Quan hệ văn hóa, giáo dục-đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 46 - 52)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng quan hệ hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc

2.2.3. Quan hệ văn hóa, giáo dục-đào tạo

Trong 15 năm, từ năm 2000- 2015 nhờ thực hiện những chủ trương đường lối, chính sách ngoại giao sáng suốt của Trung ương đến địa phương, tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào đạt được những thành tựu quan trọng trong hợp tác văn hóa, giáo dục- đào tạo, khoa học kỹ thuật. Đây là mảng hợp tác quan trọng giúp hai bên đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội và hội nhập với bản sắc văn hóa riêng của từng bên.

+ Về văn hóa- Thể thao :

- Giai đoạn 2000- 2010: Hai bên thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào; cử các đoàn nghệ thuật, thể thao sang biểu diễn giao lưu, thi đấu giao hữu trong các dịp diễn ra các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trọng đại của hai nước, mỗi tỉnh.

Ngoài ra , nhân dịp lễ hội văn hóa Mông lần thứ I (2006), lễ kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ngày ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào đã được tổ chức tại Sơn La (2007). Nhân dịp này, nhận lời mời của tỉnh Sơn La, các tỉnh Bắc Lào đã cử đoàn đại biểu cấp cao sang thăm làm việc, tham dự lễ hội ; cử đoàn nghệ thuật quần chúng và thể thao sang biểu diễn giao lưu, thi đấu giao hữu tại tỉnh Sơn La.17

Đặc biệt, trong năm 2012 – 2015 đã phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền về Hội nghị "Quốc hội Việt Nam - Lào, đoàn kết - hữu nghị, tổ chức lễ động thổ khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, được truyền hình trực tiếp và tiếp sóng trên Đài truyền hình Quốc gia Lào. Ngoài ra hai bên đã tổ chức thành công 11 chương trình văn nghệ phục vụ các hoạt động; tổ chức Triển lãm

17 Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ (2010), “Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh Bắc Lào qua các thời kì”, tỉnh Sơn La

ảnh về tình hữu nghị Việt Nam – Lào và đêm giao lưu văn hóa với chủ đề "Hướng về cội nguồn tình đoàn kết Việt Nam - Lào". Ngoài ra còn có cuộc thi "Tìm hiểu quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam", trưng bày giới thiệu và quảng bá về tiềm năng du lịch của Sơn La tại Hội chợ triển lãm hàng hóa, xúc tiến đầu tư và du lịch… được diễn ra sôi nổi, nâng tầm quan hệ giữa hai địa phương lên tầm cao mới.

+ Về giáo dục - đào tạo

Trên cơ sở các văn bản đã ký kết giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Sơn La đã giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các cuộc tiếp xúc, làm việc với đoàn đại biểu ngành giáo dục các tỉnh Bắc Lào để tổ chức triển khai nội dung về lĩnh vực giáo dục như văn bản hợp tác đã ký kết .

Từ năm 2001 đến 2010, tỉnh Sơn La đã tổ chức tiếp nhận 338 cán bộ/học sinh các tỉnh Bắc Lào sang học tập dài hạn tại các cơ sở đào tạo của tỉnh như : Trường Chính trị tỉnh, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp y dược, Trung cấp Nông - Lâm, Đại học Tây Bắc bằng nguồn ngân sách của tỉnh. Ngoài ra, các ngành Công đoàn, tổ chức cán bộ, Quân sự, An ninh, Biên phòng, Y tế, Đoàn thanh niên của tỉnh Sơn La còn tổ chức cho hàng trăm lượt cán bộ của các tỉnh Bắc Lào sang tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn.18 Thực hiện nội dung các Biên bản ghi nhớ đã ký kết với 8 tỉnh Bắc Lào, tính đến năm học 2015 - 2016, UBND tỉnh Sơn La đã phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo, Đại sứ quán nước CHDCND Lào tại Việt Nam xem xét, tiếp nhận 1.015 em lưu học sinh các tỉnh Bắc Lào sang học tập tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh như: Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng Y tế, Trung cấp nghệ thuật... (trong đó học theo diện tự túc kinh phí là 562 em, diện ngân sách của tỉnh là 453 em). Công tác quản lý và các vấn đề liên quan đến lưu học sinh Lào luôn được các cơ quan chức năng trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, đồng thời thống nhất các giải

pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp quản lý lưu học sinh Lào trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Sơn La đã tổ chức 01 lớp bồi dưỡng tiếng Việt cho 40 cán bộ của các tỉnh Bắc Lào; 03 lớp đào tạo tiếng Lào cho cán bộ, chuyên viên của tỉnh để nâng cao trình độ hiểu biết lẫn nhau và phục vụ công tác; cử 05 học sinh sang học tập tại nước CHDCND Lào (trong đó 02 em học theo chương trình hợp tác của Chính phủ; 03 em được cấp ngân sách của tỉnh). 19

Nhận thức rõ vai trò của giáo dục đào tạo, hai bên Sơn La với các tỉnh Bắc Lào là những điểm sáng trong hợp tác giáo dục.

+ Về Y tế:

Giai đoạn 2000- 2015, tỉnh Sơn La đã tiếp nhận hàng trăm lượt cán bộ, nhân dân, lưu học sinh Lào vào khám, điều trị tại Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh ; hàng ngàn lượt bệnh nhân Lào tại các bệnh viện tuyến huyện, trạm xá các xã giáp biên. Tỉnh Sơn La cũng đã cử các đoàn chuyên gia y tế sang giúp bạn chống dịch tại các vùng dịch phát sinh dọc tuyến biên giới. Ngoài ra, tỉnh Sơn La còn hỗ trợ bạn một số trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh...

+ Khoa học kỹ thuật:

Trong giai đoạn này, hàng năm, tỉnh Sơn La đã trích từ nguồn ngân sách của tỉnh để hỗ trợ cho các tỉnh Bắc Lào trong các lĩnh vực như: Đào tạo cán bộ, xây dựng kết cấu hạ tầng, thiết bị văn phòng... Một số công trình viện trợ cụ thể như: Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Luông Pha Bang, trạm thu

19Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ (2015 ), “Báo cáo kết quả hợp tác với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn 2011-2015”; Phương hướng năm 2015”, tỉnh Sơn La.

phát truyền hình tỉnh Hủa Phăn, Trường Dân tộc nội trú tỉnh Phông Sa Lỳ, trạm hạ thế và lưới điện cung cấp cho khu vực Phiêng Sa (Xiềng Khọ - Hủa Phăn), sửa chữa và nâng cấp bến phà Mường Ét, Trường chính trị - Hành chính tỉnh U Đôm Xay; trụ sở làm việc của BCH quân sự huyện Viêng Khăm (Luông Pha Bang); Trường dạy nghề tỉnh Phông Sa Lỳ, xây dựng ngân hàng bò cho tỉnh Phông Sa Lỳ ; 6 phòng học Trường cấp III Phăn La ; trụ sở làm việc cụm bản Pa Háng (Sốp Bau) ; Nhà văn hóa cụm bản Đán (Mường Ét) ; Nhà văn hóa tỉnh Hủa Phăn ; Nhà văn hóa tỉnh Xay Nha Bu Ly, trạm xá cụm bản Lạt Buộc (Xiêng Khoảng) ;nhà lớp học tỉnh Luông Nậm Thà, Đài phát thanh tỉnh Phông Sa Lỳ... với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng trên 50 tỷ đồng.

Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ Trung ương giao, tỉnh Sơn La đã thực hiện một số dự án là quà tặng của Chính phủ Việt Nam tặng cho Chính phủ Lào giao cho tỉnh Sơn La thực hiện như: Công trình bệnh viện Tôn Phậng, tỉnh Bò Kẹo (đã hoàn thành và đưa vào sử dụng), Hiện nay tỉnh đang tiếp tục thực hiện dự án Trường Dạy nghề tỉnh Bò Kẹo giai đoạn II, với tổng kinh phí của 2 dự án ước khoảng 20 tỷ đồng; dự án Trường dân tộc nội trú tỉnh Hủa Phăn (tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng).

Tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã tạo điều kiện cho các cơ quan, ban ngành, địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể cũng như các thương nhân thuộc các thành phần kinh tế của hai bên được sang tham quan trao đổi kinh nghiệm, tham gia ký kết hợp đồng kinh tế về kinh doanh thương mại, dịch vụ, thúc đẩy trao đổi, giao lưu hàng hoá và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên.

- Giai đoạn 2010- 2012 : Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song Sơn La đã quan tâm và làm tốt công tác hỗ trợ các tỉnh Bắc Lào xây dựng một số công trình theo khả năng của tỉnh. Từ năm 2010, Sở Ngoại vụ đã phối hợp tham

mưu cho tỉnh hỗ trợ cho 8 tỉnh Bắc Lào xây dựng một số công trình thiết yếu và một số trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực với tổng số vốn gần 42,9 tỷ đồng.

Phối hợp cùng ngành nông nghiệp thực hiện hỗ trợ cho các tỉnh Bắc Lào một số vật tư kỹ thuật, dụng cụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn đầu tư chuyển giao kỹ thuật sản xuất ngô giống LVN, Biocid cho cán bộ Sở Nông nghiệp tỉnh U Đôm Xay; phối hợp khảo sát địa bàn trồng ngô, sắn, cà phê và cao su tại Hủa Phăn. Qua kết quả khảo sát của năm 2012 cho thấy, diện tích có thể đưa vào quy hoạch trồng cây cao su thuộc 4 huyện: Mường Ét, Xiềng Khọ, Sốp Bau, Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn) khoảng 30.800 ha gồm 68 bản. Hỗ trợ 44 tấn phân NPK, Urê, phân lân và 70 tấn giống cỏ VA06 cho các hộ nông dân của hai huyện Mường Xay, Na Mó (tỉnh U Đôm Xay) để trồng 10 ha cỏ VA06. Về đầu tư trực tiếp sang các tỉnh Bắc Lào, Công ty CP Nông nghiệp Chiềng Sung đã mời 07 đoàn cán bộ các Hiệp hội, doanh nghiệp, cán bộ Sở Nông lâm nghiệp các tỉnh Hủa Phăn, Xay Nha Bu Ly... sang thăm làm việc; tổ chức 2 mô hình trình diễn ngô tại địa bàn 2 tỉnh Xay Nha Bu Ly và U Đôm Xay. Một số doanh nghiệp của tỉnh đã đầu tư về kỹ thuật, phân bón và thu mua, tiêu thụ nông sản cho nhân dân vùng giáp biên giới.

Phối hợp với Sở Công thương tham mưu cho tỉnh tổ chức Hội chợ Việt - Lào tại Sơn La với sự tham gia 36 gian hàng của tư nhân và doanh nghiệp các tỉnh Hủa Phăn, Luông Nậm Thà, Xay Nha Bu Ly, Bò Kẹo.20

- Giai đoạn 2012- 2013 : Các chương trình hợp tác phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật tiếp tục được triển khai có hiệu quả nhằm từng bước phát triển kinh tế - xã hội của mỗi bên trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước.

20 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ, Báo cáo hợp tác Sơn La – Lào từ năm 1969- 2010, Sơn La,2010

Sơn La và các tỉnh Bắc Lào luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai hợp tác về lĩnh vực kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế của hai bên tìm hiểu thị trường, trao đổi hàng hóa và đầu tư kinh doanh; tổ chức các đoàn tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song Sơn La đã quan tâm và làm tốt công tác hỗ trợ các tỉnh Bắc Lào một số cơ sở hạ tầng theo khả năng của tỉnh. Từ đầu năm 2012, đã trích từ nguồn ngân sách của tỉnh và từ nguồn vốn phân cấp của Trung ương hỗ trợ cho 8 tỉnh Bắc Lào xây dựng một số công trình thiết yếu và một số trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực với tổng số vốn 16 tỷ 297 triệu đồng.

- Từ năm 2013- 2015 : Sơn La và các tỉnh Bắc Lào luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai hợp tác về lĩnh vực kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế của hai bên tìm hiểu thị trường, trao đổi hàng hóa và đầu tư kinh doanh; tổ chức các đoàn tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Tỉnh đã chỉ đạo Ngành nông nghiệp thực hiện cung ứng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi; Phối hợp tập huấn kỹ thuật chế biến nông sản và hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật sản xuất ngô giống LVN, biocid ; Liên kết trao đổi hàng hóa nông sản của Sơn La và thu mua, tiêu thụ nông sản cho nhân dân của Bạn vùng giáp biên giới. Năm 2014, Công ty Cổ phần xi măng Mai Sơn cung cấp 100.000 tấn xi măng; Công ty Cổ phần nông nghiệp Chiềng Sung cung cấp 200.000 tấn ngô giống sang các tỉnh Bắc Lào. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song Sơn La đã quan tâm và làm tốt công tác hỗ trợ các tỉnh Bắc Lào một số cơ sở hạ tầng theo khả năng của tỉnh. Năm 2014, tỉnh Sơn La đã trích từ nguồn ngân sách hỗ trợ các tỉnh bạn xây dựng một số công trình thiết yếu với tổng số vốn = 11,3 tỷ đồng như Khu hành chính

mới (tỉnh Phông Xa Lỳ), Công trình nhà lớp học Cụm bản Móng Nặm (tỉnh Hủa Phăn), công trình trường Trung học phổ thông Na Siêng Đi, huyện Mường Hun (tỉnh U Đôm Xay).21

Các chương trình hợp tác phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật tiếp tục được triển khai có hiệu quả nhằm từng bước phát triển kinh tế - xã hội của mỗi bên trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. Sơn La và các tỉnh Bắc Lào luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành triển khai hợp tác về lĩnh vực kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế của hai bên tìm hiểu thị trường, trao đổi hàng hóa và đầu tư kinh doanh; tổ chức các đoàn tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)