Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 25 - 30)

9. Kết cấu luận văn

1.2. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu

1.2.1. Khái niệm thương mại hóa

Thuật ngữ thƣơng mại ban đầu đƣợc dùng để chỉ các hoạt động buôn bán của các thƣơng gia. Chính vì thế, theo nghĩa hẹp khái niệm thƣơng mại đƣợc hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa với mục đích kiếm lời. Cùng với quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, khái niệm thƣơng mại đƣợc mở rộng dần sang các lĩnh vực liên quan đến mua bán hàng hóa, ban đầu là các dịch vụ kèm theo nhƣ vận tải, bảo hiểm, thanh toán… Ngày nay, khái niệm thƣơng mại đƣợc hiểu theo nghĩa rất rộng, là tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi từ đầu tƣ, sản xuất đến phân phối và cả dịch vụ sau bán hàng. Do sự phát triển của thƣơng mại trên phạm vi toàn cầu mà đã nảy sinh nhiều cách hiểu về khái niệm thƣơng mại của nhiều nƣớc. Nhằm mục đích giảm bớt sự khác biệt, từng bƣớc nhất thể hóa cách hiểu về pháp luật thƣơng mại trong quan hệ kinh tế quốc tế, ngày 21/6/1985 Ủy ban Pháp luật thƣơng mại Liên hợp quốc (UNCITRAL: United Nations Commission on International Trade Law) đã thông qua Luật mẫu về trọng tài thƣơng mại quốc tế trong đó đƣa ra khái niệm về thƣơng mại, theo đó thuật ngữ “thƣơng mại” cần đƣợc giải thích theo nghĩa rộng liên quan đến tất cả các mối quan hệ có bản chất thƣơng mại, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải hợp đồng. Những mối quan hệ thƣơng mại gồm, nhƣng không giới hạn ở các giao dịch: bất cứ giao dịch thƣơng mại nào

3 Trần Văn Hải (2016), Giáo trình đã dẫn

về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thƣơng mại; ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê (leasing); xây dựng các công trình; tƣ vấn; kỹ thuật (engineering); đầu tƣ; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhƣợng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đƣờng biển, đƣờng hàng không, đƣờng sắt hoặc đƣờng bộ.

Từ điển Oxford lại đƣa ra khái niệm thƣơng mại hóa là quá trình đƣa một sản phẩm hoặc dịch vụ vào trạng thái sẵn sàng có thể bán đƣợc ra thị trƣờng.

Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại ra đời và có hiệu lực ngày 01/7/2003

nêu rõ: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi

thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”4

.

Ở Việt Nam, không có nhiều văn bản đƣa ra khái niệm về thƣơng mại hóa. Tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu trong giới hạn một số loại văn bản liên quan nhƣng có rất ít thông tin về khái niệm này.

Tại Điều 3, Luật Thƣơng mại năm 2005, hoạt động thƣơng mại hóa

đƣợc định nghĩa: “Hoạt động thương mại hóa là hoạt động sinh lợi, bao gồm

mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”5

.

Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan khái niệm thƣơng mại hóa ở phạm vi quốc tế và trong nƣớc, kết hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, tác giả nhận

4 Lê Hoàng Oanh (2004), Khái niệm thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam, tạp chí Khoa học pháp luật 3/2004

định khái niệm thƣơng mại hóa đƣợc đề cập trong Luật Thƣơng mại năm 2005 là phù hợp và sẽ sử dụng khái niệm này xuyên suốt luận văn. Nhƣ vậy,

tác giả sử dụng khái niệm về thƣơng mại hóa nhƣ sau: “Hoạt động thương

mại hóa là hoạt động sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

1.2.2. Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu

Từ điển Cambridge Advanced có đƣa ra khái niệm thƣơng mại hóa là việc tổ chức cái gì đó để tạo ra lợi nhuận, còn công nghệ là nghiên cứu và tri thức thực nghiệm, đặc biệt là tri thức công nghiệp, sử dụng các phát hiện khoa học.

Theo Siegel (1995), thƣơng mại hóa công nghệ đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là sự chuyển hóa công nghệ thành lợi nhuận. Ở đây, khái niệm thƣơng mại hóa công nghệ theo nghĩa hẹp là việc Siegel và cộng sự chỉ nhấn mạnh vào yếu tố lợi nhuận tài chính mà không phải là lợi ích giữa nói chung. Trong

tiếng Anh có sự phân biệt nghĩa rõ ràng giữa “profit” và “benefit”6

.

Nghiên cứu của Isabelle (2004) lại xem việc thƣơng mại hóa kết quả R&D là một quá trình chuyển hóa tri thức nghiên cứu thành các sản phẩm mới (hoặc cải tiến), các quá trình hoặc dịch vụ và giới thiệu chúng ra thị trƣờng để tạo ra các lợi ích kinh tế. McCoy (2007) là tác giả có khái niệm tƣơng đối giống với Isabelle, định nghĩa thƣơng mại hóa kết quả R&D là quá trình phát hiện tri thức, phát triển các tri thức đó thành công nghệ và chuyển hóa công nghệ thành các sản phẩm mới hoặc các quy trình, dịch vụ đƣợc sử

dụng hoặc bán ra thị trƣờng7

.

Ở Scotland, thƣơng mại hoá kết quả nghiên cứu đƣợc định nghĩa là quá trình chuyển hoá các nghiên cứu thành các sản phẩm bán ở thị trƣờng

6 Siegel, R. A, Hansen S.O et al (1995), Accelerating the commercialisation of technology: commercialisation through cooperation, Industrial Management and Data System, pg. 18

7 Isabelle, Diane A (2004), S&T commercialization of federal research laboratories and university research, Carleton University. McCoy Andrew Patton (2007), Estaclishing a commercialization model for innovative products in the residential construction industry, State University of Virginia.

và các qui trình công nghệ công nghiệp và ngƣời ta cho rằng con đƣờng thƣơng mại hoá là quá trình gồm 2 thành phần (Scottish Enteprise, The Royal Society of Edinburgh, 1996):

Một là, các hoạt động thƣơng mại của các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu, bao gồm "bán" các hoạt động đào tạo, hợp đồng nghiên cứu và cộng tác nghiên cứu và SHTT. Các hoạt động này tạo ra thu nhập cho viện, trƣờng.

Hai là, các hoạt động chuyển hoá nghiên cứu khoa học và tri thức khoa học thành sản phẩm thƣơng mại và qui trình công nghệ sản xuất. Kết quả của quá trình này có ý nghĩa tác động lâu dài đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tuy nhiên không có nhiều khái niệm chính xác về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu đƣợc đƣa ra mà chủ yếu chú trọng bàn về vai trò của thƣơng mại hóa. Nguyễn Quang Tuấn (2013) đƣa ra nhận định thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu là một quá trình chuyển hóa các ý tƣởng nghiên cứu KH&CN vào sản xuất, đời sống hoặc bất kỳ hoạt động tạo ra lợi ích kinh tế nào khác.

Theo PGS.TS. Trần Văn Hải, Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng trong các trƣờng Đại học tại Australia - Những đề xuất cho Việt Nam: Theo Hội đồng nghiên cứu Australia (Australian Research Council), thuật ngữ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu gắn với sáng chế và đổi mới, quá trình đổi mới công nghệ bao gồm các giai đoạn: nghiên cứu và triển khai, phát triển công nghệ, thƣơng mại hóa, trong đó phát triển công nghệ (technology development) là độc lập với nghiên cứu và triển khai (R&D), mặc dù cả hai cụm từ này đều có thành tố “development”.

Về thuật ngữ “thƣơng mại hóa” kết quả nghiên cứu nói chung (bao gồm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong mọi lĩnh vực khoa học), khi tiếp cận từ quyền Sở hữu trí tuệ, cần lƣu ý:

- Các kết quả nghiên cứu cơ bản trong tất cả mọi lĩnh vực khoa học không phải là đối tƣợng để thƣơng mại hóa.

- Các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không phải là đối tƣợng để thƣơng mại hóa.

- Các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên là có thể đƣợc thƣơng mại hóa.

Nếu tiếp cận từ phân loại khoa học thì thuật ngữ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cần đƣợc hiểu thêm một số điểm sau đây:

+ Kết quả nghiên cứu trong bài viết này đƣợc giới hạn bởi nghiên cứu ứng dụng, vì nhƣ đã phân tích kết quả nghiên cứu cơ bản là không thể đƣợc thƣơng mại hóa.

+ Cụm từ “các kết quả nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên” ở trên cần đƣợc mở rộng: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học y dƣợc, khoa học nông nghiệp.

+ Trong lĩnh vực khoa học y dƣợc, thì công nghệ dƣợc, công nghệ y tế (thể hiện ở dạng vật thể, ví dụ thiết bị y tế)… là có thể đƣợc thƣơng mại hóa, nhƣng công nghệ y tế (thể hiện ở dạng phƣơng pháp, ví dụ phƣơng pháp chẩn đoán, chữa bệnh cho ngƣời) là không thể đƣợc thƣơng mại hóa, pháp luật về SHTT loại phƣơng pháp chẩn đoán, chữa bệnh cho ngƣời ra khỏi đối tƣợng của sáng chế.

- Kết quả nghiên cứu là giải pháp kỹ thuật đƣợc bảo hộ thông qua việc cấp bằng độc quyền sáng chế (gọi tắt là patent), nhƣ vậy kết quả nghiên cứu là các đối tƣợng khác của quyền Sở hữu trí tuệ (ví dụ kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh…) không thuộc đối tƣợng nghiên cứu của bài viết này.

Tóm lại, thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu đƣợc hiểu là quá trình

đưa sáng chế là kết quả nghiên cứu ứng dụng thành sản phẩm hàng hoá và gắn với thị trường.

Xin lƣu ý: việc xuất bản các tác phẩm khoa học chuyển tải kết quả nghiên cứu cơ bản trong mọi lĩnh vực khoa học, kết quả nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn không đƣợc coi là thƣơng mại hóa theo cách hiểu của định nghĩa vừa nêu, các tác phẩm khoa học này đƣợc bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ.

Trong định nghĩa vừa nêu, cần lƣu ý:

- Sản phẩm có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đã phân loại 34 nhóm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ;

- Sản phẩm phải gắn với thị trƣờng nhằm mục đích thƣơng mại;

- Chuyển giao đƣợc hiểu là chuyển nhƣợng quyền sở hữu đối với sáng chế hoặc chuyển quyền sử dụng (License) đối với sáng chế.

- Để thƣơng mại hóa thành công một kết quả nghiên cứu, có thể gặp hai loại rủi ro là “rủi ro công nghệ” (technology risks) trong quá trình nghiên cứu và “rủi ro thƣơng mại” (commercial risks) trong quá trình đƣa kết quả nghiên cứu vào sản phẩm gắn với thị trƣờng. Chi tiết này cho thấy vai trò của tổ chức đầu tƣ cho nghiên cứu và vai trò của các doanh nghiệp vệ tinh trong quá trình

thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu8

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 25 - 30)