Thực trạng động kinh doanh, hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 70 - 73)

9. Kết cấu luận văn

2.2.4.Thực trạng động kinh doanh, hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên

2.2. Thực trạng thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu ứng dụng tại VAST

2.2.4.Thực trạng động kinh doanh, hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên

và tại thành phố Hồ Chí Minh; Cử 01 nhân lực Lãnh đạo Ban tham gia đoàn công tác và tham dự hội thảo quốc tế tại Myanma về sở hữu trí tuệ và 01 nhân lực Lãnh đạo tham gia đoàn công tác tại Vƣơng quốc Anh về công tác thƣơng mại hoá sản phẩm KHCN.

2.2.4. Thực trạng động kinh doanh, hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu cứu

Viện Hàn lâm KHCNVN còn 08 doanh nghiệp, trong đó có 01 doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc là công ty TNHH một thành viên: 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH một thành viên Ứng dụng công nghệ mới và Du lịch - Newtatco). Đã sắp xếp đƣợc 07 doanh nghiệp bàn giao hoặc làm thủ tục phá sản, cụ thể:

- Công ty Hoá sinh và Phát triển công nghệ mới (VIHITESCO). - Công ty Giám định và CGCN (ICT).

- Công ty Xây dựng và Triển khai công nghệ mới.

- Công ty Phát triển công nghệ (IMTECH) trực thuộc Viện Cơ học. - Công ty Điện tử ELECO.

- Công ty Ứng dụng khoa học kỹ thuật và CGCN mới. - Công ty Điện tử và Quang học ELOPY.

Các doanh nghiệp này thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, vốn điều lệ ít, không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng nên không có các dự án đầu tƣ lớn, hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, CGCN, tƣ vấn, dịch vụ thƣơng mại nên doanh thu không lớn, lợi nhuận ít. Một số doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tƣ, tổ chức sản xuất kinh doanh, giao dịch thƣơng mại thiếu kinh nghiệm về đầu tƣ, kinh doanh vì thế việc huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn không hợp lý dẫn tới các khoản nợ đọng không có khả năng chi trả, việc đổi mới công nghệ cũng nhƣ công tác quản trị doanh nghiệp không đƣợc cập nhật đổi mới thƣờng xuyên,

liên tục nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của toàn xã hội. Kết quả hoạt động trên của các doanh nghiệp Viện Hàn lâm KHCNVN có thể cho ta thấy sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp KH&CN.

Đánh giá chung

Qua đánh giá, phân tích cơ bản tổng thể Viện Hàn lâm trong năm 2017: Về nhân lực, cơ sở vật chất, thành tự khoa học và công nghệ, số lƣợng văn bằng sở hữu trí tuệ và công trình công bố…Có thể thấy rằng Viện Hàn lâm luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc gia cho, phát huy đƣợc vai trò của cơ quan KHCN lớn nhất của cả nƣớc, cụ thể về công bố và sở hữu trí tuệ dẫn đầu trong cả nƣớc…Song bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc công tác thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm còn hạn chế, chƣa xứng với tiềm năng và thế mạnh của Viện Hàn lâm, sau đây tồn tại một số nguyên nhân đã ảnh hƣởng đến việc thƣơng mại hóa đó, cụ thể:

- Các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm chƣa có bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

- Thiếu sự tin tƣởng giữa nhà khoa học và doanh nghiệp.

- Mối quan hệ giữa nhà quản lý - nhà khoa học - doanh nghiệp - truyền thông chƣa thật sự kết nối và đồng hành cùng nhau.

- Việc định giá cho một công nghệ còn lung túng và thiếu tính chuyên nghiệp.

- Các doanh nghiệp trong nƣớc sợ rủi ro và tập trung vào chiến lƣợc ngắn hạn và theo công nghệ truyền thống và ít doanh nghiệp có phòng R&D.

- Hoạt động trong công tác sở hữu trí tuệ chƣa thật sự đƣợc quan tâm đúng mức.

- Các hoạt động truyền thông, marketing nhằm nâng cao nhận biết của các tổ chức và doanh nghiệp về các sản phẩm KH&CN sẵn sàng chuyển giao

và các tiềm năng cùng hợp tác nghiên cứu phát triển công nghệ của Viện Hàn lâm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế.

- Chƣa có những nhiệm vụ liên ngành, liên cơ quan để cùng nhau giải quyết nội dung theo yêu cầu của thực tiễn.

Để khắc phục những hạn chế trên, Đảng uỷ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ban hành Nghị quyết về "Đẩy mạnh công tác ứng dụng và triển khai công nghệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030".

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã tiến hành các nội dung sau:

1. Đã nêu bật đƣợc các chƣơng trình về phát triển thị trƣờng Khoa học và Công nghệ, tiếp đó là phân tích thực trạng hoạt động của các Sàn: Sàn giao dịch thông tin công nghệ, Sàn giao dịch công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Sàn giao dịch Công nghệ và Thiết bị Hải Phòng. Từ đó, đánh giá và phân tích các tồn tại chung của các Sàn.

2. Trình bày cụ thể thực trạng thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ nghiên cứu khoa học- công tác ứng dụng - kết quả nổi bật - Công tác Sở hữu trí tuệ và công bố - Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực KH&CN.

CHƢƠNG 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 70 - 73)