Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 111 - 128)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.4.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong quá

trình thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án để giải quyết việc làm cho người lao động

Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của các quốc gia. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổng kết: có ba yếu tố cơ bản nhất để phát triển con người là phải đảm bảo lương thực, an toàn việc làm và an toàn môi trường. Như vậy, có thể thấy mọi chiến lược phát triển của thế giới ngày nay đều hướng vào nhân tố con người; trong đó việc làm được xem như là một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá sự phát triển của xã hội.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động luôn là một vấn lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã

hội của cả nước, của mỗi địa phương và còn là mục tiêu quốc gia. Do vậy, việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết. Đảng ta chủ trương coi phát triển kinh tế làm trọng tâm, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển đi lên của đất nước. Trong quá trình này, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách nhất vì giải quyết việc làm có hiệu quả là cơ sở thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đảm bảo an sinh, đời sống nhân dân; thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh.

Để công tác này có hiệu quả cần có sự kết hợp đồng bộ với nhiều nỗ lực từ toàn xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng, cùng sự điều hành sát sao của Thành ủy và sự nỗ lực của các cơ quan sở, ban ngành khác như: Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Công thương, Sở Ngoại vụ, còn có các mặt trận và đoàn thể khác như: hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh…

KẾT LUẬN

Vấn đề việc làm luôn là một vấn đề lớn được xã hội và cả cộng đồng quan tâm. Xuất phát từ quan điểm: tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội; phải xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề cần có sự quan tâm của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động được Đảng đưa vào nhiều Nghị quyết và Nhà nước đã có nhiều chương trình hoạt động. Quan điểm chỉ đạo giải quyết việc làm xuyên suốt trong các kỳ Đại hội của thời kỳ đổi mới là: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định phát triển kinh tế. Muốn giải quyết vấn đề việc làm có hiệu quả cần dựa trên cơ sở đầu tư phát triển kinh tế, phải hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động.

Từ năm 2000 đến năm 2012 trải qua 3 kỳ Đại hội đại biểu thành phố, Đảng bộ Hải Phòng luôn bám sát các Nghị quyết của Đảng và dự án của Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm. Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả đạt được của công tác giải quyết việc làm cho người lao động đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ thành phố và sự cố gắng nỗ lực phấn đầu của các ban ngành, tổ chức, đoàn thể và nhân dân thành phố. Với sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thị xã, đồng thời đề ra nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn, phù hợp mang lại hiệu quả cao.

Sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia đã làm cho công tác giải quyết việc làm mang tính xã hội hóa cao, có sự đồng thuận của nhân dân và phát huy được vai trò của các đoàn thể trong quá trình thực hiện. Đồng thời, Đảng bộ còn luôn chú trọng công tác tổng kết, báo cáo kết quả đã đạt được và những điểm còn tồn tại qua các kỳ đại hội để từ đó khắc phục và rút ra kinh nghiệm giải quyết việc làm cho những nhiệm kỳ tiếp theo.

Đảng bộ thành phố đã chỉ đạo một cách toàn diện, có hệ thống, vừa chú trọng phát triển kinh tế - xã hội để tạo mở các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người lao động như: cho vay vốn, giới thiệu việc làm. Trong 12 năm (2000 – 2012) kinh tế - xã hội thành phố đã có nhiều biến chuyển, kết cấu hạ tầng cơ sở được xây dựng tương đối hoàn thiện. Nhất là ngành công nghiệp. Chính trong ngành này, đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Có thể thấy, những năm từ 2000 – 2012 thành phố Hải Phòng đang chuyển mình từng bước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã phát huy được vai trò và năng lực của mình trong mọi lĩnh vực nhất là trong công tác giải quyết việc làm. Từ sự lãnh đạo toàn diện và đúng đắn của Đảng bộ thành phố đã làm cho cán bộ và nhân dân có nhận thức tích cực về vấn đề việc làm cho người lao động. Vấn đề đào tạo nghề và dạy nghề được chú trọng hơn trước. Các trường dạy nghề được hình thành ngày một nhiều. Đây là nguồn cung lao động và là điều kiện hấp dẫn để các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế công tác giải quyết việc làm của thành phố vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Nhất là trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, còn nhiều hạn chế. Mức tăng dân số hàng năm cũng là áp lực đối với nền kinh tế, đặc biệt là lên vấn đề giải quyết việc làm của thành phố.

Khắc phục tình trạng yếu kém trong vấn đề giải quyết việc làm của những năm 2000 – 2012 còn tồn tại và nảy sinh trong tình hình mới. Đảng bộ Hải Phòng đã có những chương trình, kế hoạch đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 07/2013/NQ-HĐND ngày 25-7-2013 của HĐND thành phố về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020. Trong đó, vấn đề lao động và việc làm được đặc biệt coi trọng với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện đề án quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Anh (2003), Xây dựng chiến lược quản lý lao động, việc làm (lấy Việt Nam làm ví dụ), Luận án Tiến sĩ Kinh tế.

2. Trần Tuấn Ánh (2007), Một số biện pháp giải quyết việc làm trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị XHCN.

3. Phạm Ngọc Anh (2006), Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia.

4. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 – Kết quả toàn bộ.

5. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1995), Báo cáo tình hình đổi mới và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 1991 – 1995, Hải Phòng.

6. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2002), Lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Phòng (1975 – 2000), Nxb Hải Phòng.

7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Chương trình Quốc gia xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội.

8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước.

9. Mai Quốc Chánh (2000), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

10. Chính phủ (2001), Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội.

11. Chính phủ (2006), Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

12. Cục Thống Kê Hải Phòng (2000), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2000 thành phố Hải Phòng.

13. Cục Thống kê Hải Phòng (2005), Hải Phòng 50 năm xây dựng và phát triển (13/5/1955 – 13/5/2005), Nxb Thống kê.

14. Cục Thống kê Hải Phòng (2010), Hải Phòng 55 năm xây dựng và phát triển (13/5/1955 – 13/5/2010), Nxb Thống kê.

15. Cục Thống kê Hải Phòng (2013), Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2012, Nxb Thống Kê

16. Nguyễn Như Diệm (1995), Con người và nguồn lực con người trong phát triển, Nxb Trung tâm Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Xuân Dũng (2002), Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Thông tin, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (1991), Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 1 khóa 10 từ ngày 23 – 27/4/1991.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (1992),

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 3 và 4 khóa 10, Hải Phòng.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (1996),

Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam – Thành ủy Hải Phòng (2000), Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000 trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, Nxb Hải Phòng.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2001), Văn kiện Đại hội lần thứ XII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2001 – 2005, Tài liệu lưu hành nội bộ.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết số 32- NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2005), Văn kiện Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2005 – 2010,

Tài liệu lưu hành nội bộ.

30. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2010 – 2015, Tài liệu lưu hành nội.

31. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

32. Đinh Thị Thúy Hòa (2009), Giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế.

33. Đỗ Minh Cương (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động Xã hội.

34. Hội Đồng Bộ trưởng (1992), Nghị quyết số 120 – HĐBT ngày 11 – 4 – 1992 về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm. 35. Jean – Pierre (2009), Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO: Tăng trưởng

và việc làm, Nxb Chính trị quốc gia, 2009.

36. Bùi Ngọc Lân (2009), Đào tạo nghề cho nông dân – yêu cầu cấp bách của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 2.

37. Trần Quang Liêm (1985), Thành phố Hoa phượng đỏ, Nxb Hải Phòng. 38. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực khoa học và công

Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

39. Liên Đoàn Lao Động Hải Phòng, Báo cáo tình hình công nhân lao động và hoạt động công đoàn 6 tháng đầu năm 1997.

40. Nguyễn Thị Hoàng Nhung (2009), Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. 41. Nolwen Henaff, Jean Yves Martin (2001), Lao động, việc làm và nguồn

nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới.

42. Đức Quyết (2002), Một số chính sách Quốc gia về việc làm và xoá đói giảm nghèo, Nxb Lao Động.

43. Hồ Sĩ Quý (2003), Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Aghen, Nxb Chính trị Quốc gia.

44. Đoàn Trường Sơn, Tô Khuyên, Phạm Xuân Thanh (2000), Đảng bộ Hải Phòng qua các kỳ đại hội, Nxb Hải Phòng.

45. Tổng cục Thống kê (2011), Niên giám thống kê tóm tắt 2011, Nxb Thống kê.

46. Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê tóm tắt 2012, Nxb Thống kê.

47. Tổng cục Thống kê (2012), Báo cáo điều tra lao động, việc làm năm 2011, Hà Nội.

48. Tổng cục Thống kê (2013), Báo cáo điều tra lao động, việc làm năm 2012, Hà Nội.

49. Thành Ủy Hải Phòng (1998), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và những giải pháp chủ yếu trong quý IV, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 1998.

50. Thành Ủy Hải Phòng (1998), Nghị quyết 14 Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 1999.

51. Thành Ủy Hải Phòng (2000), Nghị quyết số 24 Hội nghị lần thứ 18 Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2001.

52. Thành ủy Hải Phòng, Các văn bản chủ yếu các thành uỷ Hải Phòng khoá XII (nhiệm kì 2001-2005), Hải Phòng.

53. Thành Ủy Hải Phòng (2008), Nghị quyết số 17 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trường, giải pháp phát triển các loại thị trường vốn, lao động, khoa học và công nghệ thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

54. Thành Ủy Hải Phòng (2008), Nghị quyết số 18 của Ban Thường vụ Thành ủy về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

55. Thành Ủy Hải Phòng (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Đảng bộ khóa XIV về Xây dựng nông thôn mới Hải Phòng đến năm 2015, định hướng 2020.

56. Nguyễn Văn Trung (2009), Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 158.

57. Nguyễn Văn Trung (2010), Giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 169.

58. Phan Huy Trường (2002), Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

59. UBND thành phố Hải Phòng (1989), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1989 của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.

60. UBND thành phố Hải Phòng (1991), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1991 của thành phố Hải Phòng, Hải Phòng.

61. UBND thành phố Hải Phòng (1992), Báo cáo kết quả thanh tra việc thực hiện quyết định số 176/HĐBT về sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh tại Hải Phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 111 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)