Thực trạng ứng dụng và triển khai công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 58 - 68)

9. Kết cấu luận văn

2.2.2.Thực trạng ứng dụng và triển khai công nghệ

2.2. Thực trạng thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu ứng dụng tại VAST

2.2.2.Thực trạng ứng dụng và triển khai công nghệ

Năm 2017, Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ đã thực hiện quản lý các nhiệm vụ ứng dụng và triển khai công nghệ, cụ thể sau:

a. Công tác xây dựng quy định quản lý nhiệm vụ KHCN

Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ là đầu mối giúp Tổ xây dựng Nghị quyết của Đảng uỷ về công tác ứng dụng triển khai công nghệ. Ngày 06/7/2017 Đảng uỷ Viện Hàn lâm đã ban hành Nghị quyết số 159- NQ/ĐUVHL, về “Đẩy mạnh công tác ứng dụng và triển khai công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030.

Triển khai thực hiện Nghị quyết trên đến tháng 10 năm 2017. Viện Hàn lâm đã Ban hành 04 Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ trong đó có 2 loại mở mới, chi tiết: Quyết định số 1820/QĐ-VHL, ngày 25/8/2017, Quy định về “Quản lý các Nhiệm vụ phát triển công nghệ; Quyết định số 1892/QĐ-VHL, ngày 08/9/2017, Quy định về “Quản lý các Dự án Phát triển sản phẩm thƣơng mại; Quyết định số 2184/QĐ-VHL ngày 16/10/2017, Quy định quản lý nhiệm vụ Hợp tác Bộ, Ngành địa phƣơng; Quyết định số 2185/QĐ-VHL ngày 16/10/2017, Quy định quản lý nhiệm vụ Dự án sản xuất thử nghiệm của Viện Hàn lâm.

b. Công tác triển khai ứng dụng các kết quả KHCN vào thực tế

Trong năm 2017, có 19 công nghệ đƣợc chuyển giao vào sản xuất và đời sống, tăng 7 công nghệ so với năm 2016 (12 công nghệ); Có 6 công nghệ đã sản xuất thành hàng hoá, 4 công nghệ sẵn sàng chuyển giao. Trong số 19 công nghệ có 6 công nghệ xuất xứ từ hợp đồng nghiên cứu (Viện Hoá học các

hợp chất thiên nhiên: 2 công nghệ, Viện Sinh học nhiệt đới: 2 công nghệ, Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: 1 công nghệ, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha trang: 1 công nghệ). Các công nghệ đƣợc chuyển giao gồm:

+ Viện Hoá học, chuyển giao công nghệ bảo quản quả vải bằng màng bao gói khí quyển MAP cho danh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu vải tại Bắc Giang. Công nghệ này cũng đƣợc ứng dụng trong bảo quản Măng tây tại tỉnh Ninh Thuận trong chƣơng trình hợp tác KHCN giữa VAST và UBND tỉnh Ninh Thuận.

+ Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang đã chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ NANO EXTRA XFGC dùng trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bƣớu” cho Công ty Cổ phần Dƣợc phẩm GoldHealth Việt Nam.

+ Viện Hải dƣơng học chuyển giao kết quả “Nghiên cứu ứng dụng đèn LED cho nghề lƣới vây kết hợp ánh sáng khai thác thuỷ sản xa bờ” cho doanh nghiệp và dgƣ dân khu vực ven biển Miền Trung và Công ty Bóng đèn Phích nƣớc Rạng Đông.

+ Viện Nghiên cứu khoa học Miền trung tổ chức chuyên giao kết quả nghiên cứu cho các tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị về khả năng di thực cây Quinoa (Đây là đề tài hợp tác KHCN với các Bộ, Ngành, Địa phƣơng).

+ Các đơn vị gồm: Viện Hoá sinh biển, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Viện Địa chất và Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam tổ chức chuyển giao 2 dây chuyền công nghệ, 2 quy trình công nghệ, 1 phần mềm, 1 cơ sở dữ liệu về chất lƣợng 11 cây dƣợc liệu, CSDL về giá trị mới của Cao nguyên đá và bộ sƣu tập mẫu vật cho các đơn vị của tỉnh Hà Giang để đƣa vào ứng dụng;

+ Viện Địa lý chuyển giao “Biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì, nâng cao độ phì đất, góp phần tăng năng suất và ổn định chất lƣợng vải thiều tỉnh Bắc Giang”.

+ Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên chuyển giao cho Công ty cổ phần liên kết trí tuệ Việt (CVI) để phát triển sản phẩm thực phẩm chức năng xƣơng khớp.

Ngoài ra còn có các đơn vị đã chuyển giao công nghệ nhƣ: Viện Công nghệ sinh học, Viện Sinh học nhiệt đới, Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ…nhƣ đã thực hiện 75 lƣợt giám định mẫu vật cho cơ quan cảnh sát điều tra, toà án, kiểm lâm trong việc thực thi pháp luật về buôn bán sản phẩm cây và động vật hoang dã có trong nghị định Chính phủ, trong đó Viện Sinh thái và TNSV thực hiện 60 lần, Viện Sinh học nhiệt đới 15 lần.

c. Công tác quảng bá công nghệ

Năm 2017, Viện Hàn lâm đã triển khai 10 sự kiện giới thiệu, quảng bá công nghệ với trên 300 công nghệ, thiết bị, mặt hàng đƣợc giới thiệu đến hàng nghìn lƣợt khách và doanh nghiệp, cụ thể nhƣ sau: Triển khai Sự kiện Tech Demo do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Đà Nẵng từ 22-24 tháng 11 năm 2017 - Viện Hàn lâm có 10 gian hàng triển lãm hơn 100 công nghệ đến từ 16 đơn vị trực thuộc; Triển khai Sự kiện Smart Industry do Ban Kinh tế Trung Ƣơng tổ chức vào ngày 4-5/12/2017; Tổ chức Hội thảo về hỗ trợ, chuyển giao phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ với Hàn Quốc; Tổ chức trƣng bày và giới thiệu sản phẩm, công nghệ của nhân lực nữ Viện Hàn lâm tại Trung tâm ứng dụng KHCN và khởi nghiệp của Hội Nữ trí thức, tháng 5/2017; Tổ chức hội thảo giới thiệu Giá trị mới của Công viên địa chất toàn cầu Cao Nguyên đá Đồng Văn, tại tỉnh Hà Giang của Viện Địa chất tại tỉnh Hà Giang tháng 2/2017; Mở cửa phòng thí nghiệm, để đông đảo ngƣời dân, học sinh sinh viên và nhân lực nghiên cứu tham quan các phòng thí nghiệm của Viện Hàn lâm nhân ngày Khoa học công nghệ 18/5/2017; Triển khai

Techmart chuyên đề, giới thiệu các công nghệ của Viện Hàn lâm tại tại sàn giao dịch công nghệ của Hải Phòng, tại Sở KHCN tỉnh Lào Cai. Tổ chức Hội thảo Khoa học “Ứng dụng các quy trình công nghệ và các chế phẩm có hoạt tính sinh học để nuôi tôm và sản xuất hữu cơ” tại Trƣờng Đại học Trà Vinh.

Trong năm 2017 có trên 20 công nghệ đƣợc đài truyền hình Trung Ƣơng VTV2 xây dựng phóng sự và phát trên sóng truyền hình Trung ƣơng và 07 phóng sự phát trên sóng VOV1 chƣơng trình “con đƣờng tri thức”. Nhiều lƣợt công nghệ đƣợc đăng tải trên thông tin đại chúng.

d. Công tác hợp tác với Bộ ngành địa phương, doanh nghiệp

Ký hợp tác KHCN với 5 Bộ ngành địa phƣơng gồm: UBND tỉnh Đak Nông, tháng 2/2017, với Tập Đoàn viễn thông quân đội Viettel tháng 3/2017, với UBND tỉnh Quảng Nam, tháng 3/2017, với Nhà máy Đạm Cà Mau về khả năng hợp tác KHCN, (4/2017), với Quỹ khởi nghiệp Việt Nam và tổ chức toạ đàm Thị trƣờng và KHCN (9/2017).

Phối hợp với tỉnh uỷ Bắc Giang tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về Khoa học Vật liệu - vật lý, Vật liệu mới, về Công nghệ Nano trong Y sinh và nông nghiệp cho thƣờng vụ tỉnh uỷ Bắc Giang.

Triển khai hợp tác sở KHCN các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Hải Phòng, Đăk Nông, Quảng Nam và Cà Mau các Vụ địa Phƣơng, TT Truyền thông công nghệ, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ của Bộ KHCN, Viện Hàng không Vũ trụ, tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, các Công ty: Mía đƣờng Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Hapras, Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển kinh tế Nam Hiệp.

Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng nổi bật

Theo kết quả khảo sát tại một số Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc VAST cho thấy một số kết quả nghiên cứu đƣợc ứng dụng vào thực tiễn có thể điểm qua nhƣ sau:

Dự án đầu tƣ Sản xuất, cấp và Quản lý thẻ căn cƣớc công dân nhằm xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia căn cƣớc công dân cho phép thu nhận và quản lý dữ liệu đăng ký căn cƣớc công dân (CCCD) tự động trên cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin trong phạm vi toàn quốc. Cơ sở dữ liệu (CSDL) căn cƣớc công dân thống nhất trên toàn quốc là tập hợp thông tin cơ bản về căn cƣớc công dân Việt Nam đƣợc chuẩn hóa, lƣu trữ, quản lý bằng các hệ thống ứng dụng Công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nƣớc, phục vụ các giao dịch của công dân, tổ chức, cơ quan; Sản xuất và cấp các thẻ CCCD mới tuân thủ theo quy định của Luật Căn cƣớc công dân số 59/2014/QH13 và Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về việc Quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cƣớc công dân. Hệ thống CCCD đƣợc xây dựng trên hệ thống công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ nhu cầu căn cƣớc của công dân và phục vụ bảo vệ an ninh, an toàn xã hội. Hiện tại, hệ thống sản xuất, cấp và quản lý thẻ chứng minh nhân dân đã đƣợc triển khai tại 16 Tỉnh/thành trên cả nƣớc. Hiệu quả của dự án đã đƣợc chứng minh qua báo cáo tổng kết giai đoạn 1 dự án. Với quy mô triển khai cả nƣớc, dự án khả thi nếu đƣợc bảo vệ thành công sẽ giúp đầu tƣ và triển khai hệ thống hiện tại ra đủ 63 tỉnh/thành, có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn. Đây là dự án lớn, tầm cỡ quốc gia, sẽ góp phần nâng cao năng lực của Viện Công nghệ thông tin trong việc tham gia các dự án có tầm cỡ lớn tƣơng tự tại Việt Nam và nƣớc ngoài.

- Trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, đa dạng sinh học

Năm 2017, lĩnh vực Công nghệ sinh học, đa dạng sinh học đạt đƣợc các kết quả nổi bật nhƣ sau:

Bảo tồn ngoại vi và phát triển các loài lan quý của Việt Nam nhằm góp phần tái tạo nguồn gen lan rừng Việt Nam trong tự nhiên và triển vọng thƣơng mại hoá. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp so sánh hình thái kết hợp phƣơng pháp sinh học phân tử, các mẫu vật đƣợc sử dụng

gồm các mẫu Type từ các bảo tàng của Hoa Kì, Pháp, Đan Mạch, Bỉ; các mẫu tƣơi thu trực tiếp và gồm cả các mẫu Topotype.Nghiên cứu đã xây dựng lại hệ thống học phân loài của họ Gelidiellaceae và đóng góp 3 chi mới cho khoa học gồm các chi: chi Perronella, chi Huismaniella và chi Millerella.

Bộ 5 sản phẩm vi sinh với các tên gọi phân bón BIO1-VSH (dạng bột), phân vi sinh BIO2-VSH (dạng lỏng), BIO3-VSH (dạng lỏng), Chế phẩm BIO - FER 2 (dạng bột) và phân bón A-N Fixing (dạng bột nhão). Công dụng phòng và trị các loại nấm bệnh cây trồng; Tăng cƣờng hệ vi sinh vật có ích trong đất, cải tạo đất, thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, cellulose, tăng độ mùn, chống thoái hóa đất…Ứng dụng: cho các loại cây ăn trái (sầu riêng, thanh long), một số loại cây công nghiệp dài ngày…Hiện nay, bộ sản phẩm nay đang đƣợc thử nghiệm trên diện rộng trƣớc khi đƣa vào sản xuất đại trà. Một số sản phẩm có thể đƣợc sản xuất theo đơn đặt hàng trực tiếp từ nông dân và các doanh nghiệp.

Nghiên cứu sản xuất Interleukin-3 và Interleukin-11 tái tổ hợp chất lƣợng cao dùng trong y học (điều trị). Interleukin là một trong những sinh phẩm đƣợc sử dụng trong liệu pháp miễn dịch. Interleukin-11 (IL-11) đóng vai trò kích thích sự biệt hóa các tế bào gốc tạo máu, tế bào tiền megakaryocyte, đồng thời kích thích chúng thành thục để sản xuất tiểu cầu. Do đó IL-11 đƣợc coi là một yếu tố tăng trƣởng tạo máu và đƣợc làm dƣợc phẩm điều trị các bệnh liên quan đến hệ tạo máu. Năm 1997, IL-11 ngƣời tái tổ hợp là loại interleukin đầu tiên đƣợc Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép điều trị bệnh thiếu hụt tiểu cầu và giảm bớt nhu cầu truyền tiểu cầu cho các bệnh nhân ung thƣ sau hoá trị liệu. Hiện tại, trên thế giới sinh phẩm này đƣợc bán với giá $352.9/liều, tƣơng đƣơng từ 70-150 triệu đồng cho mỗi giai đoạn điều trị.

Lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng thành công quy trình nuôi ấu trùng Toxocara canis để sản xuất kháng nguyên E/S ứng dụng vào chẩn đoán huyết

thanh học. Kháng nguyên E/S đã đƣợc ứng dụng để chẩn đoán động vật (thỏ và chó) nhiễm bệnh và bƣớc đầu thử nghiệm trên ngƣời bằng kỹ thuật western blot. Đã phân lập đƣợc 173 bào tử nấm rễ AM và sử dụng để tạo chế phẩm VH1. Chế phẩm VH1 có tác dụng làm tăng năng suất rế cây 130% Bạch chỉ ở quy mô pilot tại Vƣờn thuốc, Viện dƣợc liệu. Xác định đƣơck nồng độ MMP- 9 ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp và đau thắt ngực không ổn định cao hơn so với ngƣời bình thƣờng, nhƣng mức độ sai khác không rõ ràng (P= 0,198). Nồng độ MMP-9 ở các cá thể có kiểu gen -1562 CT/TT cao hơn ở các nhóm không có kiểu gen này (nhóm CC genotype), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P=0.006 và P= 0.021).

Nghiên cứu đƣợc điều kiện biểu hiện kháng thể đơn chuỗi tái tổ hợp dung hợp với SUMO ở dạng tan từ tế bào E. coli và tinh chế kháng thể tái tổ hợp bằng sắc ký ái lực. Đã chọn đƣợc dòng đậu tƣơng Glycine max (L.) Merrill biến đổi gen mang gen tạo astaxanthin và b-carotene in vitro đã kiểm tra bằng PCR. Sàng lọc bệnh nhân tự kỷ, lập hồ sơ bệnh nhân. Thu thập mẫu máu, tách chiết, kiểm tra chất lƣợng và bảo quản DNA tổng số. Giải trình tự toàn bộ vùng mã hóa (exome) và phân tích số liệu. Xây dựng qui trình giải và phân tích vùng mã hóa (exome) ở bệnh nhân tự kỷ.

- Trong lĩnh vực Vật lý, cơ học, khoa học vật liệu

Nghiên cứu quy trình bào chế hệ dẫn thuốc kích thƣớc nano: Nano (Fucoidan-Ginseng-Curcumin) dùng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thƣ”, Viện Khoa học vật liệu đã chế tạo thành công Phức hệ Nano FGC (Fucoidan-Ginseng-Curcumin) có tác dụng kết hợp 3 chất hoạt chất quý thành một hệ, đƣa đến đúng vị trílà các khối u, để các chất đồng thời phát huy tác dụng. Điểm đột phá của Phức hệ Nano FGC, là sử dụng toàn bộ nguyên liệu là các hợp chất từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam. Curcumin (nghệ) đƣợc nano hóa thông qua việc sử dụng đồng thời hai loại chất mang có nguồn gốc thiên nhiên là Fucoidan (rong nâu) và Saponin Notoginseng (tam thất) giúp tăng độ

bền của hệ nano, kiểm soát tốt quá trình giải phóng hoạt chất, giúp Curcumin hấp thu tối đa. Từ kết quả của đề tài này, đã chuyển giao nguyên liệu và quy trình cho Công ty CP Dƣợc Mỹ phẩm CVIđể sản xuất sản phẩm CumarGold Kare hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thƣ.

Thiết bị sấy chè SC-IES.16 công suất 35 kg nguyên liệu/mẻ là kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học năng lƣợng nhằm góp phần bảo tồn và phát triển nghề chế biến chè ƣớp hoa cổ truyền của ngƣời Hà Nội. Thiết bị đƣợc chế tạo dựa trên nguyên lý sấy tĩnh sử dụng nguồn nhiệt hồng ngoại kết hợp sấy bơm nhiệt có thể điều khiển nhiệt độ, độ ẩm tác nhân sấy (không khí) để duy trì điều kiện môi trƣờng trong buồng sấy phù hợp với quy trình ủ lên men và sấy chè ƣớp hoa. Thiết bị sấy chè ƣớp hƣơng nhài SC-IES.16 đảo bảo chất lƣợng và hƣơng vị truyền thống đặc trƣng của ngƣời Việt Nam, có khả năng thay thế phƣơng pháp và thiết bị sấy chè ƣớp hƣơng nhài thủ công. Thiết bị có thể đƣợc ứng dụng để sấy nhiều loại chè ƣớp hƣơng hoa tự nhiên nhƣ hoa nhài, hoa sen, hoa ngâu… nhằm đa dạng sản phẩm sấy chè ƣớp hƣơng, nâng cao thu nhập đối với ngƣời làm nghề ƣớp chè hƣơng truyền thống; lƣu giữ, bảo tồn và phát triển đƣợc nghề truyền thống ƣớp chè hƣơng đặc biệt là nghề ƣớp chè hƣơng nhài của ngƣời Hà Nội.

- Trong lĩnh vực Hoá học, Môi trường và năng lượng

Năm 2017 các đơn vị thuộc Khối Hoá học và Môi trƣờng đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong nghiên cứu và hoạt động KHCN các kết quả đạt đƣợc nhƣ:

Nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân hải sản chết bất thƣờng tại một số tỉnh ven biển miền trung: Viện Hóa học đã huy động một lực lƣợng lớn các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 58 - 68)