Hạn chế và những nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 106 - 109)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.3. Hạn chế và những nguyên nhân

3.3.1. Hạn chế

Thứ nhất, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp ủy, cấp chính quyền Hải Phòng còn có những hạn chế nhất định nên việc tham mưu, góp ý cho Đảng bộ và các cơ quan hữu quan trong việc hoạch định chủ trương, chính sách và xây dựng các chương trình hành động còn thiếu và chậm trễ. Về chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các ngành chưa có sự tập trung cao độ và thiếu đồng bộ. Giải quyết việc làm nhiều nơi còn mang tính hình thức, thiếu những biện pháp cụ thể. Tình trạng thiếu việc làm, việc làm không thường xuyên, hay thiếu vốn ở địa phương căn bản vẫn còn tồn tại.

Ở một số huyện, Đảng bộ thành phố chưa bố trí cán bộ chuyên trách, mà chủ yếu là kiêm nhiệm và chưa được đào tạo một cách có hệ thống; chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực, mới chỉ dừng lại ở khâu thu thập số liệu.

Cơ quan thường trực ban chỉ đạo các cấp, nhất là huyện, Đảng bộ và Chính quyền thành phố chưa thể hiện hết vai trò tham mưu và chưa thường xuyên đôn đốc hoặc chủ động phối hợp với các ngành liên quan trong khâu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức, thực hiện. Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm chưa gắn với thị trường lao động, xu hướng nghiêng về đào tạo hơn là tư vấn giới thiệu việc làm. Còn một số địa phương chưa được coi trọng Công tác thông tin thị trường lao động .

Thứ hai, sự thay đổi nhận thức về việc làm từ “cơ chế tập trung quan liêu bao cấp” sang “cơ chế thị trường” còn chậm. Với tâm lý tồn tại phổ biến trong đại bộ phận lực lượng lao động làm việc trong biên chế là ít bị trù dập, công việc ổn định, hưởng lợi lâu dài và còn có thể bố trí “chân trong, chân

ngoài”; còn lao động trong doanh nghiệp tư nhân do quan hệ chủ thợ nên cường độ làm việc cao, dễ bị đuổi việc.

Thứ ba, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu quốc gia, mục tiêu chiến lược của Hải Phòng. Tuy đã đạt được một số kết quả trên, song so với yêu cầu và tiềm lực thực tế của thành phố, thì tốc độ giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn chậm.

Thứ tư, nhu cầu có việc làm của người lao động rất lớn nhưng số lao động có nhu cầu việc làm mới hàng năm còn thấp. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm chậm, lao động nông thôn thiếu việc làm còn lớn, việc chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. Chất lượng lao động còn thấp, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không tuyển được được lao động nhưng lại khó bố trí được việc làm cho nhiều lao động, nhất là việc xuất khẩu lao động. Mức thu nhập của người lao động được tạo việc làm chủ yếu nằm ở nhóm trung bình và thấp hơn mức bình quân của tỉnh.

Thứ năm, việc theo dõi giám sát chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ. Các báo cáo mang nặng tính liệt kê số liệu, chưa có sự phân tích đánh giá khảo sát chuyên sâu, dẫn đến chất lượng đánh giá sơ kết tổng kết còn nhiều hạn chế. Chế độ thông tin báo cáo không kịp thời, ảnh hưởng tới khâu chỉ đạo và tổng hợp tình hình chung của tỉnh. Chính những hạn chế trọng việc tổ chức hệ thống thiếu thông tin và sự thiếu hụt về số lượng và chất lượng thông tin là những cản trở tốt vấn đề giải quyết việc làm cho những giai đoạn sau.

3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, trong đó có Hải Phòng. Với vị trí cửa ngõ của mình, Hải Phòng luôn gặp nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Các hợp đồng kinh tế được ký kết bị bỏ lỡ, hoặc đầu tư nhưng còn dang dở. Các công ty bị phá sản dẫn đến khó khăn trong công tác tìm việc và sắp xếp lại lao động.

Mặc dù đã có sự chủ động trong việc đề ra chủ trương lãnh đạo giải quyết việc làm song trên thực tế việc quán triệt nhiệm vụ này chưa thực sự thường xuyên và rộng rãi đối với các cấp, các ngành. Trong những giai đoạn đầu sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố chủ yếu chỉ dừng lại ở cho vay vốn. Vì thế chưa phát huy được thế mạnh của thành phố vào công tác giải quyết việc làm.

Nhận thức của Đảng bộ thành phố về vấn đề việc làm tuy có sự năng động song còn nhiều hạn chế. Nhiều vấn đề cơ bản và chiến lược đảm bảo tính bền vững cho công tác giải quyết việc làm chưa được Thành ủy quan tâm chỉ đạo kịp thời như vấn đề nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ; vấn đề đào tạo nguồn lao động có chất lượng cao, năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác giải quyết việc làm, đầu tư vào các trung tâm tư vấn việc làm…

Sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Vai trò của các cấp, ngành trong quá trong quá trình tổ chức thực hiện mặc dù đã được nêu rõ trong nhiệm vụ, kế hoạch, song chưa cụ thể hóa, chưa phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện. Hoạt động của Ban chỉ đạo của cấp huyện mới chỉ dừng ở khâu “chỉ đạo”, chưa thực hiện được hết chức năng, nhất là chức năng tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, phối hợp giữa các thành viên để cùng hoạt động. Một số ngành và một số huyện chưa thực sự coi trọng công tác giải quyết việc làm cho người lao động, nên xây dựng kế hoạch còn mang tính chất hình thức, có những giải pháp không mang tính khả thi, không kiểm soát được kết quả nhất là giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa thực hiện tốt việc tham mưu, tổng hợp, đôi lúc còn bị động mang tính đối phó.

Cơ chế chính sách khuyến khích của thành phố chưa đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức và cá nhân đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, mở rộng làng nghề để giải quyết việc làm cho người lao động.

Nguồn nhân lực của thành phố đầu tư cho giải quyết việc làm cùng với sự hỗ trợ của Trung ương chưa nhiều, việc trích lập quỹ giải quyết việc làm

cho địa phương chưa được chú trọng. Nguồn kinh phí phục vụ cho giải quyết việc làm còn rất hạn chế và đôi khi không được sử dụng đúng mục đích ảnh hưởng tới hoạt động của chương trình, nhất là đối với ban chỉ đạo huyện, thành phố và ban giải quyết việc làm cấp xã, phường.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ đảng viên và nhân dân không nhận thức đầy đủ về công tác giải quyết việc làm. Do vậy, công tác giải quyết việc làm không thu hút được nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố cũng như trong nhân dân, ảnh hưởng đến tính xã hội hóa trong công tác này. Đặc biệt việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người lao động có ý thức tự tạo việc làm chưa được chú trọng nên dẫn đến tình trạng có hộ sử dụng vốn sai mục đích hoặc vẫn còn tư tưởng giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước.

3.4. Những bài học rút ra từ quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)