Nội dung chính thể hiện của các bài báo khảo sát về đề tài giải cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với vấn đề giải cứu nông sảncho nông dân (Trang 51 - 68)

7. Bố cục luận văn

2.2. Thực trạng vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân trên báo Nhân

2.2.2. Nội dung chính thể hiện của các bài báo khảo sát về đề tài giải cứu

khác như: chuối, hành, dưa hấu, củ cải (chỉ có 5 bài/tổng số 77 bài viết)

- Thực trạng đời sống của nông dân, bộ mặt của nông thôn trong những ngày cần giải cứu nông sản .

- Phân tích nguyên nhân và nêu vấn đề để các ban ngành hữu quan có giải pháp chiến lược cho người nông dân trong việc nuôi, trồng và tiêu thụ nơng sản.

Như vậy, có thể thấy trong thời gian khảo sát (3/2017 đến 3/2018) có 5 vụ việc giải cứu nông sản lớn: thịt lợn, dưa hấu, chuối, củ cải, một số loại rau xanh khác và một số vụ việc khác… trong đó lớn nhất là giải cứu thịt lợn (90% nội dung các bài báo đề cập đến giải cứu thịt lợn). Để hiểu rõ hơn về thực trạng GCNS của các tờ báo đang khảo sát, tác giả sẽ phân tích cụ thể nội dung và hình thức của các bài báo trong các phần tiếp theo của chương 2.

2.2.2. Nội dung chính thể hiện của các bài báo khảo sát về đề tài giải cứu giải cứu

Thứ nhất, thơng tin diễn biến tình hình các mặt hàng cần giải cứu

Trong loạt bài giải cứu nơng sản, có lẽ giải cứu thịt lợn là nội dung được đề cập nổi bật nhất trên mặt báo. Giá thịt lợn chạm đáy , thịt lợn giảm kỷ lục trong 10 năm, giải cứu thịt lợn… là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong khoảng thời gian từ tháng 10/2016 đến 2018, khi đề cập đến cuộc đại khủng hoảng của ngành chăn nuôi lợn.

Cơn bão giá lợn bắt đầu từ tháng 10/2016. Vào thời điểm ấy, thay vì tăng giá theo quy luật thị trường do cận kề Tết Nguyên Đán, giá thịt lợn lại bắt đầu chu kỳ giảm giá. Càng cận Tết, giá thịt lợn hơi càng giảm, ở nhiều nơi như Vĩnh Phúc, Nam Định, Quảng Trị, Đồng Nai… chỉ cịn 25.000-30.000 đồng/kg, người chăn ni bắt đầu rơi vào cảnh thua lỗ nặng.

Cơn bão giá bắt đầu tăng cấp độ từ sau Tết, khiến chăn nuôi lợn rơi vào cuộc đại khủng hoảng do nguồn cung dư thừa. Nhất là vào đầu tháng 4,

khi "cơn bão giá" quét qua tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, kéo giá lợn giảm ở mức kỷ lục chỉ còn 15.000-17.000 đồng/kg. Lợn giống giảm giá theo, nhiều nơi còn "mua 1 tặng 1".

Mặc dù giá lợn đã giảm xuống mưc kỷ lục trong vòng 10 năm qua, nhưng đầu ra vẫn ách tắc, lợn đến ngày xuất chuồng không ai hỏi mua. Người chăn nuôi vét sạch tiền trong nhà, cắm sổ đỏ cũng không đủ tiền mua cám cho lợn ăn. Nhiều hộ chăn nuôi trắng tay hoặc lâm cảnh nợ nần. Con số này lên tới 1.500 tỷ đồng , khi người dân bán tổng số 1,6 triệu con lợn từ 10/2016 đến cuối 4/2017.

Cũng may, sau một thời gian giảm xuyên đáy, giá lợn đầu tháng 5 bắt đầu nhích nhẹ rồi vọt tăng lên 35.000 đồng/kg. Người chăn nuôi cả nước thở phào nhẹ nhõm khi lợn xuất chuồng đã hồ gốc, khơng cịn chịu cảnh thua lỗ. Sang đến tháng 7, "cơn bão tăng giá" thực sự đổ bộ. Lúc này, giá lợn tại các địa phương tăng từng ngày từng giờ. Tại các tỉnh như Hưng Yên, Thái ình, Hà Nam,... giá lợn lên 42.000 đồng/kg, có nơi tăng lên 45.000 đồng/kg.

Đỉnh điểm của "cơn bão tăng giá" lần này là 47.000 đồng/kg lợn hơi hồi giữa tháng 7/2017. Tuy nhiên, đà tăng giá nhanh chóng chấm dưt bởi tới cuối tháng đó, giá thịt lợn lại quay đầu giảm. giá thịt lợn hơi có xu hướng giảm do nguồn cung trên thị trường vẫn rất dồi dào, trong khi đó xuất khẩu theo đường chính ngạch và tiểu ngạch đều chưa có dấu hiệu khả quan. Theo đó, giá lợn hơi tại nhiều tỉnh ở vùng Đông Nam ộ và Đ SCL và một số tỉnh phía Bắc giảm 2.000-5.000 đồng/kg xuống cịn 30.000-32.000 đồng/kg.

Bộ NN-PTNT cũng đưa ra hàng loạt giải pháp như: giảm chi phí đầu vào; hỗ trợ tài chính, tín dụng; hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn,... và yêu cầu các địa phương cần kiểm soát việc tăng đàn, tái đàn. Song, lúc bấy giờ, chiến dịch kêu gọi "giải cứu lợn" thông qua việc tăng tiêu thụ mặt hàng này được quan tâm nhất. Bộ NN-PTNT liên tục tổ chức các cuộc họp khẩn, gửi công văn "cầu cứu" Thủ tướng, gửi công văn hoả tốc kêu gọi các ban

ngành, đoàn thể, người tiêu dùng cả nước ưu tiên ăn thịt lợn để giúp đỡ người chăn ni vượt qua giai đoạn khó khăn.

Thậm chí, những ngày cuối cùng của tháng 4/2017, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Xn Cường cịn đích thân đi tới tận cơ sở để kêu gọi doanh nghiệp ủng hộ người chăn nuôi bằng cách tăng cường khẩu phần thịt lợn trong bữa ăn của cán bộ công nhân viên.

Hưởng ứng lời kêu gọi, các bộ ngành, đoàn thể, địa phương đồng loạt vào cuộc. Nhiều điểm bán thịt lợn bình ổn được mở ra giúp người tiêu dùng được ăn thịt giá rẻ, cịn người chăn ni cũng có thể bớt thua lỗ. Trên khắp cả nước, lò mổ được lập khắp nơi, cứ vài nhà chung nhau đụng một con lợn, thịt lợn mua ủng bộ bà con chăn nuôi được chế biến thành đủ các món, cấp đơng đầy tủ lạnh.

Trên báo chí, xuất hiện hàng loạt bài viết hốn đón vì heo bất ngờ chết hoàng loạt ở Nha Trang , Giải cứu thịt lợn, Bộ Công an tiêu thụ vượt chỉ tiêu 480 tấn , Xuất khẩu heo sang Campuchia ‘giải cứu’ người chăn nuôi , Cơng an Tây Ninh khuyến khích cán bộ sử dụng thicjt heo hàng ngày , 3 tháng giải cứu lợn giúp người chăn nuôi giảm thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng ,…

Thứ hai, thực trạng đời sống của nông dân, bộ mặt của nông thôn trong

những ngày cần giải cứu nông sản.

Đây là một trong những nội dung nổi bật của ba tờ báo. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến thông tin các mặt hàng cần giải cứu, nhưng nội dung các bài viết phản ánh chân thực đời sống của người nông dân cũng tác động không nhỏ đến sự quan tâm của các nguồn lực xã hội. Bài viết “Người nuôi heo bán đất trả

nợ, cầm cố sổ đỏ” của tác giả Nhật Vy đăng trên báo Nông Nghiệp Việt Nam

số 5270, ngày 14/04/2017 đã chỉ ra thực trạng đau xót của một số bộ phận người nông dân ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Đời sống của người chăn nuôi trở nên điêu đứng khi giá lợn giảm mạnh, tính sơ sơ lỗ nặng

trên 1 triệu đồng/con lợn bán ra. Với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ rõ ràng không thể cầm cự mà buộc phải treo chuồng, còn đối với các hộ chăn ni lớn thì việc phải cầm cố sổ đỏ, bán đất để trả nợ là điều không thể tránh khỏi. Biển quảng cáo bán đất treo đầy đường vào các xã có trại chăn ni. Các trại chăn ni rao bán đất chủ yếu để trả nợ do thua lỗ vì giá heo xuống thấp, kéo dài. Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nguyên nhân khiến giá heo giảm manh thời gian qua cũng khơng có gì mới, chủ yếu vẫn là do heo khó xuất sang Trung Quốc. Thơng thường, ở địa phương mỗi ngày xuất khẩu khoảng 7 - 10 ngàn con, nhưng nay chỉ còn 1.000 con/ngày. Trong khi, heo mỡ (loại từ 100kg trở lên) vốn được thị trường Trung Quốc ưa thích thì rất khó tiêu thụ ở thị trường trong nước. Điều này dẫn đến nguồn cung heo thêm dư thừa khiến giá bán sụt giảm. Các biện pháp giải cứu cũng được Bộ, ban, ngành triển khai, tuy nhiên việc xúc tiến mới chỉ dừng ở mức khảo sát, chưa được triển khai thực hiện. Người chăn nuôi đứng trên bờ vực phá sản. Các hộ nhỏ lẻ thì khơng cịn sức giữ đàn, các trại nuôi quy mô lớn khơng chỉ phá sản mà cịn trở thành con nợ của ngân hàng và các đại lý cám. Bài viết đã nêu lên một thực trạng đau lòng của người chăn ni heo ở Đồng Nai, việc đó giúp cho người đọc hình dung rõ ràng, chân thực về những khó khăn mà người chăn ni đang đối mặt. Tuy nhiên, thông tin, số liệu của bài viết đưa ra chưa thực sự tác động đến bạn đọc. Thay vì chỉ nêu chung chung là hộ chăn ni nhỏ lẻ, trang trại lớn, tác giả có thể lập bảng thống kê chi tiết bao nhiêu hộ nhỏ lẻ, số nợ mà một số trang trại lớn đang nợ là bao nhiêu. Đồng thời, đưa ra các chi tiết để thể hiện một thực trạng đau đớn nhức nhối của người nông dân là đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi để thốt khỏi đói nghèo, bây giờ nghèo thì chưa thốt được mà lại trở thành con nợ. Hiện tại, chuyện này chưa có giải pháp. Người chăn ni thực sự bế tắc.

Cùng chủ đề và lựa chọn Đồng Nai là địa phương thực tiễn, bài viết

“Về nơi nơng dân “khóc” vì ni heo” của tác giả Cao Tân đăng trên số đặc

chăn nuôi, bán trại là kết quả của việc chăn nuôi theo phong trào. Chưa khi nào người chăn nuôi gặp cảnh thê thảm như vậy. Để duy trì đàn và thanh tốn vốn vay, người nông dân đã làm mọi cách nhưng thực sự chưa thể tháo gỡ khó khăn. Họ chỉ cịn biết hi vọng, trơng chờ vào các cơ quan chức năng sớm có chính sách hỗ trợ vốn vay, gia hạn nợ để người chăn ni vượt qua đợt khó khăn. Mong là vậy, nhưng gười chăn nuôi lợn hiểu rằng, giãn nợ, tiếp tục cho vay vốn chỉ là biện pháp trước mắt. Họ thực sự mong mỏi một kế hoạch dài hơi để ổn định sản xuất nhưng lúc này dẫu nghe nhiều về quy hoạch tổng đàn gắn với thị trường tiêu thụ, với họ vẫn là khái niệm rất xa vời. Bên cạnh việc phản ánh thực trạng điêu đứng của người chăn nuôi heo, bài báo còn chỉ ra vấn đề có tính cốt lỗi là với thói quen canh tác, nuôi trồng kiểu cũ. Những mức giá hời ngắn hạn vẫn khiến người nông dân bỏ qua những cảnh báo, thậm chí qn cả cái giá đắt mình từng trả để lại hối hả vay vốn, gây dựng với mong mỏi lợi nhuận sẽ theo về. ài báo đặt ra câu hỏi: Làm gì để chấm dứt

tình trạng nơng dân sản xuất tự phát, cảm tính? Trả lời câu hỏi này, có lẽ

khơng phải chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý, doanh nghiệp trong việc kiến tạo thị trường bền vững mà chính nơng dân phải ý thức rõ vị trí của mình trong chuỗi sản xuất, cần học hỏi cách nghiên cứu nhu cầu thị trường trước khi bắt tay vào sản xuất. Người nông dân phải thực sự làm chủ những gì mình sản xuất ra, chứ không chỉ sản xuất ra những sản phẩm nơng sản ln trong tình trạng cần giải cứu .

Phóng sự “Nơng thơn thời giải cứu” (bài 1 Vịt gà “ngậm” sổ đỏ) của Dương Đình Tường đăng trên số 5306 báo Nông Nghiệp Việt Nam (05/06/2017) đã phản ánh thực trạng khốn khó của người nơng dân Hải Dương: lợn sập giá, vải thiều mất mùa, dưa lê thất thu, trứng rẻ mạt, cá mú

ế ẩm, vịt, gà, thóc lúa đều ngoi ngóp ở mức dưới giá thành. Phận người thời loạn giá tựa như cánh bèo dập dềnh trên muôn đầu ngọn sóng…” Bài báo lấy

Bình Giang, Hải Dương để khắc họa bức tranh ảm đạm của nông thôn mùa giải cứu. Hơn 20 năm chăn nuôi bà hơi chưa từng chứng kiến giá vịt lại rẻ đến thế (18.000đ/kg trong khi hịa vốn ít nhất cũng là 28.000đ/kg . Vì sợ dừng lại nếu vịt tăng giá thì tiếc nên cứ cố mãi, tay nóng đổ tay nguội vay chỗ nọ đập chỗ kia. Trước giá cịn cao thì cịn mua cám chịu được, bây giờ đại lý cũng trong tình trạng mấp mé bờ phá sản. Hay trường hợp của anh Lê Văn Sơn xã Nam Tân, huyện Nam Sách. Gia đình anh có đàn gà một vạn rưỡi con mổ âm vào vốn ngày 2 triệu đồng, vị chi nửa năm đã lỗ hơn 300 triệu. Nếu người ni lợn gặp cảnh hạ giá cịn có thể bớt khẩu phần cám cò thay thế bằng rau, bằng bèo còn gà sinh sản hễ bớt cái là dừng đẻ. Bài báo góp phần cho bạn đọc nhìn thấy một mảnh ghép khác của bức tranh chăn nuôi mùa trượt giá.

Ngồi ra, có thể kể đến một số bài như: “Lợn bị cắt bữa vì giá rẻ”

đăng trên báo Nông Nghiệp Việt Nam (số 5269, 13/04/2017), bài báo đã có một góc nhìn khơng chỉ đáng thương cho người chăn ni mà thật xót cho đàn lợn vào mùa rớt giá. Thay vì được chăm chút từng bữa ăn, thì giờ đây do giá lợn liên tục bị sụt giảm trong khi nhiều đàn lợn quá lứa mà chưa thể xuất chuồng buộc nhiều trang trại, chủ hộ chăn nuôi phải cắt lỗ bằng cách cắt giảm khẩu phần ăn của lợn, từ cắt giảm số bữa ăn, đến cắt giảm lượng thức ăn, đàn lợn gần như chỉ duy trì bữa ăn để khơng bị chết đói. Theo số liệu của bài báo, kể từ khi giá lợn giảm xuống dưới 25.000đ/kg hơi thì nhiều chủ trại trong vùng đã tự động giảm từ 3 bữa/ngày xuống còn 2 bữa, thậm chí cho đàn lợn ăn tạm bợ như băm cây chuối, bèo trộn lẫn cám cho qua ngày. Hiện tại, tính tốn sơ bộ của các hộ chăn nuôi, hiện mỗi đầu lợn đạt trọng lượng trên 100kg, chủ hộ bị lỗ từ 1,8 – 2 triệu đồng do giá thấp mà vẫn không bán tống tháo được.

Về nội dung phản ánh thực trạng đời sống của người chăn nuôi trong những ngày chờ đợi giải cứu , không thể khơng nhắc tới phóng sự Làng

Dương Đình Tường (số 5297 23/05/2017) báo Nông Nghiệp Việt Nam. Phóng sự mở đầu với chi tiết đau xót: tin đồn về chuyện người này treo cổ trong chuồng lợn, người kia uống thuốc độc tự tử vì ni lợn thua lỗ. Chuyện tự tử có thể chỉ là tin đồn nhưng nó hé lộ một phần xám xịt của những người chăn nuôi tự phát đang bị dìm ngập. Những câu văn miêu tả chân thực đầy ám ảnh đã để lại trong lòng người đọc những khắc khoải: “Trong giấc mơ của

những người nuôi lợn mấy tháng nay là cuốn sổ ghi nợ của chủ đại lý cám cò, là đàn lợn gầy trơ xương, long xù lên kêu réo vì đói, là đàn lợn mới đẻ bị chôn sống dưới các hố rắc đầy vơi hay bị bỏ ngồi đê cho những ai tùy ý nhặt…”. ài báo đã thể hiện tốt nội dung thông điệp bằng việc sử dụng các

chi tiết đắt giá cùng với ngôn ngữ miêu tả chân thực, đã lột tả đầy đủ những khó khăn khắc nghiệt mà người chăn nuôi đang phải đối diện trong khi chờ đợi giải cứu.

Thực trạng bộ mặt đời sống nông thôn không những được phản ánh ở tình cảnh điêu đứng của người nơng dân, mà cịn ở thực trạng đáng quan ngại như bài báo Trung gian “ăn dày” đại lý ngắc ngoải! của Nhật Vy đăng tải trên báo Nông Nghiệp Việt Nam). Giá heo giảm trong thời gian dài không chỉ khiến người nuôi lao đao mà kéo theo nhiều đại lý thức ăn chăn nuôi cũng đổ nợ. Thực tế cho thấy, lâu nay giữa các đại lý và người chăn ni vẫn duy trì kiểu bán hàng mua trước trả sau. Theo đó, các đại lý sẽ cung cấp thức ăn cho người nuôi, đến khi bán được heo người ni sẽ thanh tốn tiền. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng giá heo kéo dài làm người chăn nuôi gần như cạn kiệt nguồn vốn, nên việc trả nợ cho các đại lý thức ăn cùng đóng băng ln. Trong khi người bán hàng trả chậm gối đầu cho người chăn nuôi nhưng khi nhập hàng của các cơng ty, có những thời điểm phải vay ngân hàng tiền tỷ. Chính áp lực trả lãi ngân hàng gay gắt khiến việc kinh doanh của nhiều đại lý đang rơi vào cảnh mua bán cầm chừng và có nguy cơ phá sản. Bài báo, đã góp phần phản ánh thực trạng hoạt động chăn nuôi trong mùa giải cứu . Tuy

nhiên, với tiêu đề “Trung gian “ăn dày” đại lý ngắc ngoải” thì bài báo rất dễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với vấn đề giải cứu nông sảncho nông dân (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)