Kết quả đạt đƣợc trong công tác giải quyết việc làm cho ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 101 - 106)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.2. Kết quả đạt đƣợc trong công tác giải quyết việc làm cho ngƣờ

lao động

* Về qui mô và cơ cấu lực lượng lao động:

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, quy mô lực lượng lao động có việc làm của thành phố đều tăng ở các năm. Năm 2004, số lao động có việc làm có 934.955 người, so với năm 2001 tăng 8,8% tương ứng với 75.266 người; bình quân giai đoạn 2001 – đầu 2005 tăng 2,8% tương ứng với 25.089 người. Tỷ lệ tăng thêm việc làm hàng năm cao hơn tốc độ tăng lực lượng lao động.

Năm 2001, trong tổng số 859.689 lao động có việc làm, tham gia hoạt động kinh tế với cơ cấu như sau:

Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 49,6% Nhóm ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 18,9% Nhóm ngành dịch vụ chiếm 31,5%

Qua các năm từ 2001 đến đầu 2005, cơ cấu lao động giữa các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch: Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản giảm 5,5%, từ 49% xuống còn 43,5% (cả nước giảm 4,9%). Nhóm ngành công nghiệp xây dựng tăng 7,7% từ 18,9% lên 26,6% (cả nước tăng 3%). Nhóm ngành dịch vụ giảm 1,6% từ 31,5% xuống 29,9% (cả nước tăng 3%). Tình hình trên cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về cơ cấu lao động giữa các ngành. Về chuyển dịch cơ cấu lao động có xu hướng giảm ở khu vực nông, lâm, thủy sản; tăng ở khu vực công nghiệp, xây dựng; khu vực dịch vụ giảm nhẹ. Cơ cấu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động những năm qua phản ánh rõ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng.

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 1995 – 2010 (đơn vị tính %)

Năm Lao động chung Lao động đô thị Lao động nông thôn NN CN DV NN CN DV NN CN DV 1995 61,3% 13,9 24,8 13,1 33,6 53,4 76,3 13,6 10,1 2000 49,3 16,9 33,8 11,0 28,9 60,1 68,5 16,3 15,2 2005 43,0 25,3 31,7 8,0 25,5 66,5 60,5 21,7 17,8 2010 34,5 28,1 37,4 3,4 34,9 62,7 56,8 22,2 21,1 2010/1995 -26,8 +14,2 +12,6 -9,7 +1,3 +9,3 -19,5 +8,5 +11,0

Nguồn: Cục Thống Kê Hải Phòng (2000), Báo cáo tình hình kinh tế xã

hội năm 2000 thành phố Hải Phòng; Cục Thống kê Hải Phòng (2013), Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2012, Nxb Thống Kê.

Cùng với chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ lao động hàng năm có xu hướng tăng đáng kể qua các năm từ 2004 đến 2012. Năm 2004 là 461 người (chiếm 44%), 2009 là 576 người (chiếm 58,1%), cho đến năm 2012 số lượng lao động có việc làm ở nông thôn là 609 (chiếm 59,8%).

Đảng bộ thành phố đã thành công trong việc chú trọng thực hiện các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người lao động tự tìm kiếm việc làm: dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động để người lao động có đủ trình độ tham gia vào thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế, thông qua việc mở các trường, trung tâm dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm.

Trong đó nhóm ngành công nghiệp, xây dựng, giải quyết việc làm cho 10.350 người, chiếm 30,44%; nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp giải quyết việc làm cho 12.480 người, chiếm 36.7%; nhóm ngành dịch vụ là 11.170 người, chiếm 32,86%. Trong tổng số 34.000 người lao động được giải quyết việc làm mới, có 2.000 người được xuất khẩu lao động, tăng 430 người so với 9 tháng năm 2007, đạt 80% kế hoạch năm.

* Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm:

Từ năm 2001 – 2005: Chương trình cho vay vốn Quỹ hỗ trợ việc làm đã tạo điều kiện cho 6.700 người lao động tự tạo việc làm. Trong 9 tháng cuối năm 2005 đã xét duyệt và cấp 389 sổ lao động cho người lao động, cấp 126 giấy phép cho người lao động là người nước ngoài và gia hạn giấy phép cho 19 lao động nước ngoài đang làm việc cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; làm thủ tục đăng ký và tổ chức đi kiểm tra tiếng Hàn tại Hà Nội cho 216 lao động, qua thi tuyển 209 người chiếm 97% đủ điểu kiện tham gia dự tuyển làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, ở giai đoạn này thành phố vẫn chưa triển khai sàn giao dịch việc làm theo chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tạo điều kiện cho công tác tuyển sinh, tuyển dụng lao động trực tiếp, công khai.

Từ năm 2006 đến năm 2012: Được sự quan tâm của thành phố, của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về nguồn kinh phí đầu tư cho dạy nghề nên cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề từng bước được hình thành. Hiện nay, Tổng cục Dạy nghề đang triển khai các Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, tổng kinh phí của dự án là 121 triệu USD.

Nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Lao động thương binh xã hội đã cân đối 11.200 triệu đồng cho các cơ sở dạy nghề của thành phố. Kinh phí thường xuyên cho dạy nghề được tăng lên mức 15 tỷ đồng.

Thực hiên chương trình Mục tiêu quốc gia về hỗ trợ vay vốn để giải quyết việc làm, nguồn vốn này đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn người lao động: Năm 2006, trong tổng số 34,5000 lao động được giải quyết việc làm thì có tới 9.500 người được hỗ trợ giải quyết việc làm từ quỹ quốc gia về việc làm; năm 2008, số lượng này đạt 30.500 người, trong đó từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm là 8.000 người, năm 2010: 35.000, trong đó có 6.350 lượt người được giải quyết việc làm từ nguồn quỹ quốc gia, năm 2012: Trong tổng số 36.000 lao động thì có 9.000 lao động được giải quyết việc làm từ nguồn này.

Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động, thành phố đã tập trung chú trọng chỉ đạo hệ thống dịch vụ việc làm và thông tin thị trường lao động. Trong điều kiện cơ chế thị trường diễn ra với sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các chủ sử dụng lao động đã có tác động không nhỏ đến khả năng và cơ hội để người lao động tự tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cho mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh nghiêng về phía người lao động.

Từ thực tế trong những năm 2000 – 2012, hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã khẳng định được đây là hoạt động trực tiếp khá hiệu quả để người lao động tự giải quyết việc làm

* Xuất khẩu lao động:

Hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: là một hoạt động có tiềm năng đem lại thu nhập cao cho người lao động, có khả năng giải

quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động trong các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, những năm từ 2000 đến năm 2012. Các cấp, các ngành cùng với Sở Lao động thương binh và Xã hội đã chủ động liên hệ với Cục quản lý lao động ngoài nước thẩm định và giới thiệu các doanh nghiệp có úy tín, năng lực về xuất khẩu lao động về các huyện để trực tiếp tuyển chọn và đưa gần 3 ngàn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đạt được kết quả này đó chính là sự phối hợp chặt chẽ của các huyện, thành phố và các xã phường tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuống tận địa phương tuyển chọn trực tiếp, cắt bỏ nhiều khâu trung gian, giảm thời gian, chi phí cho người lao động.

Tóm lại, những thành tựu thành tựu trên đạt được là do:

Thứ nhất, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã nghiêm túc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống đặc biệt là có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, giám sát của chính quyền các cấp, sự tham mưu tích cực của Ban chỉ đạo giải quyết việc làm từ tỉnh đến huyện, xã. Đảng bộ thành phố đã có một hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chặt chẽ từ Trung ương, đến tỉnh và cấp cơ sở, đã phát huy khá hiệu quả các nguồn lực để thực hiện chương trình.

Thứ hai, có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền thành phố và các ngành liên quan trong công tác xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu giải quyết việc làm mới từng giai đoạn, hàng năm để cấp huyện, phường, xã được phổ biến rộng rãi.

Thứ ba, nhận thức của các cấp, các ngành cũng như người lao động về trách nhiệm giải quyết việc làm, ý thức tự vươn lên cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng để tự giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập để thoát nghèo đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước để có việc làm đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Công tác này đã được các tổ chức thuộc hệ thống chính trị thành phố như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh đẩy mạnh tuyên truyền, thuyết phục.

Thứ tư, với đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều thuận lợi, Hải Phòng đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư vào phát triển công, nông

nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt trong bước đầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đầu tư sản xuất trên địa bàn thành phố vì thế trên thực tế giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố đã có những bước đi mang tính chất xã hội hóa cao có điều kiện để thực hiện có hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)