Đảng bộ thànhphố lãnh đạo chuyển đổi cơ chế kinh tế theo đường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 26 - 31)

1.2. Đảng bộ Hải Phòng giải quyết việc làm trong 15 năm của thờ

1.2.1. Đảng bộ thànhphố lãnh đạo chuyển đổi cơ chế kinh tế theo đường

Năm 1986, đất nước, thành phố trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Sai lầm trong đợt cải cách giá - lương - tiền càng làm cho những khó khăn thêm gay gắt. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thiếu nhỡ trầm trọng về vật tư, nguyên liệu, năng lượng. Lượng hàng hóa rất lớn ứ đọng tại Cảng. Sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu sa sút do cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động bộc rõ những hạn chế, triệt tiêu dần động lực sản xuất của nông dân.

Ngày 10 - 1 - 1986, Hội nghị Thành ủy lần thứ 17 (khóa VII) đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 1986 xác định quyết tâm xóa bỏ cơ chế bao cấp, từng bước chuyển sang cơ chế quản lý mới, coi đây là mấu chốt để phấn đấu ổn định tình hình, khắc phục những khó khăn gay gắt.

Từ ngày 16 đến ngày 20 - 10 - 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IX được tiến hành tại trường Đảng Tô Hiệu. Diễn ra trước Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ VI nhưng những tinh thần đổi mới của dự thảo các văn kiện của Trung ương đã được Đại hội Đảng bộ Hải Phòng tiếp thu, vận dụng vào tình hình địa phương để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của thành phố trong 5 năm 1986 - 1990 là: “Đưa Hải Phòng mau chóng trở thành thành phố có Cảng hiện đại, có công nghiệp – nông nghiệp – văn hóa phát triển, là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, xuất nhập khẩu, là một pháo đài thép chống xâm lược” [6; tr. 198]. Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX là mốc đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức, đổi mới, tư duy, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong triển khai thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.

Nhờ thí điểm một số chủ trương, chính sách mới trong sản xuất – kinh doanh, ở các đơn vị, ngành, cấp đã xuất hiện một số nhân tố mới. Nhận thức của người lao động về cơ chế mới theo hướng đổi mới tư duy kinh tế được khởi động. Tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước giảm bớt. Các cơ sở sản xuất bước đầu phát huy quyền chủ động trong sản xuất – kinh doanh. Các cơ quan chức năng tập trung khắc phục sự chồng chéo trong quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên tình hình kinh tế - xã hội của thành phố vẫn tiếp tục sa sút. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng với tốc độ phi mã. Đời sống nhân dân khó khăn, việc làm, thu nhập của người lao động trở thành vấn đề nan giải.

Với tinh thần chủ động tháo gỡ khó khăn, tự lo vật tư thiết hụt, chú ý đầu tư chiều sâu, tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại, tình hình sản xuất – kinh doanh của thành phố đã có những bước chuyển mới.

Trong bối cảnh chung của đất nước còn nhiều khó khăn, kinh tế Hải Phòng có nhiều bước chuyển nhưng chưa thực sự vững chắc, có mặt vẫn tiếp tục sa sút. Điều đó đã tác động đến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm nảy sinh những vấn đề mới hết sức phức tạp. Một số người dân giảm sút niềm tin, bỏ quê hương, vượt biên trái phép trốn sang nước

ngoài với ảo vọng sẽ có được một cuộc sống giàu sang. Bộ phận người lao động thiếu nhỡ việc làm đã “bung ra” lấn chiếm lòng đường, hè phố để buôn bán gây mất trật tự lộn xộn và mất vệ sinh đô thị. Nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra. Các vụ trộm cắp, cướp giật có chiều hướng gia tăng. Kỷ cương xã hội bị buông lỏng, tiêu cực và tệ nạn xã hội gia tăng.

Trước những vấn đề văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng mới nảy sinh hết sức cấp bách. Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và các ban ngành chức năng đã đề những những chủ trương, biện pháo tháo gỡ, khắc phục. Tư tưởng chỉ đạo của Thành ủy là đổi mới về kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt những vấn đề về văn hóa – xã hội; an ninh – quốc phòng; đề ra những chủ trương, biện pháp chăm lo, xây dựng phát huy nhân tố con người trong tình hình mới.

Cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực tìm mọi cách tạo việc làm tại chỗ, tăng cường xuất khẩu lao động, điều động dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới, tăng cường huy động nhân công lao động nghĩa vụ. Năm 1988, 3 quận đã giải quyết việc làm cho 30.739 lượt người (50% lao động nữ), trong đó 47% lượt người có việc làm ổn định. Thành phố đưa 2.010 người đi lao động nước ngoài theo các chương trình hợp tác lao động. Toàn thành phố huy động 3,2 triệu ngày công nghĩa vụ, trong đó 50% số ngày công phục vụ đắp đê, kè chống bão lụt. Các giải pháp kịp thời trên đã phần nào giảm bớt được những sức ép của tình trạng thiếu nhỡ việc làm.

Qua tổng kết thực tiễn những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố họp Hội nghị lần thứ 10 (1 - 1989) kiểm điểm, đánh giá hai năm thực hiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX và quyết định những nhiệm vụ cơ bản trong hai năm 1989 – 1990 là vừa làm, vừa tổng kết để thấy rõ cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của thành phố. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Vừa thực hiện, vừa bổ sung hoàn chỉnh các cơ chế chính sách mới về kinh tế - xã hội [6; tr. 197].

Cơ chế quản lý mới buộc lãnh đạo các đơn vị và người lao động quan tâm đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của kinh doanh. Đồng thời, tạo điều kiện cho kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục có điều kiện phát triển. Toàn thành phố có 319 hợp tác xã, 696 tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, 12 xí nghiệp tư nhân, tạo việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động, doanh thu đạt trên 17,5 tỷ đồng. Thành phố tiến hành giải thể Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp, lập Hội đồng liên minh các hợp tác xã ngoài quốc doanh. Năm 1990, thành phố có thêm 18 xí nghiệp (giải quyết thêm cho 2.712 lao động), 70 xưởng tư nhân (1.150 lao động).

Tuy nhiên, chuyển hẳn sang hoạt động theo cơ chế thị trường trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, nguồn viện trợ nước ngoài giảm, kinh tế đất nước, thành phố khủng hoảng, thực sự là một thách thức đối với các ngành kinh tế của Hải Phòng. Từ tháng 4 năm 1989, đa số các đơn vị kinh tế quốc doanh trên địa bàn đứng trước tình trạng thiếu vốn, thiếu ngân sách, thiếu nguồn thanh toán nợ đến hạn phải trả, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị ách tắc, lao động dôi dư, thiếu nhỡ việc làm tăng đến 18.600 người, chiếm 25,6%.

Sự sụp đổi của khối SEV dẫn đến những hợp đồng kinh tế đã được ký kết với Việt Nam đã bị hủy bỏ hoàn toàn. Tình trạng này ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Hải Phòng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bị mất thị trường rộng lớn. Sản xuất công nghiệp gần như bị mất phương hướng. Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố cùng các ngành, các cấp có nhiều biện pháp tích cực tháo gỡ nhưng không thể ngăn chặn. Kinh tế sa sút dẫn đến việc thu ngân sách năm 1990 mất cân đối nghiêm trọng. Con số tuyệt đối bội chi ngân sách lên tới 15 tỷ đồng. Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, cho các hoạt động văn hóa – xã hội giảm sút, thiếu hụt. Do đó, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị chưa thể ngăn chặn được. Nghiêm trọng hơn là: Tình trạng thiếu nhỡ việc làm tái diễn dẫn tới việc 3,54 vạn công nhân lao động bị loại ra khỏi guồng máy sản xuất. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn. Do thiếu nhỡ việc làm, số ngời bung ra lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, lo toan cuộc sống ngày càng

nhiều. Tác động của mặt trái cơ chế trị trường càng làm nảy sinh những vấn đề xã hội hết sức bức xúc. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng gay gắt. Tiêu cực trong hoạt động kinh tế lan vào trong giáo dục – đào tạo, văn hóa – văn nghệ. Đạo đức và lối sống xã hội xuống cấp nghiêm trọng.

Để khắc phục tình trạng trên, song song với việc tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức các phong trào quần chúng. Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm giải quyết hàng đầu đến những khó khăn về đời sống của nhân dân. Năm 1989, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành qui định tạm thời về giải quyết lao động dôi dư. Thực hiện Quyết định 176/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, toàn thành phố đã thu hút trở lại và ổn định việc làm cho 27.702 lao động (71,3% lao động dôi dư), đồng thời giải quyết chế độ thôi việc, hưởng trợ cấp một lần cho 5.340 người. Thành phố giải quyết việc làm cho 15.000 lao động mới (75% tổng số lao động chưa có việc làm). Năm 1990, trước thực trạng người lao động thiếu nhỡ việc làm trầm trọng, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, Ủy ban nhân dân các quận tiến hành qui hoạch, bố trí, qui định lại hệ thống chợ và một số đường phố được phép mở quầy kinh doanh. Các huyện phát động phong trào phát triển kinh tế gia đình theo mô hình VAC. Những biện pháp trên cùng với sự chủ động lo toan của nhân dân phần nào đã làm giảm bớt đi được những khó khăn trong đời sống của người lao động.

Chặng đường 1986 – 1990 tiến hành thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX. Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng đã nêu cao tinh thần chịu đựng nỗ lực tháo gỡ khó khăn, giành được những thằng lợi bước đầu quan trọng. Đường lối quan điểm của Đảng được quán triệt sâu sắc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất trí cao với chủ trường chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chấp nhận và bước đầu thích nghi với cơ thế thị trường. Tính chủ động trong sản xuất – kinh doanh, trong công tác, học tập của toàn xã hội được xác lập là một thành tựu hết sức to lớn.

Đường lối đổi mới của Đảng, các cơ chế, chính sách mới dần đi vào cuộc sống, bước đầu có tác dụng tích cực, khơi dậy, phát huy, khai thác tiềm năm của các thành phấn kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động kinh tế - xã hội được duy trì, một số mặt giữ được sự ổn định, tìm hưỡng tháo gỡ khó khăn để phát triển. Đời sống nhân dân có mặt được cải thiện, nhất là giảm tình trạng căng thẳng về lương thực, thiếu, nhỡ việc làm.

Dù còn những yếu kém, nhưng kết quả mà Đảng bộ, nhân dân thành phố nhờ tinh thần chịu đựng, nỗ lực tìm cách tháo gỡ khó khăn đã giành được có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo đà cho Hải Phòng từng bước thoát khỏi khủng hoảng, giành những thành tựu mới trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)