Truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa tỉnh Sơn La với các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 27 - 32)

5. Bố cục của luận văn

1.3 Truyền thống đoàn kết, hữu nghị giữa tỉnh Sơn La với các

tỉnh Bắc Lào trƣớc năm 2000.

Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có những đặc điểm tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hóa. Những đặc điểm đó đã tạo ra những thuận lợi cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, được đặt nền móng bởi các nhà lãnh đạo tiền bối của hai nước : Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn và Chủ tịch Xuphanavông

Ngày 5/9/1962 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký biên bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Lào, đánh dấu một mốc son quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Chính nhiệm vụ cách mạng của hai nước đã nâng tầm mối quan hệ giữa hai bên lên một tầm cao, đó chính là mối quan hệ thủy chung, bền chặt và hiếm có trên thế giới.

Kế tiếp truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, hai chính phủ, chính quyền và nhân dân Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã cụ thể hóa, kế thừa, phát triển thành mối quan hệ đặc biệt giữa hai địa phương của hai nước. Với những đặc điểm thuận lợi về địa lý là chiều dài 250 km đường biên giới với tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên dựa trên tổng đường lối ngoại giao mà hai Đảng, hai Nhà nước đã đề ra.

Những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Sơn La là địa bàn trọng yếu, hậu phương vững chắc cho căn cứ địa cách mạng Viêng Xay của Lào ở tỉnh Hủa Phăn. Nhân dân một số bản giáp ranh biên giới Sơn La đã tận tình giúp đỡ, nuôi giấu những cán bộ cách mạng trong lúc cách mạng Lào còn trong giai đoạn khó khăn. Một số cán bộ chủ chốt của cách mạng Lào, trong đó có vị lạnh tụ Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn được nhân dân các dân tộc Sơn La tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La giúp đỡ, che chở trong những năm 1950 - 1960 của thế kỷ XX. 7

Giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1969

Trước những yêu cầu cách mạng của dân tộc, để thực hiện nhiệm vụ của Trung ương giao, từ năm 1967 tỉnh Sơn La đã thành lập bộ phận theo dõi công tác C (trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh). Đến năm 1969, Ban Miền Tây tỉnh

7 Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ (2010), “Kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh Bắc Lào qua các thời kì”, tỉnh Sơn La

Sơn La được thành lập (sau này đổi tên thành Ban công tác C - Kiêm ngoại vụ) với chức năng thực hiện quan hệ quốc tế với nước bạn Lào

Tháng 11/1969, tại Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn) đoàn đại biểu cấp cao hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn đã tổ chức hội đàm và ký kết Biên bản ghi nhớ - đây là văn bản hợp tác đầu tiên mà tỉnh Sơn La tổ chức ký kết với 1 trong 8 tỉnh Bắc Lào. Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sơn La do đồng chí Cầm Liên - Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh (kiêm Trưởng ban Miền tây tỉnh Sơn La) làm trưởng đoàn8.

Giai đoạn từ năm 1969 đến 1984

Năm 1984, tỉnh Sơn La được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ kết nghĩa, hợp tác với tỉnh Hủa Phăn. Về công tác biên giới, tỉnh Sơn La hợp tác với 2 tỉnh: Hủa Phăn và Luông Pha Bang. Nhiệm vụ đối ngoại của tỉnh Sơn La giai đoạn này chủ yếu là tăng cường quan hệ hữu nghị và thực hiện công tác viện trợ cho Lào cũng như đào tạo cán bộ, giúp bạn xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở; hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh. Nguồn kinh phí cho mọi hoạt động của cơ quan đối ngoại (kể cả các khoản viện trợ) đều do Trung ương cấp cho địa phương để thực hiện theo từng năm.

Ngoài công tác viện trợ, các hoạt động hữu nghị giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn thông qua các hoạt động như: trao đổi các đoàn đại biểu cấp cao; các đoàn công tác của các cấp, các ngành và các đoàn thể ; công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của hai Đảng, hai Nhà nước về truyền thống đoàn kết và hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Hợp tác về kinh tế trong giai đoạn này chủ yếu mới chỉ là trao đổi mậu dịch địa phương. Tỉnh Sơn La cung cấp cho Bạn một số hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Phía Bạn cung cấp cho tỉnh Sơn La một số mặt hàng là sản phẩm nông lâm sản.9

8 Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La – Sở Ngoại vụ (2010), tài liệu đã dẫn, tỉnh Sơn La

Giai đoạn 1984 – 1989

Tỉnh Sơn La được TW giao nhiệm vụ kết nghĩa và hợp tác với tỉnh Bò Kẹo. Tháng 8/1984, đoàn công tác đầu tiên của tỉnh Sơn La sang khảo sát tại tỉnh Bò Kẹo để chuẩn bị cho việc ký kết hợp tác giữa hai tỉnh. Đoàn do đồng chí Nguyễn Như Hải, Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Sơn La làm trưởng đoàn. Tháng 8/1985, đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sơn La do đồng chí Lù Que, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn sang thăm làm việc tại Bò Kẹo, tại Huổi Sài, hai đoàn đại biểu cấp cao hai tỉnh Sơn La và Bò Kẹo đã ký kết biên bản ghi nhớ đầu tiên giữa hai tỉnh.

Nhiệm vụ của tỉnh Sơn La giai đoạn này chủ yếu là giúp tỉnh Bò Kẹo xây dựng chính quyền cơ sở và đào tạo cán bộ. Ngoài ra còn giúp bạn xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng.

Từ năm 1990 - 2000

Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, mối quan hệ hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào không ngừng được tăng cường và phát huy hiệu quả. Từ chỗ chỉ quan hệ hợp tác với các tỉnh giáp biên giới, đến nay tỉnh Sơn La đã có mối quan hệ hợp tác toàn diện với 8 tỉnh phía Bắc của nước CHDCND Lào (gồm: Hủa Phăn, Luông Pha Bang, Bò Kẹo, Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Nậm Thà, Xiêng Khoảng, Xay Nha Bu Ly).10

.

Tiểu kết chƣơng 1

Mặc dù Sơn La là một tỉnh nghèo của cả nước nhưng lại là tỉnh có vị trí chiến lược trong quan hệ giữa hai nước Việt – Lào. Với đường biên giới có chiều dài 250km, Sơn La là địa bàn xung yếu, là đầu mối triển khai hợp tác trực tiếp với các tỉnh Bắc Lào. Lịch sử đã chứng minh rằng cách mạng hai dân tộc phải gắn bó, dựa vào nhau mới thành công. Bước sang thời kỳ đổi mới hiện nay, thời kỳ của hợp tác khu vực và quốc tế về kinh tế thương mại và quan hệ quốc tế, đã làm cho các nước càng gắn chặt lợi ích hơn với nhau, quan hệ Việt – Lào cũng không đứng ngoài xu thế đó, đó là sự đan xen giữa lợi ích quốc gia với lợi ích của các địa phương giữa hai bên với nhau. Trong bối cảnh đó, quan hệ Sơn La với các tỉnh Bắc Lào được triển khai ngày càng sâu rộng, không ngừng nâng cao cả chất và lượng trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI.

Chƣơng 2

QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH SƠN LA VỚI CÁC TỈNH BẮC LÀO GIAI ĐOẠN 2000-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)