Một số nhận xét và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 52 - 56)

5. Bố cục của luận văn

2.3. Một số nhận xét và đánh giá

2.3.1. Những thành tựu trong quan hệ hợp tác

Là một tỉnh biên giới giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Sơn La xác định hợp tác với các tỉnh Bắc Lào, nhất là các tỉnh giáp biên giới (Hủa Phăn, Luông Pha Bang) là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ mở rộng hợp tác quốc tế. Tỉnh đã duy trì và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với 8 tỉnh Bắc Lào với nhiều hình thức.

Ngoài quan hệ hợp tác cấp tỉnh, đã có 8 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La ký kết hợp tác với 8 huyện của các tỉnh Luông Pha Bang, Hủa Phăn và U Đôm Xay, Bò Kẹo. Năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, Sơn La đã phối hợp tổ chức thành công Hội nghị "Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam - Lào: Đoàn kết - Hữu Nghị".

21 Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ (2014), “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào năm 2014; Phương hướng năm 2015

Bên cạnh đó, Sơn La và một số tỉnh giáp biên giới đã có sáng kiến và duy trì cơ chế hợp tác vùng giữa các địa phương của hai nước với hình thức Hội nghị lãnh đạo ba tỉnh: Sơn La - Hủa Phăn - Luông Pha Bang được tổ chức mỗi năm một lần, địa điểm luôn phiên. Việc duy trì cơ chế hợp tác này đã tạo sự đồng thuận và thống nhất cao giữa 3 tỉnh trong việc định hướng hợp tác có hiệu quả trên mọi lĩnh vực.

Trong 2 năm (2012 - 2013), tỉnh đã hỗ trợ trên 29 tỷ đồng giúp các tỉnh Bắc Lào xây dựng một số công trình thiết yếu, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam tiếp nhận 317 lưu học sinh Lào sang học tập tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, nâng tổng số lưu học sinh Lào đào tạo tại Sơn La từ 2001 đến nay là 791 em. Hàng năm, tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể, công an, quân sự... cho cán bộ các tỉnh bắc Lào, mở các lớp bồi dưỡng tiếng Lào cho cán bộ, công chức của tỉnh Sơn La.

Thực hiện quyết định số 137/QĐ-TTg ngày 30/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào, đến tháng 6 năm 2013, tỉnh đã hoàn thành công tác cắm mốc tại thực địa, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch của Ủy ban liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào đề ra với khối lượng gồm 125 mốc trên tuyến biên giới địa bàn của tỉnh Sơn La.22

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

Thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước, tỉnh Sơn La đã vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong những năm qua và đặc biệt là năm 2014, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào không ngừng được củng

cố và phát triển, thiết thực góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân mỗi bên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiệm vụ tăng cường hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trên nhiều lĩnh vực chưa đạt được kết quả như mong muốn, cụ thể là: Hợp tác về kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi bên; các doanh nghiệp của tỉnh Sơn La nói riêng, của Việt Nam nói chung sang triển khai các chương trình hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Bắc Lào còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của cả hai bên.

Nguyên nhân chủ yếu của các hợp tác hạn chế trong hợp tác giữa hai bên là do :

+ Tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào tiềm lực kinh tế còn yếu, trình độ phát triển còn ở mức thấp, kết cấu hạ tầng còn thấp kém.

+ Các doanh nghiệp của tỉnh Sơn La hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, năng lực về tài chính, kĩ thuật cũng như kinh nghiệm trong triển khai các chương trình hợp tác đầu tư tại nước ngoài còn hạn chế.

+ Một số ngành, địa phương, đơn vị và doanh nghiệp chưa thật sự chủ động triển khai thực hiện nội dung hợp tác.

Muốn hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào, tỉnh Sơn La cần xây dựng những kế hoạch cụ thể, mang tính chiến lược, chứ không dừng lại ở việc trao đổi, hỗ trợ. Đây là một nhiệm vụ hợp tác góp phần thúc đẩy quan hệ không chỉ hai nước mà còn thúc đẩy quan hệ giữa hai địa phương của hai nước, chính vì thế Sơn La rất cần sự chung tay từ cấp trung ương đến địa phương nhằm hỗ trợ về chính sách và tiềm lực kinh tế để thực hiện tốt sứ mệnh của mình.

Tiểu kết chƣơng 2:

Trên cơ sở kết quả hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào giai đoạn 2000-2015, tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã không ngừng tăng cường và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai bên với bản sắc riêng có tính đặc thù. Lịch sử hợp tác giữa hai bên gắn liền với lịch sử của hai dân tộc. Quan hệ giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ thủy chung, trong sáng, hiếm có trên thế giới, tiếp tục là biểu tượng trong quan hệ quốc tế thế kỷ XXI, trong đó có sự đóng góp tích cực từ mối quan hệ, hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thể hiện trên tất cả các nội dung hợp tác: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Chƣơng 3

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH SƠN LA VỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)