Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 77 - 79)

9. Kết cấu luận văn

3.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài về tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch

3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã tập trung khai thác các kết quả nghiên cứu mà chủ yếu tập trung vào các hoạt động chuyền giao công nghệ và thƣơng mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ, cụ thể:

Các trương trình xúc tiến chuyển giao công nghệ

Chƣơng trình xúc tiến chuyển giao công nghệ là hệ thống hỗ trợ một phần chi phí hoàn thiện công nghệ, bằng cách Chính phủ chỉ định một tổ chức chuyển giao công nghệ đƣợc thƣơng mại hóa và nó đƣợc hỗ trợ đến 70% tiền hợp đồng chuyển giao công nghệ trả cho bên cung cấp công nghệ khi công nghệ đƣợc chuyển giao từ các Trung tâm nghiên cứu, trƣờng đại học, các công ty, doanh nghiệp khởi nguồn. Ngoài ra còn có nhiều chƣơng trình khác nhƣ: Chƣơng trình hỗ trợ R&D đƣợc tài trợ bởi chính phủ và các tổ chức khác; Chƣơng trình hỗ trợ đăng ký sáng chế; Chƣơng trình xúc tiên chuyển giao công nghệ đối với sáng chế thúc đẩy chuyển giao công nghệ bằng sáng chế và thƣơng mại hóa công nghệ sáng chế thông qua hình thức cấp các

khoản vay cần thiết trong quá trình sử dụng, thƣơng mại hóa, phát triển công nghệ.

Trung tâm đổi mới công nghệ đƣợc thành lập từ các trƣờng đại học nhằm tạo ra nguồn lực nghiên cứu dồi dào (chuyên gia và kết quả KH&CN…) cho các dự án đặt hàng bở các doanh nghiệp. Viêc chuyển giao công nghệ từ các cơ quan nghiên cứu ra doanh nghiệp của Hàn Quốc, chủ yếu đƣợc thực hiện qua Trung tâm chuyển giao công nghệ hoặc văn phòng chuyển giao công nghệ nhằm hỗ trợ việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu.

Chẳng hạn nhƣ Trung tâm chuyển giao công nghệ Hàn Quốc đã đƣa ra các cách tiếp cận:

+ Sử dụng đa dạng hóa phƣơng pháp chuyển giao công nghệ và thƣơng mại hóa công nghệ từ chuyển giao quyền sử dụng, mua cổ phần trong trao đổi học thuật và cơ sở dữ liệu nghiên cứu.

+ Nâng cấp hạ tầng công nghệ và cải thiện khả năng cạnh tranh thông qua việc thực hiện một cách có hệ thống và tích hợp chiến lƣợc toàn cầu hóa công nghệ trên cơ sở thế mạnh của công ty, cơ quan nghiên cứu và Chính phủ.

+ Dịch vụ xúc tiến chuyển giao công nghệ, để tìm kiếm đối tác, Trung tâm chuyển giao công nghệ xem xét lại các công nghệ sẽ bán, ƣớc tính thƣơng mại, khả năng tồn tại của thị trƣờng và các xu hƣớng công nghiệp và xác định tiềm năng chuyển giao quyền sử dụng hoặc đối tác tiềm năng và hỗ trợ chào bán với việc tạo ra sự khác biệt với hệ thống đại diện pháp lý giỏi đối với công nghệ.

+ Trung tâm chuyển giao công nghệ sẽ nghiên cứu đánh giá tính khả thi của công nghệ trong giai đoạn đầu thông qua phân tích về kinh tế, kỹ thuật, tiếp thị và thực hiện kinh doanh và đánh giá công nghệ; đánh giá năng lực tổng thể của một công ty: Trình độ công nghệ, khả năng phát triển công nghệ mong muốn, tài sản vô hình, hệ thống sản xuất và khả năng quản lý, cung cấp

ban đầu (hạt giống - seed) cho các công ty với các công nghệ tiềm năng trong giai đoạn đầu phát triển, đầu tƣ vào các công ty có triển vọng công nghệ mới để giúp họ mở rộng kinh doanh, mua trả trƣớc công nghệ và bán lại hoặc thúc đẩy thƣơng mại hóa khi cần thiết, liên kết vốn bằng công nghệ cho những thƣơng vụ mua bán công nghệ đầu tiên đối với những công nghệ có khả năng phát huy ƣu thế thƣơng mại trong tƣơng lai gần.

Qua kinh nghiệm của Hàn Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu và vận dụng khi có thời cơ thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 77 - 79)