Mở rộng phát triển các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 97 - 101)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.2. Mở rộng phát triển các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có

khả năng thu hút nhiều lao động

Chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm để giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, hay hỗ trợ trực tiếp cho người lao động đã thu hút được những thành tựu đáng kể.

Đảng bộ thành phố đã thành công trong việc chú trọng, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, nông nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp và nông nghiệp hàng năng tăng đáng kể.

- Về công nghiệp:

Tuy giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 5 năm (2006-2010) ước tăng 14,93%/năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 18-19%/năm), nhưng công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đến năm 2010 chiếm 31% trong GDP của thành phố đến năm 2012 chỉ số này chiếm 36,4% GDP, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn [15; tr.31]. Các sản phẩm mũi nhọn, quan trọng được tập trung đầu tư phát triển, làm nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá như: cơ khí, phôi thép, thép tấm, xi măng, nhiệt

điện, phân bón DAP… đã từng bước hình thành trung tâm công nghiệp đóng tầu, sản xuất kim loại lớn của vùng và cả nước. Một số ngành kỹ thuật cao được hình thành như sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phòng và máy tính. Việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp có chuyển biến tích cực; đã cơ bản lấp đầy Khu công nghiệp Nomura và các cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, Quán Trữ. Các Khu công nghiệp Đình Vũ, Đồ Sơn thu hút được nhiều nhà đầu tư; đang tích cực xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp mới (Sài Gòn - Hải Phòng, VSIP tại Thủy Nguyên...) tạo mặt bằng sạch cho các dự án đầu tư. Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đã và đang mang lại hiệu quả tích cực, bên cạnh đó đã quan tâm quản lý và bước đầu kiểm soát được nguồn ô nhiễm trong các khu công nghiệp.

- Về nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm (2006 – 2010) tăng 4,56%/năm vượt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 3,5 – 4%). Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo đảm an ninh lương thực. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 40-42% giá trị của toàn ngành nông nghiệp (năm 2005 chiếm gần 35%). Phát triển khá nhanh các mô hình trang trại và vùng sản xuất tập trung chuyên canh . Đến năm 2012 trên địa bàn thành phố đã có 618 trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp) đồng thời quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (giá trị sản xuất nông nghiệp trên đất canh tác đạt bình quân 75 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm) [13; tr. 35]. Hình thành và phát triển nhanh các vùng sản xuất nông sản tập trung có giá trị kinh tế cao như vùng chuyên canh rau, chuyên cây công nghiệp truyền thống, cây thực phẩm, hoa, quả và cây cảnh tại các huyện An Dương, An Lão, Thủy Nguyên. Từng bước thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân .

- Về thủy sản:

Sản lượng thủy sản ước tính đến năm 2004 đạt 66,3 nghìn tấn, sang năm 2005 đạt 70,2 nghìn tấn (tăng 3,9 nghìn tấn so với năm 2004), năm 2010: 90,7 nghìn tấn và năm 2012 đạt: 97,7 nghìn tấn (tăng 4,3 nghìn tấn so với năm 2010) [15; tr. 202]. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng được đầu tư, nâng cấp, tu bổ. Nhằm phát triển nuôi trồng ở cả ba khu vực; đẩy mạnh nuôi thâm canh, bán thâm canh, phát triển nuôi trên biển, nuôi nước ngọt. Tiếp tục khuyến khích khai thác đánh bắt hải sản xa bờ; phát triển nhanh đội tàu với kỹ thuật, thiết bị được đầu tư mới, đủ năng lực vươn khơi và mang lại hiệu quả. Mở rộng liên kết, hợp tác trong nuôi trồng, khai thác, xuất hiện mô hình mới. Hệ thống dịch vụ hậu cần thuỷ sản được tổ chức tốt hơn, phục vụ có hiệu quả cho nuôi trồng, khai thác. Hạ tầng nghề cá đã được quan tâm đầu tư, từng bước được hiện đại hoá. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong đánh bắt, nuôi trồng và chế biến đạt kết quả tích cực hơn. Ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm sản xuất giống thuỷ - hải sản ở miền Bắc. Triển khai Dự án dịch vụ hậu cần nghề cá Bạch Long Vỹ giai đoạn 1 và xây dựng cảng, khu neo đậu tàu thuyền nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng huyện đảo trở thành trung tâm chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc và Trung bộ.

- Về kinh tế biển:

Tiềm năng biển, cảng ở Hải Phòng được đẩy mạnh vào đầu tư xây dựng và khai thác. Cảng hiện có được nâng cấp, đồng thời đầu tư xây dựng thêm một số cảng chuyên dùng khác. Nâng cấp đường, luồng ra vào cảng, nâng cao năng lực thông tầu, tàu trên 1 vạn tấn ra vào khá thuận lợi, chuyển tải đưa tầu trên 2 vạn tấn vào cảng. Các cảng ngày càng nâng cao sức cạnh tranh; giữ vững vị trí cửa chính ra biển của miền Bắc. Trình độ, năng lực đóng, sửa chữa tầu tiến bộ vượt bậc, vươn ra đóng tầu cỡ lớn, chuyên dùng đạt chất lượng đăng kiểm quốc tế. Đã đóng được tầu 53.000 tấn (lớn gấp chục lần so với trước), tầu xuất khẩu, tầu cao tốc, triển khai đóng tầu dầu, tàu chở

được 6.900 ô tô,...; tỷ lệ nội địa hoá được nâng lên theo thời gian (hiện tại đạt từ 20- 25%). Công tác xây dựng quy hoạch kết cấu hạ tầng và quản lý quy hoạch, đô thị có chuyển biến tốt hơn. Kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch ven biển và đô thị được nâng cấp cải tạo đồng loạt, như đường bao phía đông nam quận Hải An, đường 403 nối từ đường 353 Đồ Sơn đi phà Dương Áo huyện Kiến Thụy, đường 212 huyện Tiên Lãng; hệ thống đường giao thông du lịch quanh đảo Cát Bà huyện Cát Hải và quận Đồ sơn; hệ thống giao thông trên đảo Bạch Long Vĩ… Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Rào 2, cầu Khuể, tiến hành nghiên cứu khả thi tuyến đường từ Đình Vũ đi đảo Cát Hải…

Thành phố đã hoàn thành, nghiệm thu Đề án Bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng 6m nước xung quanh đảo Bạch Long Vĩ. nguồn lợi thủy sản xung quanh đảo Bạch Long Vĩ đã được khôi phục trở lại, theo số liệu khảo sát điều tra của Viện Tài nguyên và Môi trường biển trữ lượng các loài hải sản quí hiếm xung quanh đảo Bạch Long Vĩ tăng đáng kể như: bào ngư, hải sâm, san hô … Thành phố đã tích cực tham gia Đề án Quản lý tổng hợp vùng bờ Quảng Ninh - Hải Phòng trong khuôn khổ nâng cao năng lực quản lý tổng hợp vùng bờ khu vực tây bắc vịnh Bắc bộ do Quĩ bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tài trợ; triển khai dự án bảo tồn các loài linh trưởng tại vườn quốc gia Cát Bà do Chính phủ Đức và Quĩ bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tài trợ; đồng ý chủ trương cho phép Viện Tài nguyên và Môi trường biển khảo sát, lập dự án xây dựng Khu bảo tồn biển trên diện tích 10ha tại khu Đồng Tiến, phường Bàng La, quận Đồ Sơn (giáp cống Họng, phía trong đê biển II).

Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên. Công tác sắp xếp, đổi mới, trọng tâm là cổ phần hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được thực hiện tích cực, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và lộ trình của Chính phủ. Kinh tế nhà nước sử dụng có hiệu quả hơn vốn, tài sản của Nhà nước và huy động vốn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp, giữ vững vai trò chủ đạo trong một số ngành quan trọng như dịch vụ - du lịch, công nghiệp đóng

tàu… và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Kinh tế tập thể tiếp tục được củng cố, xuất hiện mô hình, nhân tố mới có tính liên kết, hợp tác, hoạt động hiệu quả hơn; đóng góp khá tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng cộng đồng… Kinh tế tư nhân phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, mở rộng lĩnh vực hoạt động, thu hút vốn lớn của toàn xã hội, tham gia vào hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề quan trọng giải quyết việc làm và tăng tổng GDP của thành phố. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo thêm nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, gia tăng năng lực sản xuất của một số ngành quan trọng; nâng cao năng lực xuất khẩu, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác.

Thành phố tích cực thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo chuyển biến tốt về môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh. Thực hiện chủ đề hàng năm, thành phố đã tập trung tạo chuyển biến tích cực cho môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh, trên cơ sở thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư trong nước; loại bỏ các thủ tục, văn bản chỉ đạo không phù hợp; trong đó đã sửa đổi một bước cơ bản nội dung quy trình giao đất, cho thuê đất, cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, cấp đăng ký kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận tiện cho doanh nghiệp và nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 2000 đến 2012 (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)