Hoạt động của sàn giao dịch công nghệ ảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 91 - 99)

9. Kết cấu luận văn

3.3. Hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo

3.3.4. Hoạt động của sàn giao dịch công nghệ ảo

Các Viện nghiên cứu chuyên ngành có nhiều hoạt động khoa học khác có sản phẩm và thiết bị tính ứng dụng: Hợp đồng nghiên cứu các Bộ, Ngành, Địa phƣơng, Doanh nghiệp…riêng mà không qua đơn vị Chủ quản là Viện Hàn lâm (tức là kinh phí Viện Hàn lâm không cấp), do đó các kết quả đó hàng tháng các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm, cụ thể phòng quản lý tổng hợp ở các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành và Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ thực hiện công việc lựa chọn, cập nhật, bổ sung các sản phẩm khoa học, thiết bị ứng dụng có tính ứng dụng đƣợc đẩy lên trên Sàn ảo. Sau khi các sản phẩm, công nghệ thiết bị của khối 1, khối 2 và sản phẩm khoa học của các đơn vị đƣợc đăng tải lên Sàn ảo thì mỗi công nghệ

gồm các thông tin: Xuất xứ của công nghệ, công dụng và ứng dụng của nó ra sao, sử dụng trong lĩnh vực nào, hiệu quả ra sao...thông tin liên hệ của chủ sở hữu và tác giả. Nhƣ vậy đƣợc coi là đầu ra của các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng đƣợc hiện hữu trên website đã đƣợc lập trình trƣớc đó.

Doanh nghiệp có nhu cầu công nghệ có thể trực tiếp tìm kiếm công nghệ mà doanh nghiệp cần thông qua Sàn ảo, trƣờng hợp doanh nghiệp đặt hàng công nghệ có tính ứng dụng và đặc thù riêng của doanh nghiệp đó thì Sàn giao dịch công nghệ ảo sẽ giới thiệu, tổ chức gặp mặt các nhà khoa học trong Viện Hàn lâm có uy tín và năng lực thực hiện đặt hàng đó để phục vụ tốt nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quan trong hơn nữa khi có phản hồi của doanh nghiệp về nhu cầu đặt hàng thì Viện Hàn lâm sẽ xem xét họp giữa Lãnh đạo Viện Hàn lâm, Hội đồng khoa học để điều chỉnh các hƣớng khoa học công nghệ mũi nhọn để phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, tức là Bán công nghệ, thiết bị mà xã hội cần.

Đồng thời Ban Quản lý Sàn ảo có nhiệm vụ liên kết với các Sàn giao dịch công nghệ trong cả nƣớc nhƣ: Sàn giao dich Công nghệ và Thiết bị Hải Phòng, Sàn giao dịch công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Sàn giao dịch thuộc Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia, Sàn giao dịch trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh nhƣ: Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ,…là các đầu mối, đơn vị ký kết hợp tác khoa học và công nghệ với Viện Hàn lâm, qua đó Sàn ảo cũng nhận đƣợc phản hồi từ các Sàn liên kết nhƣ: Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, hội nghị, hội thảo, chuyển giao công nghệ…từ các Tỉnh hoặc thông qua Sàn của các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh mà doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu công nghệ tìm đến.

Bên cạnh việc liên kết các khối trong nƣớc thì việc liên kết với các đơn vị hợp tác quốc tế nhằm để tạo điều kiện các các nhà khoa học, nhà sáng chế nắm bắt, cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn trong nƣớc và quốc tế.

Qua những phân tích cụ thể những ƣu điểm của Sàn ảo và hơn nữa phù hợp với thực tiễn hiện tại của Viện Hàn lâm (không phát sinh biên chế) mong rằng đề xuất “Hình thành Sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại Viện Hàn lâm” sẽ đƣợc Lãnh đạo Viện Hàn lâm xem xét và cho triển khai thực hiện.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chƣơng 3, một số kinh nghiệm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ở một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapo đã đƣợc tác giả nghiên cứu, bên cạnh đó với thực trạng hoạt động của một số Sàn giao dịch Công nghệ và Thiết bị trong nƣớc tác giả đã đề xuất hình thành Sàn Giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm, trong đó tác giả nhấn mạnh:

- Tiếp nhận đƣợc đơn đặt hàng từ nhu cầu thị trƣờng và doanh nghiệp để định hƣớng các hƣớng nghiên cứu khoa học trong tƣơng lai gần.

- Kết nối đƣợc với các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm.

- Kết nối với các Sàn Giao dịch và Công nghệ thuộc các tỉnh, thành phố, bộ, ngành, địa phƣơng đã ký hợp tác với Viện Hàn lâm.

- Các chuyên gia là chủ sở hữu công nghệ đồng thời cũng là nhà tƣ vấn cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu.

- Không phát sinh biên chế, viên chức mà giao thêm chức năng nhiệm vụ cho một số bộ phận công chức, viên chức.

- Viện Hàn lâm có nguồn công nghệ, sản phẩm, thiết bị thuộc nhiều lĩnh vực.

- Những nghiêm cứu của các tổ chức khác có thể cập nhật, update tránh trùng lặp.

- Ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Sở hữu trí tuệ (có thể Sản ảo này đảm nhận nhiệm vụ thuộc mạng lƣới của Cục Sở hữu trí tuệ)

KẾT LUẬN

Luận văn đã phân tích hoạt động của các Sàn nhƣ: Sàn giao dịch thông tin công nghệ, Sàn giao dịch công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Sàn giao dịch Công nghệ và Thiết bị Hải Phòng, qua các hoạt động của các sàn đã nêu rõ và phân tích các điểm tiêu biểu còn tồn tại của các Sàn nhƣ:

- Các Sàn Giao dịch mới chỉ trƣng bày những công nghệ và thiết bị mà nhà khoa học, nhà sáng chế có nên cần tìm hiểu và trƣng bày các sản phẩm công nghệ và thiết bị theo nhu cầu của thị trƣờng, cụ thể là nhu cầu của doanh nghiệp.

- Nhân lực quản lý của các Sàn nên trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về công nghệ mang đi quảng bá hoặc trƣng bày tại triển lãm còn hạn chế nên việc giới thiệu và tƣ vấn cho khách hàng, đối tác gặp nhiều lúng túng.

- Các Sàn hoạt động vẫn mang tính hình thức, phong trào nên hiệu quả của hoạt động này chƣa cao.

- Việc kết nối cung cầu giữa các Sàn còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn nên chƣa thực sự hiệu quả.

- Nguồn cung cấp công nghệ và thiết bị tại Sàn còn hạn chế và chất lƣợng sản phẩm công nghệ và thiết bị trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng.

- Việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong việc định giá, các định phƣơng thức chuyển giao.

- Đổi mới công nghệ chƣa thành nhu cầu cấp bách của Doanh nghiệp... Luận văn cũng đã khái quát cụ thể thực trạng thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm qua đó đã nêu ra những điểm chƣa đƣợc và còn tồn tại trong hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu nhƣ:

- Các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm chƣa có bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

- Mối quan hệ giữa nhà quản lý - nhà khoa học - doanh nghiệp - truyền thông chƣa thật sự kết nối và đồng hành cùng nhau.

- Việc định giá cho một công nghệ còn lung túng và thiếu tính chuyên nghiệp.

- Các hoạt động truyền thông, marketing nhằm nâng cao nhận biết của các tổ chức và doanh nghiệp về các sản phẩm KH&CN sẵn sàng chuyển giao và các tiềm năng cùng hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ của Viện Hàn lâm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế.

- Các nhà khoa học, các nhà sáng chế chƣa quan tâm đến nhu cầu của thị trƣờng khoa học công nghệ, tức là các sáng chế hay giải pháp hữu ích...đã đƣợc cấp văn bằng nhƣng khó thƣơng mại đƣợc vì không lắm bắt đƣợc doanh nghiệp, xã hội đang cần cái gì (vẫn mang tính Hàn lâm).

Từ nhu cầu thực tiễn của Viện Hàn lâm cũng nhƣ những tồn tại của các Sàn, cùng với học tập kinh nghiệm thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapo tác giả đề xuất:

“Hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”,

trong luận văn này cũng đã nêu rõ sự phù hợp hình thành Sàn giao dịch công nghệ ảo tại Viện Hàn lâm cũng nhƣ cách quản lý và vận hành.

Trên cơ sở hƣớng nghiên cứu của luận văn, tác giả mong rằng có thể kiến nghị Lãnh đạo Viện Hàn lâm xem xét tính khả thi và cho phép triển khai trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Vân Anh (2014), Bàn về khái niệm công nghệ và chuyển giao

công nghệ trong luật chuyển giao công nghệ, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 22 năm 2014.

2. Chính phủ (2017), Nghị định 60/2017/NĐ-CP quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3. Vũ Cao Đàm (2012), Bài giảng quản lý công nghệ dành cho đào tạo

Thạc sỹ Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

4. Trần Văn Hải (2015), Thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng

trong các trường Đại học tại Australia - Những đề xuất cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 31, Số 2 (2015) 24-32

5. Trần Văn Hải (2016), Giáo trình Chuyển giao công nghệ, Trƣờng Đại

học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Trần Văn Hải (2018), Quy trình từ nhu cầu công nghệ đến giải

mã/nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Tọa đàm khoa học Xây dựng và phát triển sàn giao dịch công nghệ, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia tổ chức tháng 7/2018

7. Hồ Ngọc Luật (2015), Thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường

đại học vào doanh nghiệp ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam tập 4, số 1, 2015.

8. Trần Văn Nam (2016), Báo cáo Tổng kết đề tài: Nghiên cứu đề xuất

giải pháp thúc đẩy dịch vụ chuyền giao công nghệ.

Nam, tạp chí Khoa học pháp luật 3/2004

10.Quốc hội (2005), Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11

11.Quốc hội (2005), Luật Thƣơng mại

12.Quốc hội (2013), Luật Khoa học và Công nghệ

13.Phạm Thị Sen Quỳnh (2016), Phát triển thị trường công nghệ định

hướng nhu cầu (nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Quản lý KH&CN, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

14.Lƣu Đan Thọ, Lƣợng Văn Quốc (2016), Marketing mối quan hệ và

quản trị quan hệ khách hàng – Lý thuyết và tình huống thực hành ứng dụng của các công ty Việt Nam, NXB Tài Chính, Hà Nội

15.Đào Thanh Trƣờng (2017), Ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ ở Việt

Nam: Một tiếp cận phân tích cơ sở pháp lý, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tập 33, Số 1, 2017

16.Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2017), Báo cáo tổng

kết công tác năm 2017 và kế hoạch năm 2018 Isabelle, Diane A (2004), S&T commercialization of federal research laboratories and university research, Carleton University.

Tiếng Anh

17.Karen Mundy, S. Gary Bullen (2009), Estimating Market Potential: Is

There a Market, Department of Agricultural and Applied Economics, University of Georgia

18.Karen Mundy, S. Gary Bullen (2009), Estimating Market Potential: Is

There a Market, Department of Agricultural and Applied Economics, University of Georgia

19.Levin, M. (1996), Technology Transfer in Organiational Development:

An Investigation into the Relationship between Technology Transfer and Organiational Change, International Journal of Technology

Menagement, 2(3), 297-308.

20.McCoy Andrew Patton (2007), Estaclishing a commercialization model

for innovative products in the residential construction industry, State University of Virginia.

21.Siegel, R. A, Hansen S.O et al (1995), Accelerating the

commercialisation of technology: commercialisation through

cooperation, Industrial Management and Data System, pg. 18

22.Susan Glairon (2000), Boulder, Colo., Inventors Find Joy in Journey

from Idea to Product, Knight Ridder/Tribune Business News, April 17, 2000

23.World Bank (1989), World Bank project Technology Advancement

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 91 - 99)