Quan điểm chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 49 - 54)

2.1. Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ mới của Đảng bộ Hải Phòng về

2.1.1. Quan điểm chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề giả

2.1. Mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ mới của Đảng bộ Hải Phòng về vấn đề giải quyết việc làm trong thập niên đầu thế kỷ XXI vấn đề giải quyết việc làm trong thập niên đầu thế kỷ XXI

2.1.1. Quan điểm chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề giải quyết việc làm từ năm 2000 đến năm 2012 quyết việc làm từ năm 2000 đến năm 2012

Ở Việt Nam trước năm 2000, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm không phản ánh đúng thực tế tuyển dụng lao động. Ở các nước đang phát triển, tuyển dụng lao động về căn bản được phản ánh tình trạng thất nghiệp công khai hay thất nghiệp chính thức giống như thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay. Hiện nay, tình trạng người lao động có việc làm nhưng việc làm không ổn định, có việc làm những thu nhập thấp hoặc rất thấp khiến người lao động không có khả năng tích lũy hoặc không có khả năng trang trải những chi phí thiết yếu của cuộc sống. Bên cạnh đó, tình trạng người lao động làm việc trái với chuyên môn được đào tạo còn khá phổ biến.

Với một quốc gia có dân số đông, nền kinh tế kém phát triển, giải quyết việc làm trở thành một trong những vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết với những hình thức và bước đi, biện pháp và cách làm cho phù hợp với bối cảnh kinh tế trong nước, sự phát triển kinh tế của thế giới và thời đại. Do đó, giải quyết việc làm được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trong suốt quá trình đổi mới phát triển kinh tế.

Trên cơ sở đó, Đảng ta đã khẳng định cần phải tiến hành công nghiệp hóa luôn gắn liền với hiện đại hóa và việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thời đại. Khoa học công nghệ trở thành nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam.

Đại hội toàn quốc lần thứ IX (4/2001) diễn ra trong bối cảnh loài người đã bước vào thế kỷ XXI. Thế kỷ XX ghi đậm trong lịch sử loài người những dấu ấn cực kỳ sâu sắc. Đó là thế kỷ khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước; kinh tế phát triển mạnh mẽ xen lẫn những cuộc khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế giới và sự phân hoá gay gắt về giàu nghèo giữa các nước, các khu vực. Đó là thế kỷ diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu cùng hàng trăm cuộc xung đột vũ trang. Cũng là thế kỷ chứng kiến một phong trào cách mạng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga - cuộc cách mạng vĩ đại mở ra thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một loạt nước châu Âu, châu Á và Mỹ Latinh; sự giải phóng hầu hết các nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; sự phát triển của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào hoà bình, dân chủ, mặc dù vào thập niên cuối, chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào.

Đối với nước ta, thế kỷ XX là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại.

Đại hội IX là mốc son lịch sử đánh dấu thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội đã đề ra đường lối phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội cũng khẳng định rằng phát triển kinh tế gắn liền đi liền với phát triển văn hoá,

từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong đó giải quyết việc làm được coi là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế. Để giải quyết việc làm cho người lao động cần phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển lao động.

Đại hội chỉ rõ: “Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khôi phục và phát triển các làng nghề, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên và đào tạo lao động có nghề. Tổ chức, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động và bảo vệ quyền lợi người lao động ở nước ngoài. Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động thất nghiệp” [ 20; tr. 243].

Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn (thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn khoảng 80-85%); nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%. Với định hướng trong thời gian tới giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đến năm 2010, nước ta có 56,8 triệu người ở độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu người so với năm 2000. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh

doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế. Chú trọng bảo đảm an toàn lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài.

Đảng cũng đã chủ trương mở rộng mạng lưới các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và các đoàn thể quần chúng. Trong những năm qua, các trung tâm này đã đóng góp tích cực trong việc tạo ra cơ hội để người lao động có thể tiếp cận việc làm hoặc tự tạo việc làm, kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước và của cả cộng đồng.

Phát biểu tại Diễn đàn về Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005, ngày 3 tháng 12 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã khẳng định: Nhờ nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp, người lao động, các tổ chức xã hội và cộng đồng, 5 năm qua (từ 1996 – 2000), số người có việc làm tăng từ 34,6 triệu lên 40,7 triệu người, tức tăng 6,1 triệu, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,2 – 1,3 triệu. Nhìn chung, số lao động thu hút vào làm việc trong nền kinh tế quốc dân thời kỳ 1996 – 2000 có xu hướng tăng hơn so với 5 năm trước đó, đã giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị xuống còn 6,5%, nâng tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn lên xấp xỉ 75% năm 2000.

Chất lượng lao động cũng được nâng lên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 10% (năm 1996) lên 20% (năm 2000), trong đó số qua đào tạo nghề là 13,4%. Cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng từ 13% (năm 1996) lên 22% (năm 2000); lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 67,5% (năm 1996) xuống còn 61,3% (năm 2000).

Công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều mặt. Nhờ có những thành tựu đó, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện để nước ta phát triển sang một thời kỳ mới. Bên cạnh những thành tựu to lớn về văn hóa, giáo dục, đào tạo.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-2006) của Đảng đánh dấu giai đoạn đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Với mục tiêu “thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn… Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội” [21; tr.210].

Về giải quyết việc làm, Đại hội xác định cần phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền. Đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm; phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển.

Sau 2 năm thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng, việc làm được giải quyết và đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2006, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 4,82%, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 81,7%.

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Báo cáo đã tổng kết lại sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới. Xuất khẩu lao động và chuyên gia bằng 2,3 lần so với 5 năm trước. Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80,65%.

Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng (năm 2000) lên trên 10 triệu đồng (năm 2005), tăng 12,1%/năm và chỉ số phát triển con người được nâng lên.

Tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn đọng qua chủ trương phát triển kinh tế xã hội 10 năm, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) đã đề ra mục tiêu chung trong vấn đề giải quyết việc làm. Trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt là cho nông dân. Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng… nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng dạy và học, gắn dạy nghề với nhu cầu thực tế. Đẩy mạnh và chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)