Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 73 - 77)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài về tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch

3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc, để đáp ứng các yêu cầu của cải cách, mở cửa với thế giới bên ngoài và thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội…một loạt các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trung Quốc đã đƣợc ban hành, tạo môi trƣờng pháp lý vững chắc cho xúc tiến chuyển giao công nghệ. Trong đó, Luật thúc đẩy chuyển hóa thành tựu KH&CN của Trung Quốc đƣợc ban hành vào năm 1996. Luật này qui định chi tiết quyền và nghĩa vụ của Chính phủ, chủ sở hữu kết quả khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, cơ quan trung gian tham gia kinh doanh môi giới và các tổ chức đầu tƣ tài chính trong kết nối với việc thƣơng mại hóa công nghệ. Song song với các chính sách, chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động chuyển giao đã đƣợc hình thành nhƣ: Hội chợ công nghệ, chợ công nghệ, sở giao dịch cổ phiếu công nghệ, vƣờn ƣơm công nghệ, công viên khoa học công nghệ của các trƣờng đại học, vƣờn ƣơm doanh nghiệp, trung tâm xúc tiến sức sản xuất, trung tâm chuyển giao công nghệ… Đây là những tổ chức tích hợp nguồn lực khoa học công nghệ, cung cấp và tham gia vào việc phát triển và phổ biến các thành tựu KH&CN trong nƣớc và thế giới. Thúc đẩy và ƣơm tạo thành tựu KH&CN có tiềm năng thị trƣờng; Tận dụng lợi thế của các trƣờng đại học,

12 PGS.TS. Trần Văn Nam, Báo cáo Tổng kết đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ

đồng thời kết hợp với doanh nghiệp cùng tham gia vào chuyển giao công nghệ và đồng hóa tối ƣu các công nghệ đƣợc giới thiệu, phát triển và đổi mới; cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về nguồn lực và công nghệ.

Trung Quốc đã tổ chức những chợ công nghệ qui mô lớn nhƣ:

+ Hội chợ Công nghệ cao Trung Quốc (Thẩm Quyến) (China Hi-tech Fair (Shenshen)).

+ Triển lãm công nghệ cao Bắc Kinh, Trung Quốc (China Beijing International Hi - tech EXPO).

+ Hội chợ nông nghiệp công nghệ cao Dƣơng Lăng (Yangling Agriculture Hi-tech Fair).

+ Hội chợ công nghiệp quốc tế Trung Quốc (China International Industry Fair).

+ Hội chợ công nghệ cao Trùng Khánh, Trung Quốc (China Chongqing Hi-tech Fair).

Khu công nghệ cao quốc gia đã trở thành sức mạnh quan trọng để thúc đẩy phát triển của thành phần công nghệ cao và tối ƣu hóa của nền kinh tế quốc gia. Các doanh nghiệp trong công viên công nghệ đã có 53.585 bằng sáng chế. Khu công nghệ cao có 7,21 triệu nhân viên. Trong số đó có 45% có trình độ đại học và trên đại học (294.000 sinh viên tốt nghiệp trƣờng đại học, 32.000 tiến sĩ). Khu công nghệ cao là môi trƣờng tốt thu hút sinh viên đào tạo từ nƣớc ngoài trở về.

Trong năm 2008 tại các công viên Khoa học và Công nghệ có 375 trƣờng cao đẳng và đại học; 303 Trung tâm nghiên cứu công nghệ quốc gia; 406 phòng thí nghiệm mở; 292 cơ sở kiểm soát công nghệ; 118 Trung tâm chuyển giao công nghệ; 221 cơ sở công nghiệp đặc thù quốc gia; 35 cơ sở công nghiệp phần mềm.

Trung tâm chuyển giao công nghệ là một cơ quan để tổ chức và tích hợp các nguồn lực KH&CN. Các nhiệm vụ chính của nó là: cung cấp và tham

gia vào việc phát triển và phổ biến các ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp trọng điểm; để thúc đẩy và ƣơm tạo thành tựu khoa học có tiềm năng thị trƣờng; để tận dụng lợi thế các trƣờng đại học nhằm kết hợp với các doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ quốc tế và đồng hóa tối ƣu các công nghệ đƣợc giới thiệu, phát triển và đổi mới; cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về nguồn nhân lực và kỹ thuật. Một số Trung tâm chuyển giao công nghệ điển hình:

+ Trung tâm chuyển giao công nghệ quốc gia Đại học Thanh Hoa - Tsinghua University NTTC.

+ Trung tâm chuyển giao công nghệ Đại học Chiết Giang - Zhejiang University TTC.

+ Trung tâm chuyển giao công nghệ quốc gia Đại học KH&CN Đông Thƣợng Hải - Shanghai East University of Science and Technology NTTC.

+ Trung tâm chuyển giao công nghệ Bắc Kinh - Học viện Khoa học Trung Quốc - Chinese Academy of Science - Beijing TTC.

+ Trung tâm chuyển giao công nghệ Thƣợng Hải - Shanghai High-tech Transformation Center.

Sàn giao dịch công nghệ và sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ

Theo Cheng Qing (2009) hệ thống giao dịch kỹ thuật ở các cấp độ và hình thức đa dạng đã đƣợc hình thành ở Trung Quốc, mở rộng từ thành phố vào nông thôn. Tại Trung Quốc có hai hình thức giao dịch công nghệ tại sàn nhƣ sau:

- Các sàn giao dịch công nghệ (Technology Exchange): Tại Trung Quốc có hơn 200 sàn giao dịch công nghệ đã đƣợc thiết lập từ 1993, nhằm thiết lập nền tảng dịch vụ trao đổi công nghệ cho các bên ký kết. Cung cấp dịch vụ thông tin công nghệ một cách chuyên nghiệp. Một số sàn giao dịch công nghệ điển hình:

+ Sàn giao dịch công nghệ Thƣợng Hải (Shanghai Technology &Exchange).

+ Sàn giao dịch công nghệ Phƣơng Bắc (Northern Technology Exchange Market).

+ Sàn giao dịch công nghệ Thẩm Dƣơng (Shenyang Technology Exchange).

+ Sàn giao dịch công nghệ Nam Quảng Tây Trung Quốc (Guangxi Southern - China Technology Exchange).

+ Sàn giao dịch Vũ Hán (Wuhan Technology Exchange).

- Sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ (Technology Equity Exchange) Trung Quốc có 40 sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ. Đó là sự kết hợp giữa công nghệ với đầu tƣ đƣợc thành lập từ năm 2000, để cung cấp dịch vụ đầu tƣ công nghệ và tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ điển hình:

+ Sàn giao dịch cổ phiếu Bắc Kinh, Trung Quốc (China Beijing Equity Exchange).

+ Sàn giao dịch liên hợp tài sản và cổ phiếu Thƣợng Hải (Shanghai United Assets & Equity Exchange).

+ Sàn giao dịch liên hợp tài sản và cổ phiếu Trùng Khánh (Chongqing United Assets & Equity Exchange).

+ Sàn giao dịch quốc tế sở hữu công nghệ cao Thâm Quyến (Shenzhen International Hi - tech Property Exchange).

+ Sàn giao dịch liên hợp tài sản và cổ phiếu Thành Đô (Chengdu United Assets & Equity Exchange).

+ Sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ Tây An (Xian Technology Equity Exchange).

+ Sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ Quảng Châu (Guangzhou Technology Equity Exchange).

+ Sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ Giang Tô (Jiangsu Technology Equity Exchange)

Ngoài ra, Trung Quốc còn thành lập nhiều Trung tâm xúc tiến năng suất nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để cải thiện khả năng đổi mới công nghệ và năng lực cạnh tranh, cung cấp các dịch vụ. Đồng thời cũng thành lập Quỹ Khoa học và Công nghệ và Quỹ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy thƣơng mại các thành tựu công nghệ.

Nhƣ vậy, qua kinh nghiệm của Trung Quốc về việc chuyển giao công

nghệ và thƣơng mại hóa thì Viện Hàn lâm có thể tiếp thu và học hỏi về Sàn

giao dịch công nghệ và sàn giao dịch cổ phiếu công nghệ để áp dụng phù hợp với thực tiễn của VAST trong giai đoạn hiện nay cũng nhƣ định hƣớng trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 73 - 77)