Bảng đối tƣợng miễn giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gắn kết quả nghiên cứu với đào tạo nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập (Trang 73 - 97)

STT ĐỐI TƢỢNG MIỄN GIẢM SỐ TIẾT

1. Trƣởng khoa Giảm 30%

2. Phó trƣởng khoa Giảm 30%

3. Phụ trách ngành, chủ nhiệm bộ môn Giảm 20%

4. GV kiêm trợ lý giáo vụ, trợ lý SV, công tác văn phòng Giảm 30%

5. GV cơ hữu sinh con và nuôi con nhỏ dƣới 6 tháng tuổi Giảm 100%

6. GV cơ hữu môn GDTC, Quốc phòng – An ninh Giảm 100%

7 GV cơ hữu kiêm nhiệm công tác Đảng, Đoàn thể:

Bí thƣ đảng ủy Giảm 20%

Đảng ủy viên, Bí thƣ chi bộ Giảm 5%

Bí thƣ Đoàn trƣờng Giảm 50%

Phó Bí thƣ Đoàn trƣờng Giảm 30%

Bí thƣ Đoàn khoa Giảm 20%

8 Phó bí thƣ Đoàn khoa Giảm 20%

9 Tổ trƣởng tổ Công đoàn Giảm 10%

*Điều 9. Quy định kinh phí thực hiện

Quy định này cũng nêu rõ kinh phí thực hiện từ: - Theo hợp đồng

- Nguồn kinh phí từ cơ quan quản lý đề tài

- Kinh phí hoạt động khoa học công nghệ của trƣờng - Các nguồn thu khác

PHẦN 3: QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ NCKH CỦA GIẢNG VIÊN HÀNG NĂM THEO CHỨC DANH

NHIỆM VỤ NCKH TRONG TRƢỜNG:

Quy định NCKH áp dụng cho GV và GV cơ hữu của trƣờng ĐHQT Hồng Bàng, sau đây gọi chung là GV, có mục đích:

1.Góp phần phát triển văn hóa nghiên cứu, nâng cao chất lƣợng giảng dạy và đào tạo của nhà trƣờng.

2.Hỗ trợ GV của trƣờng trong hoạt động NCKH nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

3.Thúc đẩy sự cộng tác giữa các cá nhân, các bộ môn, các khoa trong trƣờng thông qua hoạt động NCKH.

4.Tạo điều kiện hợp tác về NCKH giữa trƣờng ĐHQT Hồng Bàng và các viện, trƣờng, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

*Điều 10: Các hình thức NCKH của giảng viên

Trong điều này các hình thức NCKH của GV cũng đƣợc quy định rõ trong 6 hình thức sau:

1.Thực hiện các đề tài/ dự án nghiên cứu về một vấn đề thuộc lãnh vực chuyên môn của giảng viên/ bộ môn/ khoa/ trung tâm hoặc các đề tài/ dự án

có tính chất liên ngành, có ý nghĩa đối với hoạt động chuyên môn của khoa hoặc đáp ứng nhu cầu của xã hội.

2.Thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.

3.Viết sách, tài liệu tham khảo, tài liệu giảng dạy về những môn học của khoa/ bộ môn.

4.Dịch từ tiếng nƣớc ngoài sang tiếng Việt một phần hay toàn bộ các sách, bài báo để phục vụ công tác giảng dạy.

5.Công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nƣớc và quốc tế.

6.Tham gia và trình bày tham luận tại các hội thảo khoa học trong và ngoài nƣớc.

Việc hƣớng dẫn sinh viên NCKH là hoạt động học thuật không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này. Hoạt động này đƣợc đề cập trong quy định về NCKH trong sinh viên.

*Điều 11: Quy định trách nhiệm của GV

Trong điều này quy định rõ trách nhiệm của GV có đề tài nghiên cứu đƣợc Hội đồng khoa học khoa duyệt phải tuân thủ các quy định của nhà trƣờng về NCKH trong quá trình thực hiện đề tài, có trách nhiệm hoàn thành đề tài theo đúng kế hoạch đã đăng ký, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện đề tài với trƣởng khoa. Giảng viên chịu trách nhiệm cá nhân về mặt học thuật đối với các kết quả nghiên cứu. Tôn trọng các nguyên tắc về đạo đức nghiên cứu, tuyệt đối không đạo văn dƣới bất cứ hình thức nào và ở bất cứ mức độ nào. Phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định về trích dẫn nguồn tƣ liệu theo các quy định và chuẩn mực quốc tế. Không ngụy tạo số liệu và tƣ liệu gốc. Bên cạnh đó đề tài phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định về tài chính, sở hữu trí tuệ, quyền tác giả.

*Điều 12: Quy định trách nhiệm của khoa và bộ môn

Với điều 12 này Khoa và bộ môn đƣợc đề cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc NCKH của GV tại khoa mình quản lý cụ thể nhƣ sau:

1.Bộ môn có trách nhiệm đề ra các định hƣớng, chƣơng trình, đề tài nghiên cứu phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của bộ môn và dựa trên năng lực NCKH của GV.

2.Bộ môn có nhiệm vụ hỗ trợ giảng viên NCKH, tổ chức các hoạt động NCKH cho GV.

3.Bộ môn có nhiệm vụ phát triển các dự án hợp tác NCKH, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất với các đối tác trong và ngoài nƣớc.

4.Hội đồng khoa học khoa có nhiệm vụ xác định các hƣớng nghiên cứu của khoa căn cứ vào kế hoạch của các bộ môn, lên kế hoạch NCKH và dự trù ngân sách NCKH hàng năm.

5.Hội đồng khoa học khoa có nhiệm vụ thiết lập và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế trong NCKH, tiến tới xây dựng các nhóm nghiên cứu xuyên quốc gia.

NHIỆM VỤ NCKH NGOÀI TRƢỜNG:

Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng khuyến khích GV khẳng định uy tín khoa học của mình trong giới chuyên môn thông qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu ngoài trƣờng, bao gồm các dự án nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế, theo nguyên tắc kết hợp hài hòa lợi ích của cá nhân GV, của nhà trƣờng và của xã hội.

*Điều 13: Tính chất pháp lý

Tùy theo quy mô của hoạt động NCKH, việc phân cấp quản lý đƣợc thực hiện dƣới các hình thức sau đây:

1.Các hoạt động học thuật thuộc phạm vi hẹp, không đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện bao gồm: tham gia hội đồng khoa học của các tổ chức, đơn vị khác, tham gia hội đồng chấm luận án tiến sĩ, thạc sĩ của cơ sở đào tạo khác; tham gia phản biện bài báo, công trình khoa học của các đơn vị, tổ chức khác,v.v... thuộc phạm vi quản lý của khoa. GV cần báo cáo các hoạt động này với Trƣởng khoa để làm cơ sở đánh giá thành tích hoạt động cuối năm. GV đƣợc nhận và sử dụng thù lao tham gia các hoạt động này không cần thông qua khoa và trƣờng.

2.Các hoạt động đòi hỏi đầu tƣ nhiều thời gian, công sức và nguồn lực hơn, nhƣ tham gia các đề tài/dự án nghiên cứu trong và ngoài nƣớc với tƣ cách là thành viên nghiên cứu, hoặc chủ trì việc thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu cho các tổ chức, doanh nghiệp ngoài trƣờng, phải đƣợc sự chấp thuận bằng văn bản của nhà trƣờng.

*Điều 14: Quy trình và thủ tục thực hiện các đề tài/dự án nghiên cứu ngoài trường cụ thể như sau:

1.Trƣờng hợp tham gia với tƣ cách là ngƣời nghiên cứu trong các đề tài/ dự án nghiên cứu do các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nƣớc chủ trì, do ngƣời khác làm chủ nhiệm đề tài: GV cần nộp Phiếu đăng ký tham gia đề tài. Hiệu trƣởng duyệt chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Trƣởng khoa.

2.Trƣờng hợp GV cơ hữu của trƣờng thực hiện một đề tài NCKH với tƣ cách là chủ nhiệm đề tài/ dự án của các tổ chức, cơ quan nhà nƣớc hoặc các doanh nghiệp: GV báo cáo hồ sơ của đề tài/ dự án nghiên cứu và đề xuất việc thực hiện, trong đó nêu rõ nội dung nghiên cứu, nguồn kinh phí, quỹ thời gian, và phƣơng án tính kinh phí. Phòng NCKH nhận hồ sơ và đề xuất với Hiệu trƣởng hƣớng giải quyết. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hiệu trƣởng, Ban Giám hiệu nhà trƣờng ký một hợp đồng nghiên cứu với tổ chức, cơ quan chủ trì đề tài, trong đó xác định rõ họ tên ngƣời tham gia nghiên cứu, thời gian tham gia nghiên cứu, trách nhiệm cụ thể và thù lao đƣợc nhận.

*Điều 15: Quy định những điều khoản thu nhập từ hoạt động tham gia nghiên cứu ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị ngoài trường như:

Khoản kinh phí đƣợc chuyển trực tiếp về tài khoản của nhà trƣờng, đóng góp cho Quỹ hỗ trợ NCKH của nhà trƣờng, đóng thuế thu nhập, các khoản thu từ hoạt động nghiên cứu bao gồm cả thu từ các hợp đồng nghiên cứu, từ các khoản tài trợ, từ việc thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu…

Quỹ thu từ điều khoản này đƣợc sử dụng cho việc khen thƣởng các cá nhân/ tập thể có thành tích cao trong hoạt động nghiên cứu, khen thƣởng các tác giả có công bố quốc tế, hỗ trợ cho việc viết dự án nghiên cứu trong giai đoạn dự thầu, hỗ trợ các dự án nghiên cứu nhỏ của GV, CB trong trƣờng.

PHẦN 4: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THAM GIA HỘI THẢO KHOA HỌC TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ

Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng khuyến khích GV tham gia các hoạt động khoa học trong nƣớc và quốc tế thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên ngành. Kinh phí tham dự hội thảo, hội nghị trong nƣớc và quốc tế nằm trong nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu và bồi dƣỡng GV của từng khoa theo kế hoạch đƣợc duyệt hàng năm.

*Điều 16: Quy trình và thủ tục đăng ký tham gia hội thảo trong nước và quốc tế

GV có nhu cầu tham gia hội thảo khoa học trong nƣớc và quốc tế cần nộp phiếu đăng ký tham dự hội thảo, kèm theo thƣ mời tham dự hội thảo, dự toán kinh phí chuyến đi và bài báo cáo tại hội thảo nếu có. Tham dự hội thảo trong nƣớc cần có ý kiến chấp thuận của Trƣởng khoa. Tham dự hội thảo quốc tế cần có ý kiến chấp thuận của Hiệu trƣởng.

GV cần thông báo cho phòng NCKH về việc tham dự hội thảo đề phòng cập nhật thông tin, theo dõi và lƣu hồ sơ.

PHẦN 5: QUY ĐỊNH QUY TRÌNH TỔ CHỨC NCKH CẤP TRƢỜNG

Phần quy định quy trình tổ chức NCKH cấp trƣờng có 19 điều quy định về trách nhiệm từng thành viên trong Hội đồng khoa học nhà trƣờng nhƣ:

- Chủ nhiệm đề tài các cấp là ngƣời chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trƣớc Cơ quan, đơn vị quản lý đề tài (Cơ quan chủ quản - cấp giao nhiệm vụ nghiên cứu) và Cơ quan, đơn vị thực hiện đề tài (Cơ quan chủ trì) về tiến độ, chất lƣợng và quyết toán kinh phí thực hiện đề tài đƣợc giao.

- Thủ trƣởng các Phòng, Ban, Khoa, đơn vị chủ trì đề tài chịu trách nhiệm trƣớc Cơ quan quản lý đề tài về tiến độ thực hiện, quyết toán kinh phí các đề tài NCKH.

- Trƣởng Phòng Quản lý NCKH có trách nhiệm phối hợp cùng với các đơn vị liên quan trên cơ sở định hƣớng, kế hoạch hoạt động NCKH hàng năm của Nhà nƣớc, Bộ và Trƣờng đề xuất các nhiệm vụ NCKH; Trƣởng phòng Quản lý NCKH làm nhiệm vụ thƣờng trực Hội đồng khoa học của Trƣờng,

làm nhiệm vụ sơ duyệt hồ sơ các đề tài NCKH để trình duyệt và quản lý theo dõi việc thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc, Bộ & Thành phố. Tham mƣu cho Hiệu trƣởng, Hội đồng khoa học Trƣờng trong việc xét duyệt, phân bổ kinh phí các đề tài NCKH, tổ chức nghiệm thu các đề tài cấp Trƣờng; đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ NCKH của các đơn vị trong toàn Trƣờng. Kết hợp cùng với các đơn vị liên quan trong và ngoài Trƣờng tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học.

- Hiệu trƣởng có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc, Bộ và Thành phố, ký duyệt kinh phí NCKH cho các đề tài cấp Trƣờng và hỗ trợ NCKH của GV, SV; tạo môi trƣờng pháp lý và điều kiện thuận lợi cho Phòng Quản lý NCKH hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Phần quy định quy trình tổ chức NCKH cấp trƣờng nhằm thông qua hoạt động NCKH giúp CB, GV, nhân viên nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn; Góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu suất lao động của CB, GV, nhân viên trong Nhà trƣờng. Cụ thể gồm có những điều:

*Điều 17. Qui định về đề tài nghiên cứu khoa học *Điều 18. Yêu cầu đối với đề tài nghiên cứu khoa học *Điều 19. Trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài NCKH *Điều 20. Kinh phí tổ chức thực hiện đề tài NCKH

*Điều 21. Thủ tục tổ chức đăng ký, đánh giá và phê duyệt thuyết minh đề tài NCKH

*Điều 22. Thành lập Hội đồng xét duyệt thuyết minh đề tài NCKH *Điều 23. Các tiêu chí đánh giá thuyết minh đề tài NCKH

*Điều 24. Hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh thuyết minh đề tài NCKH *Điều 25. Báo cáo tình hình thực hiện đề tài NCKH

*Điều 26. Kiểm tra tình hình thực hiện đề tài NCKH *Điều 27. Gia hạn thời gian thực hiện đề tài NCKH *Điều 28. Thủ tục thanh lý đề tài nghiên cứu khoa học *Điều 29. Tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH *Điều 30. Nội dung đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH

*Điều 31. Tổ chức họp hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH *Điều 32. Xếp loại đánh giá nghiệm thu đề tài

*Điều 33. Xử lý kết quả đánh giá nghiệm thu đề tài *Điều 34. Kinh phí thực hiện của chủ nhiệm đề tài *Điều 35. Kinh phí hoạt động của các hội đồng

PHẦN 6: TỔ CHỨC THAM GIA HỘI THẢO QUỐC TẾ

Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng khuyến khích GV tham gia các hoạt động KH&CN trong nƣớc và quốc tế thông qua các hội thảo, hội nghị chuyên ngành. Kinh phí tham dự hội thảo, hội nghị trong nƣớc và quốc tế nằm trong nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu và bồi dƣỡng GV của từng khoa theo kế hoạch đƣợc duyệt hàng năm.

Bên ca ̣nh việc tạo điều kiện , khuyến khích nghiên cứu, nhà trƣờng luôn chủ động mời các nhà khoa học, các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nƣớc đến trƣờng diễn thuyết, tạo cơ hội cho các GV, SV nắm bắt đƣợc những tƣ tƣởng và những vấn đề nghiên cứu mới dƣới nhiều góc độ khác nhau. Đó chính là cách thức chúng tôi đã và đang triển khai để khơi dậy niềm say mê NCKH trong mỗi GV của trƣờng.

*Điều 36: Quy trình và thủ tục đăng ký tham gia hội thảo trong nước và quốc tế

Mục đích của hội thảo nhằm góp phần thúc đẩy phát triển hơn nữa môi trƣờng NCKH hiệu quả, khuyến khích GV trong Trƣờng tham gia nghiên cứu, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Đồng thời, nhằm giúp cho các hoạt động NCKH có chiều sâu và chất lƣợng hơn, định hƣớng rõ ràng và phù hợp hơn với xu hƣớng phát triển KH&CN hiện nay.

Những năm qua, hoạt động NCKH của đội ngũ CB, GV Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng đã đóng góp đáng kể vào thành tích chung trong quá trình đào tạo và phát triển Trƣờng. Song song với việc phát huy tiềm năng sẵn có, Nhà trƣờng mở rộng hợp tác với các cơ quan khoa học khác trong và ngoài nƣớc để phát triển nghiên cứu nhằm tạo ra các sản phẩm trí tuệ cao, áp dụng thành công tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần tạo nên sức mạnh tổng

hợp trong hoạt động KH&CN của đất nƣớc. Sự khác biệt này là cơ sở đƣa Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng trở thành một đại học NCKH - ứng dụng phát triển bền vững trong tƣơng lai…

PHẦN 7: CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

*Điều 37: Nội dung đánh giá các kết quả khoa học và địa chỉ công bố kết quả nghiên cứu.

Một trong những khâu quan trọng nhất của một dự án nghiên cứu là công bố các kết quả và phát minh mới trên tạp chí khoa học chuyên ngành. Việc này không chỉ giúp nhà khoa học truyền bá các kết quả của mình trong cộng đồng khoa học quốc tế mà còn gây dựng cơ sở khoa học cho những ứng dụng các kết quả nghiên cứu này trong công nghệ tƣơng lai. Việc công bố các kết quả trên tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế góp phần bổ sung kho tàng tri thức trong lĩnh vực chuyên ngành và có thể giúp các đồng nghiệp khác có thể hiểu và giải thích tốt hơn các kết quả nghiên cứu của mình. Đa số các phát minh và sáng chế mới trong KH&CN cũng thƣờng đƣợc sinh ra trên cơ sở những “kho tàng tri thức quốc tế” nhƣ vậy.

- Điều 37 này quy định kết quả NC đƣợc đăng trên tạp chí khoa học trong nƣớc là tạp chí đƣợc Hội đồng chức danh Giáo sƣ Nhà nƣớc đƣa vào tính điểm khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sƣ và Phó giáo sƣ hàng năm. Tạp chí khoa học quốc tế là tạp chí nằm trong danh mục SCI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gắn kết quả nghiên cứu với đào tạo nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập (Trang 73 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)