, hợp tác xã, và các hộ gia đình cũng tham gia hợp tác, giúp đỡ các tỉnh Bắc Lào. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác giáo dục giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào được mở rộng về quy mô cũng như chất lượng đào tạo, góp phần không nhỏ vào việc bổ sung, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời đại mới. An ninh quốc phòng giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào có cùng chung biên giới ngày càng được giữ vững. Nhìn lại chặng đường hợp tác 15 năm từ năm 2000- 2015, mặc dù hợp tác giữa Sơn La với các tỉnh Bắc Lào ngày càng sâu và rộng nhưng tính hiệu quả chưa cao, những sự chuyển biến và thành tựu đó chưa bền vững, chưa đáp ứng được tình hình, nhiệm vụ, yêu cầu ngày càng cao về hợp tác, đối ngoại của tỉnh Sơn La và cả nước trong giai đoạn cách mạng mới. Nhìn chung hiệu quả hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào về mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế chưa cao. Những tiêu cực, những vụ vi phạm chính sách, pháp luật ở vùng biên giới tỉnh Sơn La - Bắc Lào vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân của những hạn chế là: đời sống của nhân dân hai bên còn thấp, chậm tiến, chậm phát triển so với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa kinh tế thị trường hiện nay đã tác động không nhỏ đến quan hệ giữa hai bên không chỉ đối với mối quan hệ Việt- Lào nói chung, mà còn đối với quan hệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào nói riêng. Điều này đang đặt ra những cơ hội và

những thách thức đan xen cho cả hai bên để hợp tác trong các vấn đề hợp tác trong thời gian tới.

Những thành tựu đã đạt được trong quan hệ giữa hai bên đã tạo ra nền tảng vững chắc cho mối quan hệ toàn diện. Hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào có tiềm năng phát triển hơn nữa, triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai bên là rất lớn, các chương trình hỗ trợ, các dự án trong tương lai sẽ có cơ hội ngày càng mở rộng khi những chính sách của Việt Nam và Lào mở đường, tạo điều kiện cho hợp tác giữa các địa phương của hai bên phát triển lên một tầm cao mới toàn diện hơn, sâu rộng hơn trên tất cả các lĩnh vực./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Bảo tàng Hồ Chí Minh(2007): Biên niên sự kiện Hồ Chí Minh với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam- Lào, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn (1986), Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Lào, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

3. Chanthavilay Sengmany, 2011, vấn đề đầu tư trực tiếp trong quan hệ Lào – Việt Nam từ năm 2001 đến nay, Luận văn Quan hệ Quốc tế, Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào (2006), Hiệp Định về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước Việt- Lào giai đoạn 2006-2010, ký ngày 4/1/2006.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào (2006), Hiệp Định về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước Việt- Lào hàng năm, từ năm 2001-2010.

6. Lê Đình Chỉnh (2007), Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trong giai đoạn 1954-2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. PGS. TS Nguyễn Duy Dũng (2012), Việt Nam- Lào- Campuchia hợp tác hữu nghị và phát triển, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

8. Đảng CSVN, Đảng NDCM Lào (2011), Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào – Việt Nam 1930-2007, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng CSVC, Đảng NDCM Lào (1997), Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu nghĩa nặng Hồng Hà Cửu Long: Kỉ niệm lần thứ 10 ngày kí hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt –Lào, Nxb. Sở VHTT, Hà Nội.

10.Hatsakhone Phachansitthi, 2012, Chính sách của Lào đối với Việt Nam từ năm 1975 đến 2010 , Luận văn thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội.

11.Trương Duy Hòa (2007), “Phối hợp ngoại giao giữa Việt Nam và Lào từ năm 1975 đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2007, tr. 23- 28.

12. Trương Duy Hòa (2007), Kinh tế miền Bắc Lào và khả năng hợp tác với khu vực Tây Bắc Việt Nam ; Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á; số 8/2007; Hà Nội, tr. 20 – 29.

13.Trương Duy Hòa (2008), Hành lang kinh tế Đông Tây và tác động của nó đến Lào và quan hê ̣ Lào – Viê ̣t Nam ; Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11/2008.

14. Trương Duy Hòa (2009), “Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Viê ̣t Nam: Một số quan điểm và lợi thế của ba tỉnh Nam Lào”; Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10/2009.

15. Trương Duy Hòa (2010), Vị thế địa - chiến lược của Lào trong sự ca ̣nh tranh ta ̣i Đông Nam Á giữa các cường quốc , Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3/2010; tr. 3-15.

16. Trương Duy Hòa (2010), Một số vấn đề kinh tế nổi bật của Lào hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9/2010; tr.7 – 12.

17. Trương Duy Hòa (2012), Nông – lâm nghiệp và công nghiệp trong lựa chọn chiến lược phát triển bền vững ở Lào và khả năng hợp tác với Việt Nam.

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, số 10 – 2012,tr. 68 – 76. 18. Trương Duy Hòa (2013), Quan hệ đầu tư và thương mại Việt Nam – Lào hiện nay: Thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11/2013, tr. 29-39.

19. Vũ Dương Huân (2007),Thành tựu hợp tác đặc biệt, toàn diện Việt - Lào trong thời kì đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng ,số 8/2007.

20. Vũ Dương Huân (2003), “Quan hệ đặc biệt Việt – Lào”, Nxb Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội.

21.Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009), “Một số vấn đề về công tác đào tạo thực tiễn và kinh nghiệm”, Nxb. Chính trị- Hành chính, Hà Nội.

22. Dương Minh Huệ (2011), “Hợp tác đào tạo cán bộ- một biểu hiện nổi bật của mối quan hệ đặc biệt Việt- Lào”, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á (số 6).

23.. Nguyễn Hào Hùng (2008), Tình đoàn kết truyền thống Việt Nam- Lào trong lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, tr. 24-34.

24.Uông Trần Quang (1999), Kinh tế Lào và quá trình chuyển đổi cơ cấu,

Nxb. KHXH, Hà Nội.

23. Bounthan Kousonnong(2006), Sự lựa chọn chiến lược của Lào trong chính sách đối với Việt Nam và Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (số 3), tr. 84-96.

23.Uông Minh Long (2009), Các nước láng giềng trong chính sách đối ngoại Việt Nam trong thời kì đổi mới, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, tr. 61-65.

24. Nguyễn Thị Phương Nam (2005), Quan hệ hợp tác GD&ĐT Việt – Lào từ năm 1986- nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, tr. 54-58.

25.Nguyễn Xuân Sơn, Thái Văn Long (1997), “Quan hệ ngoại giao các nước ASEAN”, Nxb. CTQG, Hà Nội.

26. Phạm Đức Thành (2008) , Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Trần Cao Thành (1996), “Qúa trình phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào từ 1975 đến nay”, Nxb. ĐH KHXH&NV, Hà Nội.

28. Nguyễn Lệ Thi (2012), “Từ điển lịch sử văn hóa Lào”, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.

29. Nguyễn Sĩ Tuấn (2004), Hợp tác giáo dục và khoa học Việt Nam – Lào vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực , Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 3/ 2004.

30. Bùi Anh Tuấn, Tạ Mạnh Thắng (2011), “Nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục đại học Lào - Việt giai đoạn 2011-2020”, tham luận Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển Kinh tế - xã hội Việt Nam- và Lào giai đoạn 2011- 2020”, do trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Văn phòng chính phủ nước CHDCND Lào, Viện KHXH quốc gia Lào và Trường ĐHQG Lào tổ chức tháng 7/2011, Viêng Chăn.

31.Phạm Xuân Thu (2012), Chính trị - Luật: nguồn nhân lực cần thiết cho việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở vùng Tây Bắc, Hội thảo khoa học Quốc gia, Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc trong tiến trình hội nhập, NXB Thống kê, tr.535 – 538.

32.Phạm Xuân Thu, 2016, Đảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc( 1991- 2010), Luận văn tiến sĩ lịch sử,Đại học KHXH& NV- ĐH QGHN, Hà Nội.

33. Phạm Văn Vang (2009), “Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và đào tạo về Khoa học xã hội giữa Việt Nam và Lào”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

34.Thong Sivilay, 2013, Quan hệ Lào – Việt Nam từ năm 1986 đến 2012, Luận văn thạc sĩ Quan hệ Quốc tế, Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội.

35. “Quan hệ đặc biệt Việt- Lào không bút lục nào nói hết”, Tuần báo Thế giới và Việt Nam ( số 36), từ 21-27/7/2007,tr2- 3.

36.SủnThon Xaynhachắc (2007), Quan hệ đặc biệt Lào- Việt Nam, lịch sử và hiện tại, Tạp chí Lịch sử Đảng ,số 7, tr. 34.

37. Nguyễn Văn Vinh (2000), “Tập quán và lễ hội cổ truyền các dân tộc Lào”, Nxb. Tp.HCM, TP.HCM.

38. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Quốc gia Lào, (2007), “Hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ Việt –Lào”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

39. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ (2010), “Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh Bắc Lào qua các thời kì”, tỉnh Sơn La.

40. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ ( 2012), “Báo cáo đánh giá tình hình quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào năm 2012; Phương hướng hợp tác năm 2013», tỉnh Sơn La.

41. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ (2013), “ Báo cáo tình hình thực hiện nội dung Biên bản ghi nhớ đã ký kết giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2010 - 2012; phương hướng hợp tác giai đoạn 2013 – 2015”, tỉnh Sơn La.

42. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ (2014), “Báo cáo kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 76 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)