Nguyên nhân giảng viên chƣa tích cực tham gia NCKH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gắn kết quả nghiên cứu với đào tạo nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập (Trang 56)

TT Các nguyên nhân Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Không tha thiết say mê với NCKH 39 19,5

2 Không có tham vọng tiến thân trong khoa học 37 18,5

3 Muốn dành thời gian chăm sóc gia đình, ngƣời thân 18 9

4 Muốn dành thời gian làm các công việc khác có thu

nhập cao hơn 36 18

5 Không tự tin vào năng lực NCKH của bản thân 44 22

6 Điều kiện và thời gian cho NCKH còn hạn chế 21 10,5

7 Lý do khác 5 2,5

Bảng số liệu đã chỉ rõ tại sao ngƣời GV chƣa thật sự tích cực trong hoạt động NCKH. Mức độ cao nhất tập chung ở một số lý do: Không tự tin vào năng lực NCKH của bản thân: 44 phiếu, chiếm tỉ lệ 22%; Không có tham vọng tiến thân trong khoa học: 37 phiếu, chiếm tỉ lệ 18,5%; Muốn dành thời gian làm công việc khác có thu nhập cao hơn: 36 phiếu, chiếm tỉ lệ 18%; Không tha thiết, say mê với NCKH: 39 phiếu, chiếm tỉ lệ 19,5%.

Những cản trở lớn trên là nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng đến hoạt động NCKH của GV. Lãnh đạo trƣờng ĐHQT Hồng Bàng cần có những giải pháp nhằm động viên, thúc đẩy đội ngũ GV có đƣợc sự tự tin, ý chí phấn đấu trong sự nghiệp của mình và tích cực tham gia NCKH.

2.3.9. Đánh giá chung* Điểm mạnh * Điểm mạnh

Hoạt động NCKH là nhiệm vụ đƣợc Ban giám hiệu trƣờng ĐHQT Hồng Bàng rất quan tâm và đầu tƣ nguồn lực, tạo điều kiện cho hoạt động này ngày càng hoàn thiện. Thể hiện:

- Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng đã thành lập Hội đồng Khoa học nghiệm thu, quản lý NCKH của trƣờng là những nhà khoa học có trình độ chuyên môn, có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu và đánh giá NCKH.

- Trƣờng cũng xây dựng đƣợc quy định về quản lý hoạt động NCKH với những nguyên tắc, mục tiêu, nội dung cụ thể, khá rõ ràng, đƣợc sự đánh giá cao của các GV, tạo điều kiện cho GV định hƣớng đúng đắn khi làm công tác NCKH.

- Hầu hết GV trong trƣờng đều có kinh nghiệm, thâm niên, có trình độ, tận tâm yêu nghề.

* Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh, tác giả cũng nhận thấy hoạt động NCKH của GV Hồng Bàng còn nhiều điểm cần khắc phục:

- Còn nhiều giảng viên trong trƣờng vẫn chƣa thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

- Hầu hết các đề tài vẫn chƣa vƣợt ra ngoài khuôn khổ của trƣờng ĐH Hồng Bàng, số lƣợng đề tài cấp Bộ, thành phố, tỉnh còn rất hạn chế.

- Việc triển khai đề tài còn chậm, không đúng tiến độ, đa số các đề tài phải xin gia hạn thêm thời gian.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Một số giảng viên còn chƣa dành thời gian nhiều và tâm huyết tham gia NCKH; còn quan niệm chấp nhận quy đổi hoặc không thừa giờ lao động thay

vì phải NCKH. Chƣa có nhiều ngƣời có chuyên môn đầu ngành về lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

- Một số quy định trong hƣớng dẫn NCKH của trƣờng còn thiếu: chƣa có quy định về giới hạn nội dung và quy mô cho đề tài cấp trƣờng, quy định về giới hạn khung kinh phí, quy định về việc báo cáo tiến độ cho đề tài, quy định về khen thƣởng và kỷ luật đối với NCKH. Chƣa có chế tài để xử lý những CB, GV không tham gia NCKH. Một số đơn vị trong trƣờng còn thiếu phƣơng tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.

- Kinh phí đề tài cấp trƣờng thấp chƣa thu hút sự đam mê trong nghiên cứu khoa học. Chƣa tạo điều kiện của các doanh nghiệp, công ty trao đổi với giảng viên để đặt hàng nghiên cứu mang tính ứng dụng.

- Nhiều công trình nghiên cứu xong không ứng dụng, sau khi hoàn thành chỉ để trong hộp tủ. Có ít cơ chế liên kết giữa trƣờng Hồng Bàng và trƣờng bạn để sử dụng hiệu quả nguồn lực.

* Những bài học kinh nghiệm

- Để phát triển NCKH nhà trƣờng cần quy định chặt chẽ hơn nữa về công tác NCKH trong GV, có hình thức khen thƣởng thích đáng đối với những GV hoàn thành tốt nhiệm vụ và xử phạt đối với những GV chây lƣời, chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ của giảng viên, không thực hiện NCKH.

- Các tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH của GV đã xây dựng nhƣng cần cụ thể hơn, rõ nét hơn. Xây dựng chính sách khen thƣởng và vinh danh các nhà khoa học, các GV có thành tích xuất sắc trong hoạt động KH&CN. Có chính sách đãi ngộ khuyến khích các nhà khoa học ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài hợp tác với các nhà khoa học, các GV của trƣờng trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Qui định mức khen thƣởng theo tỷ lệ % hợp lý của số tiền làm lợi khi chuyển giao công nghệ.

- Cần xác định rõ hơn các tiêu chí đánh giá đề tài NCKH để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc đánh giá của Hội đồng nghiệm thu. Tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho NCKH, thủ tục quyết toán tài chính tránh rƣờm rà, chậm chạp. Có chính sách hỗ trợ đối với các GV đăng ký đề tài

NCKH cấp Bộ và cấp thành phố. Tăng cƣờng hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của nghiên cứu nhƣ tham gia, tổ chức hội nghị, hội thảo, công bố kết quả NCKH trong và ngoài nƣớc.

- Bổ sung quy định về thành phần, thời gian số lƣợng ngƣời tham gia đề tài NCKH cũng nhƣ phƣơng pháp NCKH tốt hơn để không làm ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng nghiệm thu đề tài.

- Phải đề cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động NCKH; phải gắn kết giữa công tác giảng dạy với NCKH. Từ đó, đề ra kế hoạch nghiên cứu kết hợp với công tác hƣớng dẫn NCKH cho SV, học viên sau đại học; tham gia đóng góp ý kiến để hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ càng ngày, càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa.

- Các nhà chuyên môn về NCKH tƣ vấn và hỗ trợ cho các GV để khơi dậy và kích động niềm đam mê NCKH, nhận thức và xác định nhiệm vụ NCKH là nhiệm vụ cần thiết đối với ngƣời GV.

* Tiểu kết chƣơng 2

Qua nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trƣờng ĐHQT Hồng Bàng, việc tổng hợp và phân tích các số liệu điều tra về thực trạng hoạt động và đánh giá hoạt động NCKH của GV, tác giả đƣa ra một số nhận định sau:

1. Thƣ́ nhất : Hoạt động NCKH có tính bức thiết lâu dài, là yêu cầu chiến lƣợc đối với trƣờng ĐH Hồng Bàng nói riêng, của hệ đào tạo chuyên nghiệp nói chung và của toàn ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ huấn luyện đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục, nâng cao chất lƣợng đào tạo.

2. Thƣ́ hai: Hoạt động NCKH của GV trƣờng Hồng Bàng đƣợc BGH trƣờng và toàn thể CB, GV, học viên, SV nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng, có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy của GV.

3. Thƣ́ ba: Tuy nhiên việc NCKH và đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên cũng còn một số hạn chế cần khắc phục để thúc đẩy cán bộ , giảng viên tích cƣ̣c NCKH hơn nƣ̃a.

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG QUY CHẾ ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀO ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC

TẾ HỒNG BÀNG 3.1. Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Việc đề xuất các nội dung quy chế hoạt động NCKH của trƣờng ĐHQT Hồng Bàng thực hiện trên cơ sở những quy định pháp luật và các văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành sau đây:

- Luật KH&CN năm 2013 và Luật Giáo Dục Đại học 2012;

- Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN;

- Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trƣờng đại học”;

- Quyết định số 64/2008/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về việc Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên;

- Thông tƣ số 36/2010/TT-Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với GV ban hành kèm theo quy định số 64/2008/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT;

- Thông tƣ số 16/2012/TT-Bộ GD&ĐT ngày 09 tháng 05 năm 2012 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý chƣơng trình KH&CN cấp bộ của Bộ GD&ĐT;

- Quyết định số 22/2011/QĐ-Bộ GD&ĐT ngày 30 tháng 05 năm 2011 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT Quy định về ban hành Quy định về hoạt động KH&CN trong các cơ sở đào tạo;

- Thông tƣ số 12/2010/TT-Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định về quản lý đề tài KH&CN cấp Bộ của Bộ GD&ĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010;

- Các quyết định, nghị quyết của Hội đồng Quản trị của Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng nhất là định hƣớng KH&CN qua các thời kỳ.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Quản lý hoạt động NCKH của GV trƣờng ĐHQT Hồng Bàng là một hoạt động có mục đích, vì vậy mọi nội dung, mọi hình thức tổ chức quá trình NCKH đều phải nhằm đạt tới những mục đích cụ thể.

Hoạt động NCKH làm phong phú thêm kho tàng tri thức nhân loại. Trong trƣờng ĐHQT Hồng Bàng nói riêng cũng nhƣ trong các trƣờng đại học trong cả nƣớc nói chung, NCKH là một chức năng không thể thiếu để đảm bảo chất lƣợng của quá trình đào tạo. Khi đánh giá chất lƣợng của một trƣờng, hai chức năng NCKH và đào tạo thƣờng đƣợc xem xét trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó quá lại với nhau. Vì vậy, quá trình tổ chức hoạt động NCKH đều phải đặt những mục tiêu cụ thể và phải cố gắng đạt đƣợc mục tiêu ấy.

Việc đạt đƣợc mục đích NCKH phụ thuộc vào nội dung của hoạt động NCKH, vào từng đối tƣợng và các tình huống cụ thể. Mục đích của NCKH có thể đƣa ra một khái niệm mới, có thể tạo ra một cách nhìn mới, có thể hình thành những hành vi văn hoá mới hay những thói quen lao động sáng tạo. Mục đích NCKH bao gồm mục đích trƣớc mắt, và mục đích chiến lƣợc.

Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích có một vị trí rất quan trọng trong quản lý hoạt động NCKH của giảng viên. Đảm bảo tính mục đích trong các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của giảng viên chính là thúc đẩy quá trình hoạt động NCKH trong nhà trƣờng, nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo để từ đó xây dựng thƣơng hiệu, uy tín của nhà trƣờng ngày càng vững mạnh trong và ngoài nƣớc.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Khoa học là một thể thống nhất các tri thức của nhân loại về thế giới khách quan, và không ngừng đƣợc tích luỹ, bổ sung, hoàn thiện trong tiến trình lịch sử. Mỗi thành tựu NCKH đạt đƣợc hôm nay là kết quả của sự cố gắng liên tục của những hoạt động trƣớc đó. Trong qúa trình xây dựng các

biện pháp quản lý hoạt động NCKH, cần xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, kết hợp với một số lý thuyết khoa học từ nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.

Nguyên tắc này đặt ra là phải có một kế hoạch quản lý NCKH thống nhất, từng bƣớc tăng dần những yêu cầu chung. Quản lý NCKH đƣợc tiến hành dựa vào những kết quả đã có để có thể tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt đƣợc, làm chuyển biến những tác động của hoạt động NCKH thành ý thức và thói quen của ngƣời làm công tác khoa học. Những kết quả NCKH trong nhà trƣờng phải đƣợc nối tiếp bằng những tác động ở nhà trƣờng và toàn xã hội.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của quản lý hoạt động NCKH. Việc thực hiện các quy trình đánh giá bất kỳ một hoạt động nào cũng cần phải mang tính khoa học, đặc biệt với hoạt động NCKH của GV đại học. Điều này có nghĩa là khi tiến hành các hoạt động đánh giá, chủ thể đánh giá cần phải thực hiện đúng với thẩm quyền và trách nhiệm của mình, đúng với lĩnh vực mà mình quản lý. Quá trình đánh giá của chủ thể quản lý phải đảm bảo tính toàn diện, công bằng, khách quan. Điều này có nghĩa là phải đánh giá đầy đủ các mặt, các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động NCKH.

Quản lý NCKH đảm bảo tính khoa học thể hiện sự đảm bảo tính kế hoạch trong hoạt động quản lý. Kế hoạch thể hiện chiến lƣợc, sách lƣợc phát triển và thực hiện bằng hành động. Nó định rõ và theo thời gian các mục tiêu cần đạt và cả các biện pháp thực hiện. Thực hiện nguyên tắc này sẽ tăng cƣờng tính chủ động trong quá trình điều hành và thực hiện nhiệm vụ của chủ thể và khách thể quản lý, giảm bớt độ bất định trong quản lý và tạo khả năng thực hiện công việc một cách kinh tế. Quản lý mà không đảm bảo tính kế hoạch là quản lý không khoa học và nhƣ vậy hiệu quả quản lý sẽ rất hạn chế.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trƣờng ĐHQT Hồng Bàng là một cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập có những nét đặc thù riêng biệt với các cơ sở giáo dục đại học khác. Do đó,

công tác quản lý NCKH đòi hỏi NCKH bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp GD&ĐT của nhà trƣờng. Thực tiễn đào tạo là tiêu chuẩn để đánh giá các kết quả NCKH. Kết quả NCKH đƣợc ứng dụng nhằm cải tạo thực tiễn đào tạo. Cũng là nguồn gốc, động lực, tiêu chuẩn và mục đích của toàn bộ quá trình NCKH.

Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động NCKH phải xuất phát trƣớc hết từ sự phân tích tình hình thực tiễn công tác NCKH. Khi tiến hành khảo sát thực trạng cần chú ý phân tích, đánh giá một cách cụ thể các hoạt động NCKH, phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn của GV. Một điều cần chú ý là thực tiễn luôn vận động và phát triển vì thế khi đề xuất các biện pháp phải xem xét đến những dự báo phát triển giáo dục ĐH trong tƣơng lai ở nƣớc ta.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đƣa ra phải phù hợp với khả năng của GV và điều kiện hoàn cảnh của nhà trƣờng (điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, tài liệu, nhân lực...) để tiến hành triển khai trong thực tế. Đồng thời, mỗi biện pháp đƣa ra phải có khả năng chuyển giao, nghĩa là phải diễn tả quy trình rõ ràng, xác định rõ chủ thể thực hiện và các điều kiện ràng buộc việc thực hiện các biện pháp.

3.2. Vai trò của Quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động NCKH là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của bất cứ nhà trƣờng đại học nào. Mỗi nhà trƣờng muốn làm mới mình, muốn không bị lạc hậu trƣớc xu thế phát triển ngày càng sâu và rộng của quá trình hội nhập, muốn luôn đổi mới, sáng tạo và đảm bảo chất lƣợng đào tạo. Một con đƣờng ngắn nhất để nâng cao chất lƣợng đó là nhận thức đúng và tham gia có hiệu quả vào hoạt động NCKH tại đơn vị nói riêng cũng nhƣ các hoạt động nghiên cứu của nhà trƣờng nói chung là một quy chế.

Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc liên quan tới NCKH của trƣờng ĐHQT Hồng Bàng. Quy chế hoạt động NCKH có những vai trò nhƣ sau:

- Nâng cao chất lƣợng GD&ĐT của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao của khu vực; kết hợp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Gắn kết quả nghiên cứu với đào tạo nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học ngoài công lập (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)