Điều kiện 6 Nhu cầu du lịch cuối tuần tại các điểm cấp khách tiềm năng này đang gia tăng nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở tiền giang (Trang 35 - 39)

tiềm năng này đang gia tăng nhanh

Để xác định sự gia tăng của nhu cầu du lịch cuối tuần cần phải dựa trên các yếu tố điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm sinh thái tự nhiên và nhân văn của điểm cấp khách và dựa vào điều tra xã hội học nghiên cứu đặc điểm nhu cầu du lịch cuối tuần của điểm cấp khách.

- Sự tăng tr-ởng và phát triển kinh tế của điểm cấp khách: là cơ sở để

xác định l-ợng cầu và nhu cầu về du lịch cuối tuần của điểm cấp khách. Sự tăng tr-ởng và phát triển kinh tế đ-ợc đo bằng các chỉ số tăng tr-ởng và phát triển kinh tế nh- GDP, GDP bình quân đầu ng-ời, tỷ trọng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, th-ơng mại - dịch vụ,... Điểm cấp khách có kinh tế phát triển tốt, tốc độ tăng tr-ởng nhanh, thu nhập của ng-ời dân đ-ợc nâng cao sẽ là yếu tố cơ bản hình thành nhu cầu và tạo ra l-ợng cầu lớn cho các điểm đón khách du lịch cuối tuần.

- Cơ cấu nền kinh tế của điểm cấp khách: thông th-ờng tại các điểm cấp

khách, tỉ trọng của nền kinh tế th-ờng nghiêng về phía các ngành cơng nghiệp, th-ơng mại và dịch vụ. Một mặt, nó tạo thêm thời gian rỗi cho ng-ời dân do các yếu tố hiện đại của các ngành kinh tế này. Mặt khác nó trở thành tác nhân cơ bản làm gia tăng l-ợng cầu du lịch cuối tuần tiềm năng tại các điểm cấp khách. Bởi lẽ cuộc sống công nghiệp, th-ơng mại, dịch vụ mặc dù mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế nh-ng lại gây ra cho con ng-ời những cẳng thẳng và áp lực rất lớn. Chính vì vậy, việc tìm về những vùng nơng thơn, nơi có điều kiện tự nhiên, có ph-ơng thức sản xuất khác với cuộc sống căng thẳng th-ờng ngày đang dần trở thành một nhu cầu phổ biến tại các thành phố, đơ thị. Ngày càng có nhiều khách du lịch cuối tuần mong muốn giải tỏa bớt những căng thẳng do cuộc sống đô thị, cuộc sống công nghiệp bằng cách tận dụng thời gian rảnh rỗi vào cuối tuần, tới các vùng nông thôn tận h-ởng cuộc sống nông thôn và tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất giống nh- những

ng-ời nông dân thực thụ. Và nh- vậy, những hoạt động sản xuất nông nghiệp nh- trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất thủ công tại các vùng nông thôn trở thành những tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn hấp dẫn.

- Các đặc điểm phát triển xã hội của điểm cấp khách: bao gồm các đặc

điểm về dân c- (số l-ợng và cơ cấu về độ tuổi, nghề nghiệp, văn hóa và điều kiện giáo dục, quan hệ gia đình, xã hội của dân c-), tốc độ đơ thị hóa (cơng nghiệp hóa) và sức ép mơi tr-ờng tại điểm cấp khách.

Dân c- và những đặc điểm của dân c- chính là những nhân tố cơ bản để xác định số l-ợng và đặc tr-ng nhu cầu về du lịch cuối tuần tại điểm cấp khách. Khi xác định điều kiện dân c- cần xem xét các nhân tố:

+ Số l-ợng: cho biết l-ợng nhu cầu và cầu tiềm năng về du lịch cuối tuần của điểm cấp khách. Số l-ợng dân c- tại các điểm cấp khách lớn thì l-ợng nhu cầu về du lịch cuối tuần cũng sẽ lớn theo. Tuy nhiên, điều này khơng phải đúng trong mọi tr-ờng hợp vì ngồi yếu tố số l-ợng dân c-, còn cần phải xác định rất nhiều nhân tố khác trình độ, nghề nghiệp, lứa tuổi, bầu khơng khí tâm lý chung của xã hội mới có thể khẳng định số l-ợng cầu của điểm cấp khách du lịch cuối tuần.

+ Cơ cấu về độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp: độ tuổi, trình độ và nghề nghiệp của dân c- sẽ có ảnh h-ởng rất lớn tới số l-ợng cầu, đặc điểm cầu và những mong muốn của cầu về điểm đón khách du lịch cuối tuần. Nghiên cứu cơ cấu về độ tuổi, trình độ và nghề nghiệp của dân c- sẽ giúp điểm đón khách dự báo đ-ợc l-ợng cầu, đặc điểm, sở thích của cầu du lịch cuối tuần, từ đó thiết lập các chiến l-ợc khai thác phát triển hoạt động du lịch cuối tuần tại địa ph-ơng mình cho phù hợp. Theo số liệu điều tra của tác giả Nguyễn Thị Hải về đặc điểm, cơ cấu khách tham gia du lịch cuối tại đô thị Hà Nội vào năm 2000 thì có tới 40,8% là học sinh, sinh viên; 20,4% là cán bộ, công chức; 16,4% là cán bộ nghiên cứu, giáo viên và 15,4% là những ng-ời công tác

trong các lĩnh vực khác [12]. Thực tế, các đối t-ợng sinh viên, học sinh; cán bộ công chức; nghiên cứu viên, giáo viên th-ờng có nhu cầu về du lịch cuối tuần cao hơn các đối t-ợng khác (chiếm ới 84,6% trong số những ng-ời đi du lịch cuối tuần). Đây cũng là những đối t-ợng có các điều kiện về thời gian rỗi, thu nhập, sức khỏe và trình độ nhận thức để biến nhu cầu, mong muốn về du lịch cuối tuần trở thành cầu du lịch cuối tuần. Nh- vậy, điểm cấp khách nào có thành phần các đối t-ợng là sinh viên, học sinh, cán bộ, công chức, nghiên cứu viên, giáo viên trên tổng số dân c- càng lớn thì l-ợng cầu tiềm năng về du lịch cuối tuần càng nhiều. Thực tế, các đối t-ợng sinh viên, cán bộ công chức, nghiên cứu viên, giáo viên sinh sống nhiều nhất tại các đô thị lớn. Các đô thị này th-ờng là trung tâm của một vùng, là nơi tập trung nhiều tr-ờng đại học, viên nghiên cứu, cơ quan nhà n-ớc, khu cơng nghiệp, th-ơng mại... Vì vậy, địa ph-ơng đ-ợc xem là có điều kiện trở thành điểm đón khách du lịch cuối tuần khi nó có các điểm cấp khách tiềm năng là các đơ thị trung tâm.

+ Đặc điểm văn hóa và bầu khơng khí tâm lý xã hội của dân c- tại điểm cấp khách: đặc điểm văn hóa và bầu khơng khí tâm lý xã hội tại nơi sinh sống cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh nhu cầu về du lịch cuối tuần của c- dân tại các điểm cấp khách. Cuộc sống hiện đại trong mơi tr-ờng tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế của c- dân sinh sống tại các đô thị đã khơng cho phép họ l-u giữ, duy trì các yếu tố văn hóa truyền thống. Biểu hiện rõ nét nhất ở các mối quan hệ xã hội. Các kiểu quan hệ gia đình, họ tộc, xóm giềng, làng xã truyền thống hầu nh- đã khơng cịn ở các đơ thị, trung tâm công nghiệp. Trong khi đó ở nơng thôn, những yếu tố tốt đẹp này vẫn còn đ-ợc l-u giữ và dần dà, nó trở thành những điều hấp dẫn đối với c- dân sống tại các đô thị. Trở về các vùng nông thôn, tận h-ởng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã trở thành một mong muốn, một nhu cầu bức thiết của c- dân sinh sống tại các đô thị lớn. Và nh- vậy, đặc điểm văn hóa và bầu

khơng khí tâm lý xã hội cũng là một trong những yêu tố cơ bản tác động đến nhu cầu du lịch cuối tuần của c- dân tại các điểm cấp khách.

Ngoài các yếu tố thuộc về dân c-, khi nghiên cứu về điều kiện kinh tế xã hội của điểm cấp khách cũng cần phải xem xét tốc độ đơ thị hóa và sức ép mơi

tr-ờng tại điểm. Tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa một mặt giúp thúc đẩy,

cải thiện điều kiện vật chất và văn hóa cho c- dân đơ thị, mặt khác cũng tạo ra rất nhiều áp lực đối với c- dân sinh sống tại các đô thị và khu công nghiệp. Môi tr-ờng tự nhiên bị biến đổi, các nhà máy, khu công nghiệp, nhà cao tầng, sự gia tăng dân số đã đẩy ng-ời dân tại các đô thị ngày càng rời xa tự nhiên. Bên cạnh đó, các yếu tố nh- mật độ dân số cao, l-ợng thông tin phong phú, tần số tiếp xúc giữa những con ng-ời lớn, những khó khăn về giao thơng... là những nguyên nhân gây ra sự căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên chính những tác động tiêu cực của q trình đơ thị hố lại làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi du lịch của ng-ời dân thành phố. Nh- vậy, tốc độ đơ thị hóa và sức ép mơi tr-ờng tại các địa ph-ơng lân cận cũng là một điều kiện để điểm đón khách có thể thu hút đ-ợc số l-ợng lớn khách du lịch cuối tuần.

Đặc điểm sinh thái tự nhiên và nhân văn

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo ra sức hút của các điểm đón khách đối với điểm cấp khách du lịch. Điều này cũng rất đúng đối với hoạt động du lịch cuối tuần. Thông th-ờng, các điểm cấp khách th-ờng là các đô thị, khu cơng nghiệp lớn, vì vậy, c- dân tại các điểm này th-ờng phải chịu những sức ép rất lớn về mơi tr-ờng. Khơng khí, nguồn n-ớc bị ơ nhiễm, khơng gian sống chật hẹp, rất ít điều kiện gần gũi với thiên nhiên làm nảy sinh nhu cầu muốn tới các điểm du lịch có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, có mơi tr-ờng trong lành hơn với nơi họ sống. Nh- vậy, một trong những điều kiện để một địa ph-ơng phát triển trở thành điểm đón khách du lịch cuối tuần là địa ph-ơng đó phải có các điểm cấp khách với điều kiện tự nhiên khác biệt.

Cung du lịch cuối tuần trong khu vực không đủ đáp ứng l-ợng cầu của khu vực

Điểm cấp khách có ít điểm cung ứng du lịch cuối tuần. Các điểm cung ứng này có sự khác biệt về tài nguyên, ph-ơng thức tổ chức dịch vụ,... so với điểm nghiên cứu cũng là điều kiện quan trọng, tác động tới hình thức và quy mơ phát triển của điểm nghiên cứu. Trong một hệ thống lãnh thổ du lịch, khi phân hệ cung du lịch ch-a đủ để đáp ứng số l-ợng cầu du lịch thì chắc chắn việc phát triển thêm các điểm cung ứng hoặc mở rộng thêm các loại hình dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách du lịch là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở tiền giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)