Nhu cầu thực tế của xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở tiền giang (Trang 89 - 91)

- Cơ cấu nguồn khách

3.1.1.3. Nhu cầu thực tế của xã hộ

Chiến l-ợc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 1995 - 2010 đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, là trọng tâm của sự phát triển. Mục tiêu của phát triển du lịch là nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, văn hoá lịch sử và h-ớng tới sự phát triển bền vững. Để đạt đ-ợc mục tiêu trên, ngành du lịch tỉnh đã đề ra rất nhiều giải pháp và b-ớc đầu thực hiện đã đem lại những kết quả khả quan. Khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) đến Tiền Giang tăng đều trong các năm. Năm 2001 Tiền Giang đón đ-ợc 378.135 l-ợt khách và tới năm 2006 số l-ợt khách đã tăng lên 610.389 (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2006 đạt 11,6%). Doanh thu trực tiếp từ du lịch cũng tăng theo từ 28,31 tỷ đồng vào năm 1995 lên 49,79 tỷ đồng năm 2000 và đạt 76,34 tỷ đồng vào năm 2006. [70]

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hiện nay, du lịch Tiền Giang đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra những h-ớng phát triển phù hợp với điều kiện đặc tr-ng của tỉnh. Mơ hình phát triển du lịch gắn với cộng đồng và việc khai thác tài ngun văn hố miệt v-ờn, sơng n-ớc đã từng tạo nên thế mạnh riêng cho du lịch Tiền Giang nay đã đ-ợc các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long vận dụng và trở thành đối trọng cạnh tranh. Khách du lịch (đặc biệt là khách quốc tế và khách từ miền Bắc vào) đã bắt đầu có xu

h-ớng bỏ qua Tiền Giang mà xuống thẳng Vĩnh Long, Cần Thơ(1) bởi ở những địa ph-ơng này cũng có những sản phẩm du lịch giống với Tiền Giang, nh-ng họ lại có lợi thế hơn về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khách du lịch có thể tìm chỗ l-u trú, nơi vui chơi giải trí, ăn uống và mua sắm tại Cần Thơ rất dễ dàng. Hiện nay, Cần Thơ có 117 khách sạn với tổng số 2881 phịng, trong đó có 25 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 4 sao(2). Hơn nữa, năm 2008, Sân bay quốc tế Cần Thơ sẽ khánh thành và nh- vậy khách du lịch sẽ có thể bay thẳng tới Cần Thơ mà không cần phải đi bằng đ-ờng bộ qua Tiền Giang và Vĩnh Long. Do vậy, nếu Tiền Giang chỉ định h-ớng vào việc thu hút khách du lịch quốc tế và khách nội địa du lịch dài ngày thì chắc chắn việc giải bài tốn phát triển du lịch tại Tiền Giang sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

Với thực tế trên, việc định h-ớng phát triển du lịch cuối tuần sẽ giúp Tiền Giang khắc phục đ-ợc những khó khăn trong cạnh tranh với các tỉnh khác cùng khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch cuối tuần sẽ giúp Tiền Giang đón đ-ợc l-ợng khách rất lớn từ thị tr-ờng TP Hồ Chí Minh và phụ cận. Định h-ớng phát triển này rất phù hợp với xu thế phát triển của l-ợng nhu cầu về du lịch cuối tuần đang gia tăng rất nhanh tại TP HCM.

Những cơ sở nêu trên đã khẳng định sự cần thiết phải định h-ớng phát triển Tiền Giang thành một điểm đón khách cuối tuần. Tuy nhiên, việc phát triển phải đ-ợc thực hiện trên cơ sở có sự hoạch định cụ thể và khoa học, thể hiện trong chiến l-ợc phát triển hoạt động du lịch cuối tuần và phải có sự tham gia nhiều bên liên quan nh-: chính quyền, cơ quan quản lý nhà n-ớc về du lịch, về tài nguyên, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng dân c- bản địa.

(1) Năm 2006, ngành du lịch Cần Thơ đã đón đ-ợc hơn 1,4 triệu l-ợt khách và dự kiến sẽ đón đ-ợc hơn 2 triệu l-ợt khách vào năm 2008 nhờ sự kiện Năm du lịch quốc gia “Miệt v-ờn sông n-ớc Cửu Long” đ-ợc tổ chức tại Cần Thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động du lịch cuối tuần ở tiền giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)