Thâm niên công tác của giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gắn kết quả nghiên cứu với đào tạo nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập (Trang 46)

STT Thâm niên công tác (Năm) Số lƣợng Tỷ lệ

1 < 5 142 15.5%

2 > 5 - 10 376 41.1%

3 > 10 - 20 303 33.1%

4 > 20 94 10.3%

(Nguồn: Phòng Hành chánh Tổ chức trường ĐHQT Hồng Bàng)

Thâm niên công tác của GV: Từ 5 đến 10 năm là nhiều nhất chiếm tỷ lệ 41.1% ; Dƣới 5 năm là 15.5%; trên 10 đến 20 năm là 33.1%; Trên 20 năm là 10.3%. Từ đó ta thấy, số GV trải qua công tác giảng dạy và NCKH có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên là 397 ngƣời chiếm 43.4%. Đây là lực lƣợng chủ yếu và là yếu tố thuận lợi cho hoạt động giảng dạy và NCKH của trƣờng. Đặc biệt với tỷ lệ thâm niên trên 20 năm 10.3%, là nguồn lực quan trọng truyền thụ kinh nghiệm giảng dạy và phƣơng pháp NCKH cho các giảng viên trẻ.

Tuy nhiên, một nguồn lực dƣới 5 năm kinh nghiệm là 15.5%, nhóm này có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Bên cạnh sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi tiếp thu kiến thức mới và tinh thần NCKH vƣơn lên mạnh mẽ là sự hạn chế về kinh nghiệm, phƣơng pháp giảng dạy và NCKH. Chính vì vậy, lãnh đạo trƣờng ĐHQT Hồng Bàng cần lƣu ý và quan tâm những khó khăn của GV trẻ sẽ ảnh hƣởng nhất định đến kết quả giảng dạy và hoạt động NCKH [12,15]

Cơ cấu trình độ của GV

Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn, học hàm, học vị

STT Chức danh/học vị Số lƣợng Tỷ lệ

1 Giáo sƣ 6 0.7%

2 Phó giáo sƣ 22 2.4%

4 Thạc sỹ 221 24.2%

5 Cử nhân 578 63.2%

(Nguồn: Phòng Hành chánh Tổ chức trường ĐHQT Hồng Bàng)

Chức danh Giáo sƣ là 6 chiếm tỉ lệ 0.7%; Phó giáo sƣ là 22 chiếm tỉ lệ 2.4%; Tiến sỹ là 88 chiếm tỉ lệ 9.6%; Thạc sỹ là 221 chiếm tỉ lệ 24.2% trong đó có 20 Thạc sỹ đang làm nghiên cứu sinh; Cử nhân là 578 chiếm tỉ lệ 63.2% trong đó có 52 giảng viên đang theo học Cao học.

Tỷ lệ trình độ trên đại học đạt 36.8% và nếu tính thêm tỉ lệ đang theo học cao học, tỉ lệ này đạt đƣợc là 42.5%. Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng với sứ mệnh là một trƣờng đào tạo đa cấp , nhiều ngành và đa lĩnh vực. Phấn đấu trở thành đại học định hƣớng nghiên cứu có cơ sở GD&ÐT, NCKH của nền kinh tế tri thức, đẳng cấp quốc tế, liên thông và công nhận lẫn nhau với một số trƣờng đại học trên thế giới, thì tỷ lệ này còn thấp. Tiêu chuẩn này đòi hỏi tỷ lệ GV có trình độ Thạc sỹ của trƣờng phải đạt 100%, trong đó tỷ lệ Tiến sỹ phải tăng lên ít nhất là 60%. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH của GV đòi hỏi BHG Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng và lãnh đạo các khoa cần có kế hoạch đạt đƣợc tỷ lệ này trong những năm tới [12,15].

2.2.2. Nguồn vật lực

Cơ sở làm việc của trƣờng ĐHQT Hồng Bàng đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động giảng dạy và NCKH. Hiện nay trƣờng có 578 phòng học, phòng Hội thảo, phòng họp; 23 phòng học ngoại ngữ; 27 phòng học tin học và hệ thống các sân bãi phục vụ cho việc rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao. Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng gồm 10 cơ sở:

1/.Cơ sở chính: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Tiếp khách quốc tế và đào tạo thạc sỹ, trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại cƣơng, thể dục thể thao.

2/.Số 3 Hoàng Việt, F.4 , Q.Tân Bình, TP.HCM. Viện công nghệ SPA, Thẩm Mỹ học (đào tạo Thẩm mỹ sắc đẹp - trung cấp)

3/.Số 28 - 30 Ngô Quyền, P.6, Q.5, TP.HCM. Đào tạo các ngành Quản lý đô thị, Ngữ văn truyền thông đại chúng, Ngoại ngữ, Quan hệ quốc tế Châu Á Thái Bình Dƣơng, Đông Nam Á.

4/.Số 512/22A Thống Nhất, P.16, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Đào tạo công nghệ chế biến thực phẩm & môi trƣờng, Công nghệ sinh học, Tài nguyên & môi trƣờng, Điện tử truyền thông, cơ khí, Kỹ thuật công trình, trung cấp.

5/.Số 1B/25 Thống Nhất, P.16, Q. Gò Vấp, TP.HCM. Ngành Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang, Công nghệ điện ảnh - truyền hình, Trang trí nội ngoại thất.

6/.Số 3 Trần Quý Cáp, P.11, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Đào tạo Kiến trúc sƣ công trình, Kiến trúc sƣ thiết kế đô thị, Kiến trúc sƣ cảnh quan.

7/.Số 213 Hòa Bình, P.Hoà Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM. Đào tạo các ngành Y sĩ đa khoa, Y sĩ Y học cổ truyền, Dƣợc sĩ, Điều dƣỡng đa khoa, Kỹ thuật Y khoa (xét nghiệm đa khoa).

8/.Số 51/14 Hòa Bình, P.Tân Thới Hoà, Q.Tân Phú, TP.HCM.

9/.Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P.7 Q.3, TP.HCM. Đào tạo các ngành Y sĩ đa khoa, Y sĩ Y học cổ truyền, Dƣợc sĩ, Điều dƣỡng đa khoa, Điều dƣỡng nha khoa, Kỹ thuật Y học (xét nghiệm đa khoa).

10/.Số 165 Nguyễn Hữu Thọ, Khu phố 5, P.Phƣớc Hiệp, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đào tạo các ngành Điều dƣỡng đa khoa - Nha khoa; Dƣợc sĩ; Y sĩ đa khoa; Y sĩ Y học cổ truyền; Trang trí nội - ngoại thất; Đồ hoạ quảng cáo.

2.2.3. Nguồn Tài lực

Nguồn kinh phí là một yếu tố góp phần không nhỏ vào kết quả của hoạt động NCKH. Hàng năm, nhà trƣờng đầu tƣ một khoảng kinh phí khá lớn cho hoạt động này, nhờ đó hoạt động NCKH của trƣờng phát triển rộng rãi và có chất lƣợng. Kế hoạch phân bổ kinh phí hàng năm cho NCKH luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm và có sự điều chỉnh cho hợp lý: năm 2010 là 1,5 tỷ đồng, năm 2011 là 2 tỷ đồng, năm 2012 là 2 tỷ 300 triệu đồng, năm 2013 là 2 tỷ đồng, năm 2011 là 2 tỷ 300 triệu đồng và kế hoạch phân bổ năm 2012 là 2 tỷ 500 triệu đồng, 2014 là 4 tỷ đồng và đề xuất năm 2015 là gần 6 tỷ. Đặc biệt,

nguồn tài chính cho hoạt động NCKH của GV hàng năm luôn đƣợc tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho GV tiếp cận với hoạt động NCKH hiệu quả hơn [10].

Bảng 2.5: Kinh phí của Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng các năm

Nhiệm vụ Kinh phí (triệu đồng)

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Đề xuất

Đề tài cấp Bộ phân cấp 500 700 850

Đề tài cấp cơ sở 900 1265 1130 800 1500 1800

Khảo sát nƣớc ngoài 350 420 750 700 100 1600

NCKH của sinh viên 60 65 100 150 300 600

Hoạt động chung của HĐKH 120 150 200 200 300 500

Thông tin KH&CN 70 100 120 150 200 300

Tổng cộng 1.500 2.000 2.300 2.500 4.000 5.650

(Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp trường ĐHQT Hồng Bàng)

2.2.4. Nguồn tin lực

Trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay thì nguồn tin lực giúp ít rất nhiều cho công tác đào tạo. Thông tin hiện nay không chỉ ở trong tài liệu, sách báo trên thƣ viện mà chủ yếu và quan trọng hơn là những thông tin trên mạng internet. Cụ thể:

Thƣ viện:

- Thƣ viện Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng là một thƣ viện khoa học chuyên ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học giáo dục, khoa học ngôn ngữ, khoa học kinh tế và khoa học kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp. Tính đến nay, Thƣ viện có trên 27.000 cuốn sách, 18.000 cuốn sách tài liệu điện tử và bổ sung thêm 132 đầu báo, tạp chí, tập san để phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, GV và SV.

- Số lƣợng máy tính phục vụ tra cứu là 32 máy có wifi và kết nối cáp quang.

Cơ sở dữ liệu điện tử:

* CSDL toàn văn sáng chế ngành hoá thực phẩm:

CSDL có hơn 9000 toàn văn sáng chế và giải pháp kỹ thuật đƣợc Mỹ công bố, bảo hộ chuyên về lĩnh vực hóa thực phẩm đƣợc cập nhật từ trƣớc đến nay liên quan đến dầu động vật và thực vật, mỡ chất béo, sáp, axít béo, các chất tẩy rửa, hóa sinh,...

* Cơ sở dữ liệu Wipsglobal (tra cứu online):

CSDL Wipsglobal là cổng truy cập nhiều CSDL của các nƣớc: Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc,...

Là công cụ phân tích các xu hƣớng công nghệ dựa vào các sáng chế. Ở đây có thể truy cập vào hơn 100 triệu hồ sơ sáng chế.

Để tra cứu CSDL này Quý khách hãy đến thƣ viện để đƣợc sử dụng miễn phí hoặc đăng ký để đƣợc cấp tài khoản sử dụng trực tuyến.

* CSDL thư mục Engineering Village 2 (tra cứu online):

Là một cổng thông tin online đáp ứng khả năng truy cập tới nhiều CSDL thông tin KH&CN khác nhau nhƣ: Sở hữu công nghiệp, Tiêu chuẩn, Nghiên cứu và triển khai chỉ qua một giao diện duy nhất với sự kết hợp của nhiều nguồn:

- Compendex là cơ sở dữ liệu thƣ mục đầy đủ về các tiến bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bao gồm hàng triệu biểu ghi thƣ mục từ hàng ngàn tạp chí kỹ thuật và hội nghị .

- Referex, CRCENGnetBASES, Tiêu chuẩn nƣớc ngoài, sáng chế của Mỹ, Châu Âu, Scirus, LexisNexis News.

* CSDL PROQUEST

Danh mục các CSDL: 8.400 tạp chí toàn văn: Wall Street Journal, The American Journal of Public Health…; 479 báo toàn văn, 60 nguồn học liệu, 30.000 Luận văn toàn văn: Giáo dục, Kinh doanh, Vật lý…; 44.000 Hồ sơ doanh nghiệp, 3.000 Báo cáo công nghiệp, 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau….

Nhà trƣờng rất quan tâm về hạ tầng công nghệ thông tin cụ thể nhƣ: Đầu tƣ xây dựng Website của nhà trƣờng để phục vụ cho công tác đào tạo, NCKH và đối ngoại; Sử dụng 12 đƣờng truyền Internet có tốc độ cao (đƣờng Leased line tốc độ 20 Mbps và đƣờng FTTH (ADSL) tốc độ50 Mbps); 06 mạng máy tính nội bộ có kết nối Internet; 04 phòng máy tính và 40 máy nối mạng dành riêng cho GV.

Tóm lại, hoạt động NCKH và đào tạo chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nguồn lực, các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó có thể là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hiệu quả của quá trình nghiên cứu, từ đó ảnh hƣởng đến việc đánh giá hoạt động NCKH của GV. Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng về cơ bản có một nguồn lực khá dồi dào với đội ngũ GV giàu kinh nghiệm và một nguồn lực cơ sở vật chất tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, Ban lãnh đạo ĐHQT Hồng Bàng cần xác định rõ nhận thức của GV trong giảng dạy và NCKH, từ đó có những giải pháp nâng cao đồng thời chất lƣợng các nguồn lực ngày một tốt hơn cả về số lƣợng và chất lƣợng.

2.3. Thực trạng ứng dụng các kết quả NCKH với đào tạo của giảng viên Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng

2.3.1. Hoạt động tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học

Trong 5 năm qua, về hoạt động NCKH của trƣờng ĐHQT Hồng Bàng ngày càng đƣợc triển khai mạnh mẽ trong toàn trƣờng, tính tới năm 2014, nhà trƣờng đã tổ chức thành công 36 Hội thảo khoa học có mặt giao lƣu trao đổi kinh nghiệm của các chuyên gia Quốc tế và 52 cuộc Hội thảo khoa học khác cấp trƣờng, bộ và các trƣờng bạn liên kết. Một số khoa cũng tổ chức Hội thảo khoa học bằng những nguồn kinh phí khác để tăng cƣờng năng lực của GV.

Kết quả nghiên cứu của các đề tài một mặt tập trung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, GV. Mặt khác đề ra nhiều phƣơng pháp tích cực, mô hình sáng tạo và kết quả không những đƣợc áp dụng ngay vào việc đổi mới

nội dung, chƣơng trình, tài liệu đào tạo, mà còn góp phần nâng cao trình độ, phƣơng pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên.

Bảng 2.6: Số lƣợng các bài báo của GV Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng

TT Năm Bài báo đăng

tạp chí ở trong nƣớc

Bài báo đăng tạp chí ở nƣớc

ngoài

Bài báo đăng Hội nghị, Hội thảo Tổng 1 2010 46 13 81 140 2 2011 40 22 68 130 3 2012 89 31 79 199 4 2013 67 49 104 220 5 2014 88 63 114 256 Tổng cộng 330 178 446 945

(Nguồn: Phòng Quản lý NCKH trường ĐHQT Hồng Bàng)

2.3.2. Hoạt động triển khai các chương trình, đề tài khoa học

Trong 5 năm (2010 - 2014) số lƣợng đề tài NCKH là 319 đề tài, trong đó có: 122 đề tài khoa học theo hƣớng chuẩn hoá chƣơng trình, giáo trình tài liệu; 36 đề tài về lý luận khoa học; 84 đề tài về cải cách phƣơng pháp giảng dạy; 56 đề tài về ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý GV và NCKH. Ngoài các chƣơng trình, đề tài do trƣờng ĐHQT Hồng Bàng đầu tƣ kinh phí nghiên cứu, các đơn vị, cá nhân, các nhà khoa học cũng đã ký kết hợp đồng nhận đề tài hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học từ các nguồn kinh phí khác, cụ thể nhƣ: Công ty Meiraku Nhật Bản 12 đề tài; Đại học Ngoại ngữ Osaka (Công lập Nhật Bản) 9 đề tài. Nội dung 12 đề tài ký với Công ty Meiraku Nhật Bản về môi trƣờng trồng rau sạch xuất khẩu, tạo điều kiện cho sinh viên Khoa Sinh học và môi trƣờng thực hành thực tập, ứng dụng kiến thức đã và đang học tập tại trƣờng vào thực tế sản xuất.

Đại học Ngoại ngữ Osaka tập trung chủ yếu vào phục vụ việc nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, đổi mới biên soạn các chƣơng trình giảng dạy tiếng Nhật cho ngƣời Việt, giáo trình, phƣơng pháp phù hợp với các loại hình và đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng; xây dựng cơ sở lý luận phát triển khoa học; góp phần thúc đẩy cải cách phƣơng pháp giảng dạy nâng cao chất lƣợng đào tạo.

2.3.3. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu và xuất bản các ấn phẩm khoa học

Các công trình NCKH đã đƣợc nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trƣờng, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thƣ viện. Việc triển khai bên soạn giáo trình, sách và đặc biệt là hoạt động tham gia viết các bài báo đã có số lƣợng GV tham gia đông hơn. Những hoạt động nghiên cứu biên soạn giáo trình, sách và các bài báo của GV đã đáp ứng đƣợc phần nào yêu cầu nhiệm vụ của GV về giảng dạy cũng nhƣ về NCKH.

2.3.4. Nhận thức của giảng viên về hoạt động NCKH

Chất lƣợng hoạt động NCKH, thái độ tham gia của GV phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về hoạt động NCKH của GV

Bảng 2.7: Nhận thức của giảng viên về hoạt động NCKH Nhận thức về hoạt động NCKH SL GV (n = 150) % Nhận thức về hoạt động NCKH SL GV (n = 150) % Rất quan trọng 105 70 Quan trọng 43 28.6 Ít quan trọng 2 1,4 Không quan trọng 0 0 Tổng cộng 150 100,0

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.7 cho thấy, chỉ có 1,4% đánh giá hoạt động này là ít quan trọng, còn đa số GV đều nhận thức rằng hoạt động NCKH giữ một vai trò quan trọng và rất quan trọng, đặc biệt, số ngƣời đồng ý với vai trò của NCKH trong trƣờng ĐH rất quan trọng là GV 105 phiếu chiếm 70%.

Nâng cao nhận thức cho GV của nhà trƣờng về vai trò, tầm quan trọng của NCKH đối với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng, để mọi GV nhận thấy công tác giảng dạy phải gắn liền với NCKH. Từ đó mọi ngƣời đầu tƣ thời gian, công sức vào hoạt động NCKH.

2.3.5. Động cơ tham gia NCKH của giảng viên

Kết quả khảo sát về động cơ, mục đích tham gia NCKH của GV ở Bảng 2.8 chỉ ra rằng, ý kiến của GV về động cơ tham gia NCKH có sự phân hóa rõ rệt với tỷ lệ cao nhất là 94 ý kiến, tƣơng đƣơng 62,7% đối với nâng cao trình

độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu và thấp nhất là phục vụ công tác thi đua, xét chức danh (23 ý kiến, chiếm 15,3%) thì ý kiến của CBQL về động cơ tham gia NCKH có tỷ lệ gần nhƣ nhau, chênh lệch không đáng kể.

Bảng 2.8: Động cơ tham gia NCKH của giảng viên

Động cơ tham gia NCKH GV (n = 150) SL % CBQL (n = 50) SL %

Nhiệm vụ bắt buộc 29 19,3 40 80

Tăng thu nhập 49 32,7 37 74

Lòng say mê 52 34,7 36 72

Thể hiện năng lực NC 40 26,7 28 56

Thực hiện ý tƣởng NC 43 28,7 40 80

Phục vụ công tác giảng dạy 75 50 49 98

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gắn kết quả nghiên cứu với đào tạo nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)