Vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với vấn đề giải cứu nông sảncho nông dân (Trang 31 - 35)

7. Bố cục luận văn

1.3. Vai trò của báo in trong việc giải cứu nông sản cho nông dân

Báo chí là một phương tiện của truyền thơng đại chúng, với khả năng tác động một cách rộng lớn nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động báo chí có vai trị và ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.

Vai trị đầu tiên, trong hoạt động tư tưởng của báo chí là nâng cao tính

tự giác và nhận thức cho quần chúng. Báo chí có nhiệm vụ định hướng xã hội bằng việc tác động vào ý thức quần chúng tạo ra khả năng định hướng hành động và hành động đúng của quần chúng vì lợi ích của giai cấp, của xã hội.Vì vậy, báo chí ln được xác định là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng, định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội.

Nông dân Việt Nam luôn bị động trong vấn đề tiêu thụ nông sản. Nhận định thường trực trong các báo cáo nông nghiệp là: được mùa – mất giá. Một

vấn đề tồn tại hàng chục năm nay ở ngành nơng nghiệp nước ta đó chính là sản xuất manh mún, thiếu tập trung, thiếu liên kết, yếu kỹ thuật. Vấn đề đó làm cho nông sản làm ra không ổn định về số lượng; không đồng đều về chất lượng. Như vậy việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khơng ít khó khăn.

Tập quán sản xuất và tác phong nơng nghiệp cịn q cao, làm việc theo phong trào nên thiếu đi tính kỉ luật và liên kết. Liên kết trong sản xuất bền vững sẽ hình thành liên kết tiêu thụ ổn định. Tính nơng dân biểu hiện trong việc dễ bắt chước theo những gì mình thấy, mình nghe mà chưa thật sự tìm hiểu sâu về những đối tượng đó tạo thành những phong trào nhà nhà sản xuất loại này, đồng đồng trồng cây loại này, dẫn đến cung vượt qua xa cầu và cuối cùng là nơng dân tự làm khó lẫn nhau.

Điển hình cho việc này là phong trào trồng ớt vào năm 2015. Trong những năm 2013, 2014, đôi lúc giá ớt lên cao 60 – 70 ngàn đ/kg nhưng sau khi nơng dân đổ xổ đi trồng ớt thì giá ớt thậm chí chỉ cịn 1-2000đ/kg và thậm chí là khơng có người thu mua, nên ớt vứt bỏ đầy đồng. Vấn đề này xuất phát từ hai nguyên nhân điển hình: Một là chúng ta chưa có một kênh xuất khẩu chính thống với sản lượng ổn định mà chỉ xuất khẩu theo kiểu chập (lúc xuất được, lúc khơng); Hai là tính sản xuất ồ ạt thiếu quy hoạch, tùy hứng của nông dân. Khi thấy người này trồng cây gì, ni con gì được lợi nhuận cao là ngay lập tức làm theo, và làm theo một cách ồ ạt, không chỉ một thôn, một xã, một huyện mà phong trào này có lúc còn vượt ranh giới tỉnh. Do sản lượng lúc thu hoạch q nhiều. Nếu có xuất khẩu được thì cũng khó có thể ngay lập tức tiêu thụ hết số sản lượng tăng vọt.

Trong chuyện này cũng phải nhắc đến sự nhiệt tình quá mức của công tác khuyến nông và các báo đài. Khi thấy một đối tượng sản xuất nào đó mang lại hiệu quả kinh tế cao thì lập tức khuyến nơng, các phương tiện truyền thông đưa tin khắp nơi. Trước những thơng tin có cánh ấy, một số nông dân khơng khỏi động lịng . Và chuyện họ làm theo cũng là điều dễ hiểu.

Thứ hai, báo chí cần làm tốt vai trị thơng tin tư vấn. Khơng chỉ dừng

lại ở mức độ đưa thông tin mà còn phải chọn lọc, định hướng. Tư duy sản xuất của nông dân chưa cao, kỹ thuật sản xuất chưa sâu nên không dám mạnh dạn theo đuổi một đối tượng cây trồng vật ni để tạo tính ổn định, bền vững. Do vậy cần lắm những thơng tin có tính chọn lọc của những người làm cơng tác thông tin tuyên truyền. Cần lắm những nhà báo có đủ tâm sức để giúp nơng dân hình thành những vùng canh tác chuyên canh. Tạo nên những thương hiệu đặc trưng vùng và có chính sách cũng những kế hoạch lâu dài với những vùng sản xuất đó. Các bài viết trên các báo còn là tài liệu quý giúp người dân tìm hiểu, học tập nâng cao kiến thức, trình độ về mọi mặt. Thơng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, cùng một lúc nhiều người cùng theo dõi một chương trình phát thanh, truyền hình, hay đọc một bài báo… đều có khả năng hịa nhập những cá nhân riêng rẽ thành một cộng đồng rộng lớn, cùng quan tâm đến một vấn đề của xã hội và cùng hành động vì lợi ích chung. Đây chính là cơ sở để báo chí phát huy vai trị tích cực trong việc góp phần giải cứu nông sản cho nông dân.

Thực hiện yêu cầu này, trước hết, báo chí cần phải đăng tải giải thích, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật, pháp lệnh của Quốc hội, các chủ trương, chính sách của Chính phủ, chương trình hành động của các cấp, các ngành, các đơn vị thực hiện nghị quyết của Đảng liên quan đến nông nghiệp mà trực tiếp là vấn đề nông sản. Điều rất quan trọng là báo chí phải bám sát thực tiễn, để phản ánh q trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường trong quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm ngăn chặn những vấn đề có yếu tố tiềm ẩn, cảnh báo nguy cơ trước khi hậu quả xảy ra. Chẳng hạn như việc bà con nông dân của một địa phương hay một vùng bất ngờ đầu từ lớn vào lĩnh vực mới của nông nghiệp, phá vỡ quy hoạch hay khả năng được mùa lớn trên diện rộng do các yếu tố khách quan nào đó…

Thứ ba, báo chí cần trở thành cầu nối thơng tin đa chiều giữa các bên.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các phương tiện truyền thơng đại chúng có tác động vơ cùng to lớn đến đời sống xã hội. Khả năng thông tin nhiều chiều, tác động trực tiếp và đồng thời đến đại bộ phận công chúng trong xã hội, tạo thành dư luận xã hội dẫn đến thay đổi hành vi. Không chỉ có vậy, truyền thơng đại chúng hiện nay còn là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu nhất của Nhà nước, các tổ chức đồn thể chính trị xã hội. Tác động của nó khơng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thơng tin mà cịn là kênh truyền tải những tri thức khoa học, cung cấp những dịch vụ giải trí vơ cùng hấp dẫn.

Đồng thời, báo chí cũng là kênh thơng tin phát hiện ra nhân tố mới, kinh nghiệm hay nhằm nhân rộng những điển hình tiên tiến, cổ vũ phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

Song song với việc phát hiện nhân rộng các điển hình tiên tiến, báo chí cần phát hiện, đấu tranh kịp thời và kiên quyết với những biểu hiện tiêu cực trong q trình thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trên đây là những vai trị khái qt mà báo chí nói chung cần đảm nhận đối với việc phát triển nơng nghiệp. Báo in với tư cách là loại hình báo chí ra đời sớm, có truyền thống phát triển lâu năm, trong việc giải cứu nơng sản cho nơng dân, có thể nói, báo in nắm giữ một vai trị quan trọng mang tính quyết định. Trước hết, đây là diễn đàn của nhân dân (mà cụ thể là của nông dân), báo in cần tập hợp, phản ánh kịp thời các sáng tạo của quần chúng trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Và điều rất quan trọng là tập hợp phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nơng dân đối với từng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến nông sản Việt.

Với mức độ khác nhau, báo in cần phải tiến hành công tác lý luận. Để thực hiện yêu cầu này, báo in không chỉ truyền bá các quan điểm lý luận trong

các Nghị quyết của Đảng mà báo chí cịn phải đi sâu tham gia tổng kết thực tiễn, đóng góp tích cực trong việc hồn thiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Tích cực đóng góp vào q trình giữ vững và tăng cường ổn định kinh tế, xã hội. Phát triển nơng sản cho nơng dân góp phần xây dựng bền vững NN-NT là vấn đề có vị trí và vai trò quan trọng chiến lược trong quá trình CNH-HĐH. Đối với đất nước nông nghiệp, đại bộ phận dân cư sống ở nơng thơn như Việt Nam thì vấn đề đó càng trở nên cấp thiết.

Nông nghiệp – nông dân – nông thôn luôn là vấn đề mới và mở nhưng cũng đầy khó khăn phức tạp; tuyên truyền hiệu quả về nội dung này trên báo in như thế nào địi hỏi các cơ quan báo chí truyền thơng, nhà báo cần phải nỗ lực hơn mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng.

Những năm qua báo chí nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt, tạo được diện mạo mới trong báo chí xu thế hiện đại và hội nhập.Báo chí thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng giữa nông dân với Đảng – Nhà nước – Doanh nghiệp. Vượt lên những khó khăn chung của hệ thống báo chí truyền thơng. Tất cả các báo đều nỗ lực tự chủ về tài chính, hoạt động đạt nhiều thành tựu to lớn, từng bước tạo dựng được thương hiệu, bản sắc riêng để lại dấu ấn trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với vấn đề giải cứu nông sảncho nông dân (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)