Các khó khăn thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 57 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Những vấn đề chung trong quan hệ giữa Việt Nam và Lào thờ

3.1.2. Các khó khăn thách thức

Trải qua 55 năm thử thách, mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam càng thêm khẳng định là mối quan hệ mẫu mực, trong sáng, rất mực thủy chung, vừa là thành quả cách mạng, vừa là tài sản chung vô giá

được xây dựng bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ nhân dân hai nước, là minh chứng cho mối quan hệ đặc biệt hiếm có giữa hai dân tộc như lời Chủ tịch Cayxon Phomvihan đã từng nói “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình nghĩa Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”, hay như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phác họa “Việt - Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức gay gắt từ sự phát triển của bản thân mỗi nước và từ môi trường quốc tế, khu vực. Hiệu quả của một số chương trình hợp tác chưa thực sự tương xứng với mong muốn, nỗ lực của Chính phủ và nhân dân hai nước; chưa phát huy thật hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi quốc gia và những cơ hội, thuận lợi mà xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa mang lại. Việc xử lý mối quan hệ lợi ích giữa các quốc gia và lợi ích quốc tế vẫn luôn là vấn đề lớn, ẩn chứa nhiều yếu tố phức tạp và chi phối mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bên cạnh đó, cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận mối quan hệ Việt Nam - Lào còn bị chi phối bởi những động thái tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn tác động tới, khiến việc duy trì quan hệ và sự gắn kết, đặc biệt là tầm ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nước gặp không ít khó khăn, thách thức. Một số khía cạnh trên những vấn đề về dân tộc, tôn giáo, di cư xuyên biên giới,... đang thực sự là những trở ngại, thậm chí ẩn chứa những nguy cơ làm rạn nứt mối quan hệ Việt Nam - Lào hiện tại và tương lai.

Trong thời gian tới, trước những biến động phức tạp và khó lường của tình hình thế giới và yêu cầu phát triển của mỗi nước, hai nước đặt ưu tiên cao nhất là cùng phấn đấu tập trung mọi nỗ lực nhằm nâng quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt - Lào lên tầm cao mới, với phương châm thực chất, chất lượng và hiệu quả, góp phần giữ

vững ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Để đạt được mục tiêu này, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí quyết tâm chỉ đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương hai nước phấn đấu phối hợp làm tốt những trọng tâm sau:

Một là, không ngừng củng cố, giáo dục, phát triển và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ chính trị đặc biệt hiếm có không chỉ ở lãnh đạo cấp cao mà thấm sâu xuống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; để thế hệ trẻ hai nước - những người sẽ viết tiếp trang sử quan hệ hai nước - hiểu và trân trọng những năm tháng lịch sử hào hùng của hai dân tộc, hiểu được tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, Lào - Việt là bài học lịch sử thiêng liêng, là tài sản vô giá mà thế hệ trẻ hai nước phải có trách nhiệm duy trì, bảo vệ và phát huy vì sự trường tồn và phát triển của hai dân tộc

Hai là, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế song phương tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có. Phát triển hợp tác giữa các vùng, miền, các địa phương có biên giới liên kề giữa hai nước và hoàn thiện hơn nữa các chính sách ưu tiên, ưu đãi đã dành cho nhau. Chủ động thúc đẩy hợp tác ở cả ba cấp: Chính phủ với Chính phủ, địa phương với địa phương và doanh nghiệp với doanh nghiệp nhằm tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế. Trong từng thời kỳ, xác định một số trọng tâm hợp tác kinh tế cụ thể, phù hợp với khả năng, nhu cầu của mỗi nước và mang lại lợi ích cho cả hai phía; tập trung tổ chức thực hiện triệt để, đồng thời thường xuyên theo dõi giám sát để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh.

Ba là, tiếp tục tăng cường sự hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh và cùng phối hợp nhằm chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, chia rẽ quan hệ hai nước.

Bốn là, tích cực trao đổi thông tin về tình hình quốc tế và sự phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ các tổ chức mà hai bên cùng là thành viên.

Năm là, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý; đồng thời tăng cường trao đổi học thuật, lý luận và khoa học xã hội giữa hai nước.

Là nước láng giềng anh em gần gũi, nhân dân Việt Nam luôn tự hào có nhân dân Lào là người bạn thủy chung, son sắt, trong sáng trong suốt thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Mỗi người dân Việt Nam đều vui mừng chứng kiến các thành tựu, những đổi thay nhanh chóng đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trên đất nước Triệu Voi tươi đẹp và chân thành mong muốn nhân dân các bộ tộc Lào anh em, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào sẽ xây dựng thành công một nước Lào phồn vinh và vững mạnh, có quan hệ đối ngoại rộng mở, có vai trò và vị thế không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế.

3.1.2.1. Về phía Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập khu vực ngày càng sâu rộng , cùng với sự phát triển của giao thông so với trước đây, Lào đang trở thành điểm trung chuyển quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì thế các nước láng giềng như Thái Lan luôn tìm mọi cách để tranh giảnh ảnh hưởng về chính trị và kinh tế để phục vụ cho mục đích lâu dài. Điều này đã giúp Lào có sự thay đổi lớn, từ một quốc gia không có biển, nay Lào đã trở thành điểm trung chuyển và vùng đệm lý tưởng của nhiều nước láng giềng trong cuộc cạnh tranh địa- kinh tế và địa- chiến lược quan trọng. Nổi cộm lên trong số các nước cạnh tranh ảnh hưởng là Việt Nam, Thái Lan, và Trung Quốc.

Cạnh tranh về thương mại, đầu tư :

Với Thái Lan, Lào và Thái Lan là hai nước có mối duyên nợ lịch sử. Để hiểu được mối quan hệ hiện đại của hai nước, chúng ta phải tìm hiểu về quan hệ lịch sử, văn hóa của hai nước. Dù hai nước đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng có thể nói mối quan hệ giữa hai nước là “ đồng chủng, đồng văn” do có nhiều điểm tương đồng về cội nguồn văn hóa lịch sử. Đây là một thực tế không thể phủ nhận. Điều này lý giải cho vị thế ngày càng gia tăng của Thái Lan tại Lào trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. Những năm 1990, dòng vốn FDI rót vào Lào chủ yếu xuất phát từ Thái Lan. Hàng hóa Thái chiếm lĩnh thị trường Lào trong một thời gian dài và vẫn duy trì cho đến nay. Năm 2013, theo ngân hàng ADB, Thái Lan thu 4 tỷ USD từ thị trường Lào, trong khi Trung Quốc là 1,9 tỷ USD, còn Việt Nam chỉ có 488 triệu USD.

Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của Thái Lan đang dần giảm đi. Bằng chứng là thị phần của người Thái tại Lào năm 2008 giảm từ 56,2% xuống còn 48% trong năm 2013. Và phần giảm đi này được san sẻ sang cho Việt Nam và đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc vươn lên trở thành một thế lực lớn tại Lào, là nhờ từ giữa thập niên 2000 trở lại đây, quốc gia này bắt đầu tăng tốc rót vốn vào thị trường Lào. Năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Thái Lan và Việt Nam, trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở nước này. Trung Quốc cũng cho thấy tham vọng lớn, khi mô hình đầu tư của quốc gia này trải dài khắp các lĩnh vực khoáng sản, năng lượng (các đập thủy điện), nông nghiệp và du lịch ở gần biên giới Lào - Trung (mà chủ yếu là casino).

Không chỉ vậy, Trung Quốc còn đầu tư cả hệ thống vận tải. Hiện tại, dự án FDI lớn nhất của nước này là dự án đường sắt tốc độ cao dài 425 km nối liền từ tỉnh biên giới của Trung Quốc ( Vân Nam), xuyên qua Lào, Thái Lan và kết nối với trục đường đến thẳng Singapore hiện đang được nước này triển khai. Với dự án này, người Trung Quốc có vẻ như đang muốn mở đường cho hàng hóa của mình chạy xuống phía Nam.

Còn với Việt Nam, có thể nói Lào là thị trường đầu tư chủ lực của các doanh nghiệp Việt, với quy mô vốn đầu tư lớn nhất trong số các quốc gia (chiếm 27,7% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam), tính đến tháng 10/2014, số

vốn đăng ký đầu tư vào thị trường Lào đã lên đến 5 tỷ USD.23

Trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc tập hợp nhiều ở các tỉnh phía Bắc thì các nhà đầu tư từ Việt Nam lại tiến vào khu vực phía Trung và Nam Lào. Theo Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào (AVIL), có đến 95,4% tổng vốn đầu tư vào Lào nằm ở khu vực này. Trong số đó, nổi bật nhất là dự án 1,2 tỷ USD của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng cao su) và thủy điện.

Tuy nhiên, với năng lực về vốn, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đang tỏ ra có ưu thế nổi trội hơn, nhất là với các dự án hạ tầng mà Trung Quốc có cả những ngân hàng lớn tham gia tài trợ. Trong khi đó, Thái Lan vẫn là quốc gia có năng lực sản xuất hàng hóa tốt hơn so với Việt Nam.

3.1.2.2. Về phía Lào

Khó khăn nội tại của Lào trong việc thu hút đầu tư từ các nước khác là rất lớn. Vấn đề hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào hiện đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện. ,còn chưa thực sự linh hoạt và đồng bộ, vì vậy việc thực thi chính sách là rất khó khăn. Những thuận lợi ban đầu về thông tin trao đổi chính sách giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Lào rất thuận lợi nhưng khi triển khai doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, các quy hoạch đất đai sự thiếu sự nhất quán trong việc áp dụng các chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước. Đây là các khó khăn cơ bản nhất trong hoạt động kêu gọi đầu tư tại Lào.

Về cơ sở hạ tầng: hệ thống cơ sở hạ tầng của Lào còn rất yếu kém, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, rất nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở các tỉnh thuộc vùng khó khăn của Lào không được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tự xây dựng các cơ sở vật chất cơ bản để phục vụ cho việc đầu tư kinh doanh khai thác.

Về đất đai: Trong khi nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan đều muốn đầu tư vào Lào để trồng cây cao su, cây công nghiệp thì lượng đất để trồng không còn nhiều, điều này dẫn đến việc tranh giành đất để trồng cây cao su. Thậm chí là trong cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào cũng xảy ra tình trạng này. 24

Tiến độ giao đất để trồng cây cao su còn chậm, gây khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất từ Trung ương đến địa phương . Tính thống nhất về đất đai chưa cao và chưa có quy hoạch rõ rang về dành cho đất trồng cây công nghiệp, đất đai, đất ở.

Những khó khăn khác trong việc phân bổ đất đai cũng còn nan giải rất nhiều vấn đề, điển hình là: theo quy định về phân cấp đất đai, đất với diện tích trên 100ha do trung ương cấp phép, dưới 100 ha do địa phương cấp phép. Khi tiếp xúc với các nhà đầu tư, các tỉnh thường cam kết dành đất trên 100ha để làm nông nghiệp, nhưng khi giao thực tế, chỉ dành từng đợt, dẫn tới khả năng chồng lấn cao, đặc biệt khi có dự án vì lý do nào đó triển khai không đúng tiến độ.

Về lao động : Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại Lào rất hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số

24 Chanthavilay Sengmany, vấn đề đầu tư trực tiếp trong quan hệ Lào – Việt Nam từ năm 2001 đến nay, Học viện ngoại giao, tr.63

lượng lẫn chất lượng. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải đưa lao động sang với số lượng lớn, trong khi lại bị giới hạn số lượng lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp không quá 10% theo Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài của Lào, chi phí cao. Mặt khác, doanh nghiệp phải đưa lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Cả hai cách này đều đẩy chi phí lên cao

Về thuế và các loại phí : doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế và nhiều loại phí như thuế doanh nghiệp, thuế bảo trì đường bộ, phí thu nhập cá nhân( 10% thu nhập, không quy định mức thu nhập phải nộp thuế ), thuế là tài nguyên, chi phí làm thẻ lao động, thẻ lưu trú, nhập khẩu lao động.

Về ngôn ngữ: mặc dù nhiều người Việt Nam hiện đang sinh sống và làm việc tại Lào, nhưng những người hiểu biết về pháp luật và đầu tư vào Lào, đủ trình độ để lập hồ sơ bằng dự án bằng tiếng Lào lại không nhiều. Chính sách, quy phạm pháp luật không dễ tiếp cận, phải mất thời gian tìm kiếm, dịch sang tiếng việt cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang Lào của doanh nghiệp Việt Nam25.

Về quản lý nhà nước: hiện chưa có cơ quan có đủ thẩm quyền, điều kiện và năng lực triển khai quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình đầu tư, sản xuất kinhd doanh của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Lào, cũng như chưa có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ trong quản lý, chưa làm rõ trong quản lý, từ khâu thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định năng lực của các doanh nghiệp đến khâu giám sát hoạt động.

Về chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và tiền lương: Theo quy định hiện hành của Việt Nam, người lao động đi làm việc tại Lào nhưng hợp đồng lao động lại ký với công ty mẹ tại Việt nam. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện và chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất,

25Chanthavilay Sengmany, vấn đề đầu tư trực tiếp trong quan hệ Lào – Việt Nam từ năm 2001 đến nay, Học viện ngoại giao, tr.65

còn các chế độ khác như thai sản, ốm đau, tại nạn lao động đều bị bảo hiểm xã hội từ chối. Hơn nữa, khi người lao động bị ốm đau không được về Việt Nam để điều trị, các hóa đơn chứng từ khi đưa về nước không được thanh toán.

Tiền lương chi trả cho người lao động được thực hiện theo quy định của nhà nước Lào. Theo đó tiền lương bình quân đạt 1.107.000 kíp/người/tháng, trong đó lao động trực tiếp khoảng 856.000 kíp/tháng( thống kê của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam). Đây là một mức lương chưa phù hợp với người lao động. Nếu áp dụng bảng lương của Việt nam thì rất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2000 - 2015 Nghiên cứu trường hợp quan hệ giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)